010-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy11-1-2020
ĐỨCMINH
S
áng 10-1, tiếp tục phiên họp
thứ 41, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội (QH) đã cho ý kiến
về một số vấn đề lớn của Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật
Giám định tư pháp.
Báo cáo trước Ủy ban Thường vụ
QH, Chủ nhiệmỦy ban Tư pháp Lê
Thị Nga cho hay một trong những
vấn đề còn ý kiến khác nhau liên
quan đến việc bổ sung chức năng
giám định tư pháp cho VKSND
Tối cao. Cụ thể, dự thảo luật quy
định bổ sung Phòng giám định
kỹ thuật hình sự thuộc VKSND
Tối cao để tăng cường năng lực
cho cơ quan điều tra (CQĐT) của
VKSND Tối cao trong điều tra,
phòng, chống tham nhũng trong
hoạt động tư pháp.
Nhiều ý kiến ủng hộ
dự luật
Theo bà Nga, ý kiến ủng hộ đề
xuất của Chính phủ về việc bổ sung
chức năng giám định tư pháp cho
VKSND Tối cao lập luận việc này
là cần thiết, nhằm đáp ứng kịp thời
nhu cầu ngày càng tăng trong việc
giám định về âm thanh, hình ảnh
từ các dữ liệu điện tử. Đáng chú ý,
từ ngày 1-1-2020, các cơ quan tố
tụng sẽ thực hiện ghi âm, ghi hình
có âm thanh việc hỏi cung bị can
trên toàn quốc.
Một số ý kiến của Thường trực
Ủy ban Tư pháp và các cơ quan
như Bộ Tư pháp, VKSND Tối
cao tán thành với quy định của dự
thảo luật. Chính phủ cũng chưa
có ý kiến khác với quan điểm khi
trình QH.
Tại phiên họp, Phó Viện trưởng
VKSND Tối cao Bùi Mạnh Cường
cho biết VKSND Tối cao đã có
Phòng kỹ thuật hình sự, nay chỉ
bổ sung nhiệm vụ giám định âm
thanh, hình ảnh. Về lý thuyết,
việc giám định âm thanh, hình
ảnh đã có cơ quan giám định
của Bộ Quốc phòng và Bộ Công
an thực hiện. Tuy nhiên, thực tế
hiện nay chỉ có Bộ Công an thực
hiện việc này.
Ông Cường cũng nêu vướng mắc
khi những vụ việc cơ quan giámđịnh
tư pháp của Bộ Công an thực hiện
bị khiếu nại, VKS gửi yêu cầu giám
định sang Bộ Quốc phòng nhưng
không được đáp ứng. VKSND
Tối cao đã gửi công văn đề nghị
Bộ Quốc phòng bổ sung nhiệm vụ
này cho cơ quan giám định của Bộ
Quốc phòng, tuy nhiên tới nay vẫn
chưa bổ sung.
“Một số lĩnh vực hiện nay chỉ có
một cơ quan giám định duy nhất là
Bộ Công an” - ông Cường cho rằng
điều này là không khách quan và
nhấn mạnh việc bổ sung chức năng
giám định tư pháp cho VKS là đúng
quy định của pháp luật và phù hợp
với thực tiễn.
Nhưng Bộ Công an
không đồng tình
Trong khi đó, các ý kiến không
đồng tình cho rằng VKS vừa thực
hiện quyền công tố, kiểm sát hoạt
động tư pháp vừa trực tiếp thực
hiện giám định sẽ không đảm bảo
tính khách quan, chưa kể bổ sung
chức năng này sẽ làm phát sinh bộ
máy, biên chế.
Cũng theo bà Nga, nhiều ý kiến
trong Thường trực Ủy ban Tư pháp
và các cơ quan hữu quan, trong đó
có Bộ Công an, cho rằng đây là
vấn đề mới, đòi hỏi nguồn nhân
lực có trình độ chuyên sâu, phải
đầu tư khoản kinh phí lớn và đồng
bộ về trang thiết bị. Do vậy, Chính
phủ cần đánh giá kỹ tác động của
quy định này.
Thứ trưởng Bộ Công an, Thượng
tướng Lê Quý Vương khẳng định
bộ này không đồng tình với đề xuất
nói trên. Ông Vương cho rằng nội
dung này mới phát sinh, bởi dự
thảo ngay từ đầu không có quy định
này. Ông cho rằng hiện cơ quan Bộ
Công an và Bộ Quốc phòng đều có
chức năng này.
Thực tế từ năm2012 đến nay, Viện
Khoa học hình sự (Bộ Công an) đã
tiếp nhận 42 vụ trưng cầu giám định
âm thanh, 18 vụ giám định kỹ thuật
số, điện tử, về cơ bản đáp ứng yêu
cầu và phục vụ chung cho công tác
điều tra. Theo ông Vương, con số
này là không nhiều và cũng chưa
xảy ra vấn đề gì.•
Đề xuất VKS Tối cao
đượcgiámđịnhtưpháp
Đề xuất bổ sung chức năng giámđịnh tư pháp cho VKSND
Tối cao nhận được nhiều sự ủng hộ nhưng cũng không ít ý kiến
phản đối, trong đó có Bộ Công an.
Chủ nhiệmỦy ban Tư pháp Lê Thị Nga phát biểu tại phiên họp. Ảnh: HỒNGHẢI
Một số ý kiến cho rằng
VKS vừa thực hiện
quyền công tố, kiểm sát
hoạt động tư pháp vừa
trực tiếp thực hiện giám
định sẽ không đảm bảo
tính khách quan.
“Đây chỉ là ý kiến của Bộ Công an”
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thông tin Chính phủ đồng ý với
đề xuất của VKSND Tối cao vì trong cơ cấu tổ chức của VKS đã có Phòng
kỹ thuật hình sự, nay chỉ giao thêm việc.
Cũng theo bộ trưởng Bộ Tư pháp, ngay từ đầu Bộ Công an thể hiện
quan điểm không đồng ý. Tuy nhiên, đây chỉ là ý kiến của Bộ Công an.
Còn quan điểm của Chính phủ thể hiện theo ý kiến của đa số các thành
viên Chính phủ như dự thảo trình ra QH.
Băn khoăn về việc này, Phó Chủ tịch QHUông Chu Lưu cho hay Ủy ban
ThườngvụQHcónhậnđược vănbản củaĐảngủyCônganTrungương thể
hiện không đồng tình với việc bổ sung nhiệm vụ này choVKSNDTối cao.
Trong khi đó, Đảng ủy Công an Trung ương có Thủ tướng là thành viên.
Phó chủ tịch QH sau đó đề nghị Chính phủ cần có ý kiến chính thức,
đồng thời đề nghị nêu cả hai phương án để QH thảo luận.
Vũ“nhôm”mong tòa thacho
14cựulãnhđạoĐàNẵng
Đại diện VKS đề nghị HĐXX xemxét miễn
trách nhiệmhình sự cho nhiều bị cáo.
Ngày 10-1, TAND TP
Hà Nội tiếp tục xét xử
Phan Văn Anh Vũ cùng
20 bị cáo trong vụ án thâu
tóm nhà, đất công sản và
dự án bất động sản trên địa
bàn TP Đà Nẵng.
“Riêng bị cáo Phan
Văn Anh Vũ cần
xử lý nghiêm”
Diễn biến đáng chú ý
nhất là phần tranh luận của
đại diện VKS khi đề nghị
HĐXX xem xét miễn trách
nhiệm hình sự cho nhiều bị
cáo. Theo VKS, qua tranh tụng, VKS cho rằng có thể miễn
trách nhiệm hình sự cho các bị cáo Nguyễn Văn Cán (cựu
chánh văn phòng UBND TP), Nguyễn Quang Thành (giám
đốc Công ty TNHH Minh Hưng Phát) và Phan Minh Cương
(tổng giám đốc Công ty CP Xây dựng 79, giám đốc Công ty
TNHH I.V.C).
VKS cũng đề nghị HĐXX xem xét giảm bớt một phần
hình phạt đối với các bị cáo Trần Phi (cựu tổng giám đốc
Công ty CP Xuất nhập khẩu Đà Nẵng), Phan Ngọc Thạch
(cựu giám đốc Công ty CP Du lịch Đà Nẵng), Lê Anh
Tuấn (chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc Công ty CP Cung
ứng tàu biển Đà Nẵng), Huỳnh Tấn Lộc (cựu giám đốc
Công ty CP Công nghệ phẩm Đà Nẵng) và Nguyễn Ngọc
Tuấn (cựu phó chủ tịch UBND TP).
“Riêng bị cáo Phan Văn Anh Vũ cần xử lý nghiêm” - kiểm
sát viên nhấn mạnh.
Đáng chú ý, VKS còn đề nghị HĐXX ghi nhận nhiều
thông tin, trong đó có tài liệu liên quan đến Bộ Chính trị mà
bị cáo Trần Văn Minh (cựu chủ tịch UBND TP Đà Nẵng)
trình bày tại tòa. VKS nhấn mạnh ông Minh phải chịu trách
nhiệm với những thông tin này; CQĐT và VKS trong quá
trình điều tra chưa có điều kiện tiếp cận.
“Bị cáo thực hiện theo chủ trương
của tập thể…”
Sau khi đại diện VKS đối đáp, HĐXX tuyên bố kết thúc
phần tranh luận, cho phép các bị cáo nói lời sau cùng trước
khi tòa nghị án.
Ông Trần Văn Minh gửi lời cám ơn HĐXX đã tạo điều
kiện cho mình được trình bày các suy nghĩ tại tòa. Ông
mong HĐXX quan tâm việc các đơn vị tham mưu với tinh
thần thực hiện theo những chủ trương của tập thể Thường
vụ, HĐND, UBND; đặc biệt là những chủ trương đã được
Bộ Chính trị xem xét.
Bị cáo khẳng định bản chất vụ án không phải động cơ
cá nhân, cũng không phải tham nhũng mà mang yếu tố
trong quá trình điều hành quản lý. “Bản thân tôi trong quá
trình công tác cũng có sự đóng góp với TP Đà Nẵng. Mong
HĐXX ghi nhận” - ông Minh nói.
Tương tự, bị cáo Văn Hữu Chiến cho rằng vụ án này có
22 nhà, đất công sản và bảy dự án bất động sản, hầu hết nằm
trong giai đoạn bị cáo làm phó chủ tịch, chỉ có hai nhà ở thời
kỳ làm chủ tịch. Trong đó, một nhà làm đúng quy định, còn
một nhà là theo ý kiến của Bộ Công an.
Ông Chiến nhấn mạnh bản thân đã cố gắng hết mình,
làm theo sự phân công của UBND, làm hết nhiệm vụ để
Đà Nẵng phát triển từ một TP trực thuộc tỉnh lên trực
thuộc trung ương, hoàn toàn không vì động cơ cá nhân
hay lợi ích nhóm nào. Bị cáo mong HĐXX xem xét, chiếu
cố để có bản án hợp lý, hợp tình…
Trong khi đó, Phan Văn Anh Vũ mong HĐXX tha cho 14
lãnh đạo TP Đà Nẵng. Theo Vũ, những người này không
hoàn toàn có sai phạm và cũng vì sự phát triển của TP, không
hề câu kết, móc ngoặc với bị cáo để gây ra thiệt hại hơn
22.000 tỉ đồng. “Đó là điều người dân Đà Nẵng đều biết
và tôi mong muốn nhất” - Vũ nói. Về phần mình, Vũ mong
HĐXX xem xét và đưa ra bản án đúng pháp luật.
HĐXX cho biết sẽ ghi nhận tất cả ý kiến của bị cáo,
luật sư, kiểm sát viên để xem xét trong quá trình nghị án.
Phiên tòa tạm nghỉ và làm việc trở lại vào 14 giờ ngày 13-1
tới đây.
TUYẾN PHAN
Phan VănAnh Vũ tại tòa.
Ảnh: TTXVN
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook