057-2020 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa17-3-2020
TP.HCM, than thở.
Theo LS Kim Tha, tiền ông thuê
mặt bằng để đặt nơi làm việc cho
công ty là 12 triệu đồng/tháng. Tính
cả các chi phí điện, nước, trả lương
cho nhân viên thì công ty luật của
ông phải tốn hơn 50 triệu đồng/
tháng. Trong khi đó không tính các
khách hàng, đối tác tư vấn thường
xuyên, bình thường Công ty Luật
TNHH Thành Văn mỗi tháng tiếp
nhận từ 40 đến 60 khách hàng mới.
Tuy nhiên, từ thời điểm dịch
COVID-9 diễn biến phức tạp, tòa
tạm ngưng xử thì công ty phải tạm
ngưng hoàn toàn việc nhận tư vấn,
tranh tụng đối với khách hàng mới.
Đối với các khách hàng cũ thì công
ty cũng không tiếp xúc trực tiếp
mà làm việc với nhau thông qua
các kênh Zalo, Facebook, email…
LS Kim Tha cho biết bản thân
vừa là lãnh đạo công ty vừa là LS
trực tiếp tranh tụng tại tòa nên khi
tòa tạm ngưng xét xử thì ông cũng
mất đi một nguồn thu nhập đáng kể.
Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng công
ty vẫn cam kết chất lượng phục vụ
tốt nhất cho những ai có nhu cầu tư
vấn pháp lý.
“Công ty có số hotline để khách
hàng có thể liên lạc bất cứ lúc nào.
Để cùng chung tay chống dịch với
xã hội thì công ty cũng đã cho nhân
viên và LS làm việc tại nhà đến hết
tháng 3. Mọi công việc được tiến
hành qua các kênh như email, Zalo,
Facebook; công ty cũng tiến hành
họp trực tuyến để giải quyết các vụ
việc phức tạp…” - LS KimTha nói.
Theo LS Nguyễn Đức Thắng
Ý, Giám đốc Công ty Luật TNHH
Bình Chánh, TP.HCM, hoạt động
của LS và các tổ chức hành nghề
LS thường gắn liền hoạt động với
các cơ quan tiến hành tố tụng, trong
đó có tòa án.
Do vậy, theo Chỉ thị số 02 thì các
LS không thể trực tiếp đến tòa nộp
hồ sơ các loại mà chỉ gửi qua đường
bưu chính hoặc qua cổng thông tin
điện tử của tòa án. Mặt khác, các
LS cũng phải tạm dừng các hoạt
động tham gia tố tụng để bảo vệ
cho khách hàng tại tòa án. Đây là
những ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động và nguồn thu nhập của LS.
Tạm ngưng hoạt động
ở chi nhánh
LS Nguyễn Văn Dũ, Trưởng Văn
phòng Luật sư Chuyên Chính, Đoàn
LS TP.HCM, cho biết: “Chúng tôi
thuê mặt bằng mở chi nhánh tại TP
Phan Thiết (Bình Thuận) mỗi tháng
4 triệu đồng. Nếu tính cả tiền điện,
nước, Internet, điện thoại cố định và
tiền thuê nhân viên thì mỗi ngày chi
nhánhmất khoảng 500.000 đồng…”.
Theo LS Dũ, do là mặt bằng nhỏ,
ở tỉnh và văn phòng có ít nhân viên
nên thiệt hại không lớn chứ nếu ở
các TP lớn, giá mặt bằng cao, đông
nhân viên thì thiệt hại sẽ lớn hơn rất
nhiều. Nhưng để chung tay phòng,
chống dịch, chi nhánh sẽ tạm dừng
mọi hoạt động như tiếp khách hàng,
dịch vụ soạn đơn, tư vấn pháp luật.
Vì mất các nguồn thu này nên đã
ảnh hưởng rõ đến doanh thu của chi
nhánh. Cũng vì không tiếp khách
nên chi nhánh cũng mất lượng
khách hàng tương lai có các nhu
cầu dịch vụ pháp lý như bào chữa,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
trong các vụ án, vụ việc.
Cũng theo LS Dũ, do dịch bệnh
diễn biến khó lường, để ngăn ngừa
sự lây lan, không chỉ ngành tòa án
mà ngành công an cũng hạn chế giải
quyết cho tiếp xúc giữa người bào
chữa với bị can, bị cáo đang bị tạm
NHÓMPV
T
rongbối cảnhđại dịchCOVID-19
đang diễn biến phức tạp và
ngày càng nguy hiểm thì hoạt
động nói chung của giới luật sư
(LS) cũng bị ảnh hưởng không
nhỏ. Đặc biệt, ngày 10-3 vừa qua,
chánh án TAND Tối cao ban hành
Chỉ thị số 02/2020 về việc tạm dừng
nhận đơn khởi kiện, các loại giấy
tờ khác tại trụ sở tòa án; tạm dừng
mở các phiên tòa, phiên họp… đến
hết tháng 3.
Doanh số giảm 50%
“Dù hoạt động rất khó khăn
nhưng buộc chúng tôi phải chấp
nhận vì đây là tình hình chung.
Doanh thu của công ty giảm 50%
và gây ra rất nhiều khó khăn” - LS
Kim Ron Tha, Giám đốc Công ty
Luật TNHH Thành Văn, Đoàn LS
Hình ảnh các văn phòng luật sư vào chiều 16-3. Ảnh: M.VƯƠNG
Giới luật sư
chống chọi
với đại dịch
COVID-19
Hoạt động của các luật sư và tổ chức
hành nghề luật sư bị ảnh hưởng khá nhiều
bởi đại dịch COVID-19 nhưng ai cũng
chấp nhận vì lợi ích chung.
giam. Thực tế này còn gây ra ảnh
hưởng mang tính phi vật chất, đó
là chất lượng bào chữa và việc bảo
vệ quyền lợi cho thân chủ.
Đối với việc tòa án tạm dừng các
hoạt động tiếp xúc trực tiếp thì một
số hoạt động của LS cũng sẽ bị ảnh
hưởng như thiếu chủ động trong việc
tiếp xúc hồ sơ vụ án, vụ việc tại tòa
án. LS còn thiếu chủ động trong việc
trao đổi với người tiến hành tố tụng
về hoạt động tố tụng, về chứng cứ
để giải quyết vụ án, vụ việc, một số
hoạt động tố tụng phải tạm dừng,
kéo dài thời hạn giải quyết.
“Tuy nhiên, chúng tôi hoàn toàn
ủng hộ Chỉ thị số 02 của ngành tòa
án. Chúng ta cùng có trách nhiệm
góp phần chung tay phòng, chống
dịch một cách tốt nhất, mỗi người
hãy chịu một ít thiệt hại để cùng cả
nước và thế giới vượt qua cơn đại
dịch trong thời gian sớm nhất có
thể” - LS Dũ trần tình.
LS Nguyễn Đức Thắng Ý thì chia
sẻ: “Tôi biết ngành tòa án ban hành
chỉ thị là nhằm bảo đảm cho việc
phòng, chống đại dịch và đảm bảo
sức khỏe cho các thành phần tham
gia tố tụng nên nói chung tôi thoải
mái khi tiếp nhận. Tuy không tiếp
xúc trực tiếp nhưng nếu khách hàng
có yêu cầu thì các LS sẽ tư vấn và
làm việc qua các phương thức như
email, điện thoại, tin nhắn. Thậm
chí nếu cần thiết, LS chúng tôi vẫn
trực tiếp gặp gỡ khách hàng để tư
vấn và cung cấp dịch vụ pháp lý”.•
Mọi hoạt động hầu như chững lại
Khi dịch COVID-19 xuất hiện, mọi hoạt động của văn phòng LS của tôi
hầu như đã chững lại, mặc dù đến thời điểmnày tỉnh Đồng Nai kiểm soát
rất tốt tình hình lây nhiễm.
Hiện tòa ánđã tạmngưngmở các phiên tòa, nhữngphiênhòa giải, cung
cấp chứng cứ cũng đều bị hoãn lại hoặc dời ngày, nhằm để kiểm soát và
phòng, chống dịch. Đối với việc giao nộp tài liệu, chúng tôi sẽ thực hiện
đúng như thông báo của ngành tòa là chuyển theo đường bưu chính.
Đặc biệt, những loại việc ngoài tố tụng mà trước đây chúng tôi vẫn
tiến hành như soạn thảo đơn, ủy quyền, giao dịch mua bán nhà, đất đến
nay hầu như không có việc nào.
LS
TRẦN QUỐC TUẤN,
Trưởng Văn phòng Luật sư Quốc Tuấn Phát,
Đoàn LS tỉnh Đồng Nai
Tính cả các chi phí điện,
nước, trả lương cho nhân
viên thì công ty luật của
LS Kim Tha phải tốn
hơn 50 triệu đồng/tháng.
Nhiều hành vi bị cấm trong trại giam
Thông tư 17/2020 của Bộ Công an ban hành nội quy cơ sở
giam giữ phạm nhân có hiệu lực từ ngày 3-4 tới. Nhiều hành
vi bị nghiêm cấm đối với phạm nhân được quy định chi tiết.
Trong đó, phạm nhân không được trốn, tổ chức trốn
khỏi nơi giam giữ; kích động, lôi kéo, ép buộc phạm nhân
khác gây rối an ninh trật tự; tự tiện đi lại quá phạm vi quy
định; cản trở việc chấp hành án phạt tù của phạm nhân
khác; báo cáo sai sự thật, che giấu hành vi vi phạm của
mình và phạm nhân khác.
Phạm nhân không được tự sát, tự gây thương tích, hủy
hoại thân thể; đánh đập, đe dọa, ức hiếp, khống chế, hành
hạ, làm nhục người khác; chiếm đoạt hoặc hủy hoại, làm
hư hỏng tài sản, đồ vật của cơ sở giam giữ phạm nhân,
của mình hoặc của người khác.
Ngoài ra, thông tư cấm việc lập hội, nhóm, bè phái dưới
mọi hình thức; hoặc có thái độ, lời nói, hành vi thiếu văn hóa,
gây gổ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
Phạm nhân cũng không được thuê hoặc ép buộc người
khác phục vụ, làm thay công việc của mình hoặc của
phạm nhân khác. Các hành vi quan hệ đồng tính, tình dục,
dâm ô giữa phạm nhân với nhau hoặc với người khác (trừ
quan hệ vợ, chồng khi được phép) đều bị nghiêm cấm.
Một số hành vi khác cũng bị cấm là tụ tập liên hoan,
ăn uống trái phép; sử dụng rượu, bia, chất kích thích;
đánh bạc, tổ chức đánh bạc; mua bán, trao đổi, vay mượn
dưới mọi hình thức; phạm nhân nam cắt tóc trọc đầu (trừ
trường hợp bị bệnh có ý kiến của cán bộ y tế), để râu, ria
mép…
TUYẾN PHAN
Hướng dẫn giải quyết tranh chấp
tài sản chung của dòng họ
TAND Tối cao vừa công bố Nghị quyết 1/2020 hướng
dẫn áp dụng một số quy định trong giải quyết tranh chấp
tài sản chung của dòng họ. Nghị quyết được Hội đồng
Thẩm phán TAND Tối cao thông qua ngày 21-2, có hiệu
lực từ ngày 10-4.
Theo đó, thành viên dòng họ có quyền khởi kiện vụ án
tranh chấp tài sản chung của dòng họ để bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của dòng họ theo quy định tố tụng dân sự.
Dòng họ không phải là nguyên đơn. Tập thể (ví dụ: chi
họ, nhánh họ, hội đồng gia tộc...) không có quyền khởi
kiện vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của dòng họ.
Nguyên đơn trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của
dòng họ là người khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết tranh
chấp về tài sản chung của dòng họ. Bị đơn trong vụ án
tranh chấp về tài sản chung của dòng họ là người bị kiện.
Bị đơn có thể là thành viên dòng họ hoặc người không
phải là thành viên dòng họ nhưng có quyền, nghĩa vụ liên
quan đến tài sản chung của dòng họ.
Tòa án nhập hai hoặc nhiều vụ án tranh chấp về tài sản
chung của dòng họ nếu đủ điều kiện như sau. Cụ thể, việc
nhập để giải quyết trong cùng một vụ án bảo đảm đúng
pháp luật. Các yêu cầu khởi kiện cùng liên quan đến tài
sản chung của dòng họ. Việc nhập và việc giải quyết trong
cùng một vụ án không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích
hợp pháp của đương sự.
DƯƠNG DUNG
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook