081-2020 - page 14

14
Ngay sau cảnh báo của HLV Steve Darby
về căn bệnh dàn xếp tỉ số trong bóng đá sẽ
bùng phát khi dịch COVID-19 qua đi, LĐBĐ
Malaysia (FAM) mạnh dạn nói rằng đã có
cách trị mua bán độ.
Tổng thư ký FAM Stuard Ramalingam
(ảnh)
khẳng định rằng có rất nhiều công cụ
trong tay để phát hiện tiêu cực và trừng trị
cùng với đó là liên kết đấu tranh chặt chẽ
dưới nhiều hình thức. Ông Ramalingam
còn cho biết trong vài năm qua nạn dàn xếp
tỉ số trong bóng đá Malaysia không còn
nữa. Thời ông ngồi vào ghế tổng thư ký
của FAM chỉ nhận được hai lần cảnh báo
có thể xảy ra nạn dàn xếp tỉ số nhưng FAM
đã ngầm theo dõi và ngăn việc
mua bán độ.
Lãnh đạo LĐBĐ Malaysia nói
rằng có hai cách phổ biến để biết
trận đấu có dấu hiệu dàn xếp tỉ
số là các báo cáo chuyên môn
trong từng trận đấu và biểu đồ
kèo của các nhà cái đưa ra.
Ngoài ra, FAM còn phối hợp
rất chặt chẽ với Cơ quan chống
tệ nạn xã hội quốc gia (MACC)
phát hiện và chống tiêu cực.
Cũng cần biết là MACC không chỉ lần ra
những tiêu cực, mua bán độ trong bóng
đá mà còn lôi ra được những quan chức
cấp cao nhà nước tham ô, tham nhũng, rửa
tiền... nên chuyện mua bán độ với họ không
khó khăn mấy.
Theo những nhà chuyên môn thì khu vực
Đông Nam Á được xem là có nạn dàn xếp tỉ
số lớn nhất từ giải quốc nội cho đến các trận
quốc tế vì thu nhập của cầu thủ thấp. Tuy
nhiên, hiện nay thu nhập của bóng đá Đông
Nam Á đã cải thiện đáng kể và cũng không
thể biện chứng rằng vì thu nhập thấp nên cầu
thủ chọn cách bán độ.
Và qua cảnh báo của cựu HLV trưởng đội
tuyển nữ Việt Nam Steve Darby
thì ông cảnh báo cả nền bóng đá
Đông Nam Á chứ không riêng gì
bóng đá Malaysia. Việc lãnh đạo
bóng đá Malaysia lên tiếng cho
thấy họ rất tích cực trong việc
ngăn chặn tiêu cực trong bóng đá.
Nhưng các quốc gia còn lại thì
vẫn chưa có động tĩnh gì, đặc biệt
là phối hợp giữa cơ quan hành
pháp với LĐBĐ.
TẤN PHƯỚC
Thầy Park nhận tin vui khi học trò hồi phục tích cực
Thời gian hoãn các giải vì COVID-19, dù đội tuyển không tập trung nhưng
HLV Park Hang-seo vẫn theo dõi các học trò. Ông lưu ý đặc biệt đến những
cầu thủ chấn thương và đang tập luyện để hồi phục.
Tin vui đến với thầy Park khi ông nhận được dấu hiệu tích cực từ các cầu
thủ đang cố gắng chạy đua với thời gian để mau chóng trở lại. Điển hình như
trường hợp của hậu vệ Thanh Thịnh bị chấn thương từ đầu năm trong đợt
Việt Nam tham dự vòng chung kết U-23 châu Á. Sau thời gian dài tập và hồi
phục tích cực tại
Trung tâm Đào
tạo trẻ PVF với
những giáo án
riêng của bác sĩ
đội tuyển, Thanh
Thịnh đã có thể
trở lại một cách
mạnh mẽ như
hồi tham dự SEA
Games 30.
Bên cạnh đó,
những cái tên mà
ông Park rất chờ đợi như trung vệ Duy Mạnh, trung vệ Đình Trọng cũng đang
chạy đua với thời gian và được tập luyện riêng với các bác sĩ đội tuyển và cho
kết quả tích cực.
Song song việc chờ đợi những cầu thủ chấn thương, HLV Park Hang-seo
cũng nhắm đến những cái tên từng ở đội tuyển nhưng chưa có điều kiện
phục vụ dưới thời ông như Hải Huy, Hồ Khắc Ngọc, Văn Hào, Đỗ Huy
Toàn... cho thấy ông đang tính đến những sơ đồ chiến thuật mới và cần
những con người mới.
ĐỨC TRƯỜNG
Thể thao -
ThứBa14-4-2020
Thầy Park vui hơn khi những cầu thủ chấn thương đang có
dấu hiệu hồi phục tích cực. Ảnh: NGỌCDUNG
ly tập trung không có khán giả. Tuy
nhiên, trong cuộc họp đã nảy sinh
một số ý kiến khi giải tiếp diễn có
thể chỉ đá một lượt thay vì hai lượt
như cũ hoặc V-League không có đội
xuống hạng giúp các đội tiết kiệm
chi phí thuê ngoại binh…
Cái lợi cho giảm thiểu về kinh
phí có thể sẽ nảy sinh cái hại lớn
hơn là những giải đấu không xuống
hạng sẽ triệt tiêu động lực của các
đội và các cầu thủ.
Cần biết VPF mới chỉ tạo ra hai
cuộc thảo luận góp ý kiến cho các
đội V-League bởi lo ngại thiệt hại
nhiều thứ, chủ yếu là nguồn thu từ
tài trợ, quảng cáo và phí dự giải hao
hụt đi. Riêng với các đội hạng Nhất
hay giải Cúp Quốc gia thuộc quyền
tổ chức của mình, chưa thấyVPF đả
động. Dù không thể quyết điều gì,
VPF vẫn chuyển những quan điểm
đã tham khảo từ các đội V-League
lên xin ý kiến VFF.
Nửa tháng sau, Chủ tịch VFF
Lê Khánh Hải có quyết định quy
hoạch các giải đấu, bắt đầu từ mùa
sau nhưng ai cũng hiểu sẽ áp dụng
ngay từmùa bóng này. VFF cho biết
dựa trên cơ sở đồng thuận cao từ
các CLB và sự thông qua của ban
chấp hành nhằm tạo điều kiện cho
các địa phương phát triển phong
trào, VFF điều chỉnh số lượng đội
tham dự giải V-League, hạng Nhất
và hạng Nhì, mỗi giải có 14 đội.
Theo đó, VFF thông báo mùa
giải 2020, đội xếp thứ 12 tại giải
hạng Nhất sẽ xuống thi đấu tại giải
hạng Nhì vào năm 2021; giải bóng
đá hạng Nhì có ba đội lên thi đấu
tại giải bóng đá hạng Nhất vào năm
2021. VFF nói thêm về việc tăng số
đội giải hạng Nhất và điều chỉnh số
lượng đội bóng ở giải hạng Nhì sẽ
góp phần nâng cao tính cạnh tranh,
tăng chất lượng các giải đấu, đúng
với lộ trình trong việc quy hoạch.
Hiện tại, V-League có 14 đội, hạng
Nhất 12 đội và hạngNhì 13 đội. VFF
GIAHUY
H
ồi cuối tháng 3, Công ty VPF
lấy phiếu thăm dò lẫn tổ chức
họp trực tuyến xin ý kiến các
CLB về việcV-League trở lại nhưng
đã thất bại vì dịch COVID-19 chưa
có dấu hiệu lắng xuống và nhiều đội
không tán thành phương án chơi cách
V-League nếu không xuống hạng thì nhiều đội, nhiều cầu thủ sẽ đá chơi bởi không có động lực. Ảnh: TRÂMANH
đang gặp khó ở chỗ quyết định từ
mùa sau mỗi giải đấu cùng có 14
đội và nếu vẫn giữ nguyên 1,5 suất
lên V-League mà giải chỉ diễn ra có
một lượt, liệu có ổn? Việc không có
đội V-League rớt hạng có thể làm
vui lòng một số ít CLB yếu từng đề
xuất với VPF nhưng ngược lại, nó
đánh mất đi động lực của các đội
cả ở V-League lẫn hạng Nhất. Hai
giải quan trọng trong việc tạo mặt
bằng đội tuyển và đội trẻ quốc gia.
VFF chưa có chỉ đạo choVPF khi
các giải vô địch quốc gia thi đấu trở
lại sẽ chơi theo phương thức nào,
V-League có rớt hạng, giải hạng
Nhất có lên hạng hay không. Việc
này VFF cần phải ngồi lại với CLB
thương thảo thật kỹ lưỡng để tránh
đi những tranh cãi không đáng có
và nhất là tránh lợi bất cập hại.•
Số lượng và chất lượng của giải đấu
VFF muốn tăng số lượng các đội đá giải hạng Nhất và hạng Nhì
trên lý thuyết sẽ giúp cho bóng đá Việt Nam tránh đi kiểu xây dựng
tháp ngược với cách tạo chân đế vững chắc từ hạng dưới, làm nền
tảng cho sự kế thừa ởV-League. Nó cũng tạo cho sự phát triển phong
trào ở các địa phương cùng nguồn nhân lực tiềm năng có thể sàng
lọc nhân tài lên đội tuyển quốc gia.
Tuy nhiên, nhìn vào thực tế bóng đáViệt Namnhững nămqua, dễ
thấy sự chênh lệch rất lớn giữa các giải đấu, từ kinh phí ổn định duy
trì đội bóng, mô hình tổ chức cho đến chất lượng về chuyên môn.
Bên cạnh niềm hy vọng tính cạnh tranh của giải đấu tăng lên nhờ
có nhiều đội, mặt trái của nó còn là những nguy cơ khó lường khi có
một số CLB không muốn lên hạng vì chất lượng chưa cao và không
đủ tiền. Đã từng có vài đội bóng có suất thăng hạng nhưng do chưa
sẵn sàng về nhiều mặt đã chấp nhận chịu phạt khiến cho các giải
đấu giảm đi ý nghĩa và tôn chỉ mục đích. Hoặc nếu họ chỉ tham dự
miễn cưỡng vì chưa hội tụ đầy đủ điều kiện trong sự xuê xoa của các
nhà làm giải, người trong cuộc sẽ không cảm thấy hạnh phúc.
TT
Cái lợi cho giảm thiểu
về kinh phí có thể sẽ nảy
sinh cái hại lớn hơn là
những giải đấu không
xuống hạng sẽ triệt tiêu
động lực của các đội và
các cầu thủ.
Quy hoạch giải đấu
dễ biến V-League
thành đá chơi cho vui
VPF tổ chức giải đấu ban hành điều lệ lên xuống hạng từ khi bóng
chưa lăn trong khi VFF với động tác quy hoạch các giải dễ khiến
các CLBV-League và hạngNhất thành thi đấu thiếu động lực.
LĐBĐMalaysia lên tiếngvề cách
trị bánđộ
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook