057-2020 - page 14

14
Bạn đọc -
ThứBa17-3-2020
lại chìa khóa là rất nguy
hiểm” - anh Tiến chia sẻ.
Không chỉ trường hợp
nhận lại chìa khóa, anh và
đồng đội từng gặp rất nhiều
tình huống người dân cần sự
hỗ trợ, giúp đỡ của công an
như đi đêm về có người lạ
theo sau, đêm hôm sợ gặp
cướp… thì người dân gọi
điện thoại hoặc chạy vào trụ
sở công an nhờ đi về cùng.
“Có trường hợp người dân
đi làm về nhà lúc gần nửa
đêm, phát hiện có người lạ
theo sau, biểu hiện cứ lấm
la lấm lét.
Đường từ đó về tới nhà
người này chỉ còn khoảng
2 km nữa, qua cầu Tham
Lương là tới rồi. Vì lo lắng
nên người dân mới tấp vào
trụ sở công an phường nhờ
công an và dân phòng hỗ trợ
đi về cùng. Ngày xưa Bến
xe An Sương cũ nằm ở mũi
tàu Cộng Hòa. Anh em cũng
phân công người hỗ trợ đi
cùng người dân về tới nhà
an toàn” - anh Tiến kể.
Trường hợp khác anh và
đồng đội hay nhận những
cuộc gọi từ người dân khi
đêm hôm ngủ dậy phát hiện
có người lạ lảng vảng trước
nhà rất đáng nghi. Công an
phường cử người xuống,
nhiều vụ bắt được trộm.
Lưu số điện thoại
công an khu vực
“Tóm lại, an toàn người
dân phải được đặt lên hàng
đầu. Khi có căn cứ rằng
người dân đang hoặc sẽ gặp
nguy hiểm, chắc chắn công
an sẽ giúp đỡ. Còn nếu là
tranh chấp dân sự, khi nắm
bắt vụ việc, tùy tình huống
cụ thể, chúng tôi cũng sẽ
hướng dẫn bà con có cách
ứng xử phù hợp” - Thiếu tá
Lưu Việt Tiến chia sẻ.
Một trinh sát hình sự chia
sẻ một kinh nghiệm khác:
Lưu số điện thoại của công
an khu vực sao cho dễ nhớ
nhất.
“Trong cuộc sống, rất
nhiều tình huống phát sinh
không lường trước được.
Người dân cần lưu số điện
thoại của công an khu vực,
công an phường ở vị trí dễ
nhìn thấy và phổ biến cho
các thành viên trong gia đình
biết và nhớ để nếu không
may gặp chuyện: trộm đột
nhập, cướp, hành hung gây
thương tích… Từ đó, cần
báo ngay cho công an kịp
thời nắm tình hình và can
thiệp” - trinh sát này nói.
Việc lưu số điện thoại như
trên còn nhằm tránh đụng
phải đối tượng giả công an
để lừa. Trước đó, báo chí đã
từng đăng rất nhiều trường
hợp người dân bị đối tượng
tội phạm giả công an để lừa
chiếm đoạt tài sản.•
NGUYỄNTRÀ
M
ới đây, mạng xã hội
lan truyền câu chuyện
chàng trai nhặt được
chìa khóa của một cô gái ở
Hà Nội, rồi hẹn trả lại tại địa
điểm Bờ Hồ khoảng 12 giờ
đêm. Do không dám đi một
mình, cô gái đã nhờ công
an giúp đỡ cùng đi nhận lại
chìa khóa. Hành động trên
của cô gái đã được rất nhiều
người đánh giá là tỉnh táo
và khôn khéo.
Những ứng xử
thông minh
Trước khi là cán bộ Đội
xây dựng phong trào an ninh
Tổ quốc của Công an quận
Tân Bình, TP.HCM, Thiếu
tá Lưu Việt Tiến từng nhiều
năm gắn bó với công việc
cảnh sát khu vực.
Thường xuyên tiếp xúc
với người dân địa phương,
việc nhận những cuộc gọi
bất kể ngày đêm với Thiếu
tá Tiến và nhiều đồng đội
khác giống như cơm bữa: Từ
chuyện hàng xóm đánh lộn
vì chó, mèo ị bậy tới chồng
say xỉn về nhà gây lộn với
vợ con lúc nửa đêm…
Đánh giá về hành động
cô gái nhờ công an đi cùng
nhận lại chìa khóa lúc nửa
đêm, anh chia sẻ cách ứng
xử của cô gái là đúng và rất
thông minh.
“Trường hợp này, công
an đi cùng để hỗ trợ bảo vệ
người dân, đồng thời tránh
phát sinh tình huống phạm
tội. Việc nhặt được của rơi
và trả lại đáng hoan nghênh,
tuy nhiên thời điểm đêm hôm
vậy, cô gái đi một mình nhận
Vì lo lắng nên người
dân mới tấp vào trụ
sở công an phường
nhờ công an và dân
phòng hỗ trợ kè đi
về cùng.
Thiếu táLưuViệt Tiếnchia sẻ kinhnghiệmchống trộmcắp, cướpgiật với người dân. Ảnh: NGUYỄNTRÀ
Ban đêm cần hỗ trợ,
cứ gọi công an
Từcâuchuyệncôgái nhờcôngancùngđi nhận lại chìakhóa lúcnửađêm,
nhiều bạn đọc đặt câu hỏi trong những trường hợp nào người dân
cần gọi điện thoại nhờ sự hỗ trợ của công an?
Hỏi giùm bạn
Người cách ly trong mùa dịch
được hưởng những chế độ gì?
Quy định hiện hành hỗ trợ tiền ăn theomức
40.000 đồng/ngày cho người bị cách ly y tế là
người thuộc hộ nghèo.
Những ngày gần đây, tình hình dịch COVID-19 tại
Việt Nam nóng trở lại và diễn biến rất phức tạp. Số
ca phải cách ly để theo dõi tiếp tục tăng lên, cho tôi
hỏi theo quy định pháp luật thì những trường hợp
cách ly như thế được hưởng những chế độ gì?
Bạn đọc
Đại Trần
(TP.HCM)
Luật sư
Lê Văn Bình
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
, trả lời:
Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì
người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch,
người mang mầm bệnh dịch, người tiếp xúc với tác
nhân gây bệnh dịch thuộc nhómA phải được cách ly.
Hình thức cách ly bao gồm cách ly tại nhà, tại cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh hoặc tại các cơ sở, địa điểm khác.
Cách ly y tế tại nhà áp dụng đối với người đang
lưu trú tại vùng có bệnh dịch, người xuất phát hoặc đi
qua vùng có bệnh dịch thuộc nhómA và một số bệnh
thuộc nhóm B; người tiếp xúc với người mắc bệnh
dịch thuộc nhómA và một số bệnh thuộc nhóm B.
Cách ly tại cơ sở y tế áp dụng đối với các trường
hợp đang khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế và
người mắc dịch bệnh thuộc nhómA và một số bệnh
thuộc nhóm B; người đang cách ly tại nhà nhưng có
dấu hiệu tiến triển thành mắc bệnh truyền nhiễm.
Bên cạnh đó, tại Điều 2 Thông tư 32/2012/TT-BTC
của Bộ Tài chính quy định những người đang áp dụng
biện pháp cách ly tại cơ sở y tế và tại các địa điểm
khác được hưởng các chế độ sau:
- Được miễn chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo
quy định hiện hành về giá dịch vụ khám bệnh, chữa
bệnh đối với cơ sở y tế công lập do cơ quan có thẩm
quyền ban hành.
- Được cấp không thu tiền: Nước uống, khăn mặt,
khẩu trang, nước dung dịch rửa tay, dung dịch sát
khuẩn miệng, bàn chải đánh răng, xà phòng tắm gội
và các vật dụng thiết yếu khác phục vụ nhu cầu sinh
hoạt trong những ngày cách ly y tế.
- Được miễn chi phí di chuyển từ nhà đến cơ sở cách
ly y tế hoặc từ cơ sở cách ly này đến cơ sở khác…
Ngoài ra, trường hợp người bị cách ly y tế là người
thuộc hộ nghèo theo quy định thì được hỗ trợ tiền ăn
theo mức 40.000 đồng/ngày trong thời gian cách ly
y tế. Với những trường hợp khác, chi phí tiền ăn do
người đang áp dụng biện pháp cách ly y tế tự chi trả.
Quy định của pháp luật là vậy, tuy nhiên từ đầu
mùa dịch COVID-19 đến nay, bên cạnh việc cho
người cách ly được hưởng các chế độ nêu trên thì các
địa phương đều chi trả tiền ăn đối với người bị cách
ly. Đây là một nỗ lực rất lớn của Nhà nước nhằm
chung sức đẩy lùi dịch bệnh.
ĐẶNG LÊ
Góc ảnh
Bãi rác giữa đô thị
Vỉa hè trên đường song hành xa lộ Hà Nội (đoạn
ngay góc cua rẽ phải sang đường Mai Chí Thọ),
phường An Phú, quận 2, TP.HCM có bãi rác trải dài
gần 100 m vừa nhếch nhác vừa chiếm đường người
đi bộ. Rác chủ yếu từ công trình xây dựng và một số
rác từ người đi đường vứt bừa bãi
(ảnh).
Mong cơ quan chức năng xử lý tình trạng nhếch
nhác này để trả lại vỉa hè cho người đi đường và giữ
gìn mỹ quan đô thị.
THÁI HOÀNG
Mới đây, mạng xã hội Facebook chia sẻmột
số đoạn clip ghi lại hình ảnh vụ việc một cô
gái bịmất chìa khóa và đượcmột người lạmặt
hẹn trả lại vào khoảng 12 giờ đêm. Thời điểm
đêm hôm, lại thân con gái, vì lo lắng nên cô
gái đã trình báo công an can thiệp và được
hỗ trợ, công an đã có mặt cùng cô gái khi đi
nhận lại chìa khóa.
Tuy nhiên, nam thanh niên, người trả lại
chiếc chìa khóa sau đó đã thể hiện thái độ
khó chịu khi cô gái gọi công an, trong khi anh
này đã được hẹn trao trả lại chìa khóa xe. Anh
chỉ trích cô gái không có niềm tin vào người
tốt, đồng thời cho rằng công an không được
hành xử như thế, không có thẩmquyền xử lý
vụ việc theo kiểu này.
Clip ngắn sau đó được chia sẻ rộng rãi trên
các hội nhóm fanpage, có nhóm lên tới gần
triệu lượt xem với hàng ngàn bình luận, đa
số đều ủng hộ cách làm của cô gái.
Dân mạng khen cô gái thông minh
Cô gái bị mất chìa khóa, đượcmột người
lạmặt hẹn gặp khoảng 12 giờ đêm
để trả lại tài sản. (Ảnh cắt từ clip)
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook