081-2020 - page 10

10
Bất động sản -
ThứBa14-4-2020
Không những vậy,một danh
sách dài các nhà đầu tư cần
mua dự án thông qua Công ty
Sohovietnam cũng cho thấy
xu hướng của các “cá mập”
tỉ đô đang tranh thủ cơ hội
săn hàng.
Cụ thể, danh sách này thể
hiện những nội dung rất rõ
ràng như khách hàng cần
mua khách sạn bốn sao, quy
mô từ 100 phòng trở lên, khu
vựcTP.HCM, NhaTrang, Phú
Quốc, Đà Nẵng. Mức đầu tư
khoảng 400-500 tỉ đồng/khách
sạn và mỗi địa điểmmua một
khách sạn.
Hay một khách hàng khác
đang tìmmua khách sạn hoặc
văn phòng tại TP.HCM, mua
đất để xây hoặc tài sản có sẵn
với năng lực khoảng 1.200-
1.300 tỉ đồng.
Bên cạnh nhu cầu mua
khách sạn, nhà đầu tư còn
tìm mua lại dự án xây khu
căn hộ để bán hoặc khu dân
cư thấp tầng tại TP.HCM.Yêu
cầu pháp lý sạch sẽ hoặc đang
làm thủ tục pháp lý không có
vướng mắc lớn, mức đầu tư
500-1.000 tỉ đồng.
Không chỉ tại thị trường
TP.HCM, khách hàng còn rất
quan tâm đến các khu đất xây
văn phòng công ty (hoặc có
sẵn) tại quận Hai Bà Trưng
(Hà Nội). Diện tích yêu cầu
là khoảng 300-500 m
2
. Nếu
thời hạn sử dụng đất là 50 năm
“Dịch bệnh lần này ảnh
hưởng lớn đến cả nền kinh
tế, trong đó BĐS cũng không
tránh khỏi. Các dự án hotel,
resort... đang hoặc đã xây
xong đi vào vận hành bị thiệt
hại nặng nhất.
Đây là lúc thị trường điều
chỉnh, các chủ dự án, nhất là
những người đi vay để làm
dự án phải tái cấu trúc và họ
sẽ là người thiện chí bán dự
án - bán tài sản trong tình
hình hiện nay” - ông Cần
nhận định.
Ngoài ra, theo ông Cần, chỉ
riêng lĩnh vực khách sạn và
khu nghỉ dưỡng tổng số tiền
các đối tác muốn đổ vào nằm
trong khoảng từ 8.000 tỉ đến
10.000 tỉ đồng. Tiêu chí của
họ là đầu tư tập trung vào các
tài sản đã xây xong, đang vận
hành hoặc xây dựng dở dang,
đất dự án.
Bàn thêm về xu hướng này,
ông Nguyễn Hoàng Việt,
Chủ tịch HĐQT Son Viet
Property JSC (SVP) - đơn
vị phát triển và phân phối
BĐS, cho biết việc không
bán được hàng trong thời
gian cách ly xã hội đã vô tình
gây ra gánh nặng tài chính
cho nhiều chủ đầu tư nhỏ.
Để giải quyết khó khăn, họ
bắt buộc phải tìm giải pháp
và có thể chịu thiệt.
“Chi phí vận hành cộng áp
lực lãi vay sẽ dần đưa doanh
nghiệp ấy vào thế tìm mọi
cách thoát khỏi dự án. Từ đó
làn sóng M&Adự án sẽ hình
thành. Dịch COVID-19 tại
Việt Nam có thể sớm được
chế ngự, song để phục hồi sức
mua BĐS chắc chắn không
thể một sớm một chiều. Khả
năng xu hướng M&A sẽ còn
tiếp diễnmạnh trong 3-4 tháng
tới” - ông Việt dự báo.•
thì sẽ tìm mặt bằng lớn hơn,
từ 1.000 m
2
đến 1.500 m
2
.
Còn dự án nhà ở tại Hà Nội
thì nhàđầu tưđặt hàng lànhững
dự án đô thị, khu dân cư thấp
tầng các tỉnh phía Bắc với
mức đầu tư 200-300 tỉ đồng.
Phao cứu sinh cho
chủ đầu tư yếu thế
Báo cáo mới nhất của Hội
Môi giới BĐS Việt Nam về
thị trường quý I-2020 cho
biết trong bối cảnh tín dụng
siết chặt, cộng thêm sản phẩm
khó bán do dịch bệnh dẫn đến
các chủ đầu tư yếu thế phải
tìm kiếm đối tác để chào mời
chuyển nhượng dự án.
Hình thức họ thường lựa
chọn là M&A(sáp nhập-mua
lại) hoặc mua cổ phần, mua
từng phần của dự án.
Cộng hưởng cho xu hướng
này là việc các nhà đầu tư
đangmuốn bán cắt lỗ vì không
chịu nổi áp lực tài chính trong
dịch bệnh.
TheochuyêntrangBatdongsan.
com.vn, đầu tháng 3, tình trạng
bántháo,báncắtlỗđấtnềnđang
diễn ra rất mạnh tại thị trường
các tỉnh miền Nam như Long
An, Đồng Nai, Bình Phước,
Bình Thuận, Kiên Giang. Đất
nền phân lô, đất dự án nhiều
nơi giảm giá 200-500 triệu
đồng/lô, tùy vị trí.
KIÊNCƯỜNG
D
ịch COVID-19 kéo dài
đã khiến thị trường bất
động sản (BĐS) khó
càng thêm khó. Thời điểm
này, một số chủ đầu tư nhỏ
bắt đầu đuối sức, muốn nhanh
chóng thoát khỏi dự án.
Nắm bắt điều này, nhiều
doanh nghiệp lớn âm thầm
vào cuộc, thâu tóm sản phẩm.
Điều này xảy ra chủ yếu ở
phân khúc khách sạn.
Xuất hiện “cá mập”
tỉ đô
“Mới hôm qua, tôi nhận
được email của nhà đầu tư
nước ngoài quan tâm, muốn
mua lại các dự án khách sạn
trong nước. Ngoài ra còn một
danh sách hàng chục khách
cần các tài sản BĐS khác
cũng được đặt hàng trong
thời gian này dù thị trường
đang chịu nhiều ảnh hưởng
tiêu cực từ dịch bệnh” - ông
Phan Xuân Cần, Chủ tịch
Công ty Sohovietnam - đơn
vị chuyên tư vấn M&ABĐS,
thông tin với chúng tôi.
Theo email doôngCần cung
cấp, nhà đầu tư này đại diện
cho một nhóm nhà đầu tư có
sẵn trong tay khoảng 1 tỉ USD
để mua lại các dự án BĐS có
giá trị tại Việt Nam. Họ cũng
đã có mặt tại đây để sẵn sàng
đi xem BĐS ngay lập tức.
Một số doanh nghiệp bất động sản
lớn đang tranh thủ cơ hội để thâu
tómdự án từ những chủ đầu tư
yếu thế hơn.
“Cá lớn” thâu tóm dự án
bất động sản
Báo cáo thị trường BĐS quý I-2020 của Hội Môi giới BĐS
Việt Nam cho thấy tại Hà Nội chỉ ghi nhận có 181 giao dịch
trên tổng số 1.167 căn hộ được chào bán. Năm 2019, tỉ lệ
này là 3.141 giao dịch/4.654 căn hộ chào bán. Tại TP.HCM,
quý I cũng chỉ ghi nhận có 815 giao dịch thành công trên
tổng số 4.664 căn hộ chào bán. So với năm ngoái tỉ lệ này
là 2.613 giao dịch/3.040 căn hộ chào bán.
Kiến nghị rút ngắn thủ tục phê duyệt
dự án xuống 5 bước
Sở Xây dựng TP.HCM vừa có Văn bản số 2363/SXD-
PTDT gửi UBND TP.HCM đề xuất về việc hoàn thiện quy
trình thực hiện dự án nhà ở thương mại theo quy định của
Luật Đầu tư và Luật Nhà ở gồm năm bước.
Cụ thể, bước 1 lập thủ tục quyết định chủ trương đầu tư
theo quy định của Luật Đầu tư.
Bước 2, lập quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc thỏa thuận
quy hoạch tổng thể mặt bằng phương án kiến trúc công
trình theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị.
Bước 3, lập thủ tục giao thuê đất, chuyển mục đích sử
dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.
Bước 4, xác định nghĩa vụ tài chính, nộp tiền sử dụng
đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bước 5, công nhận chủ đầu tư, chấp thuận đầu tư, thẩm
định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, cấp giấy phép xây dựng.
Trước đó, tại hội nghị gặp gỡ và trao đổi giữa lãnh
đạo chính quyền TP.HCM với doanh nghiệp kinh
doanh bất động sản hồi tháng 2, Hiệp hội Bất động sản
TP.HCM (HoREA) đã có kiến nghị rút gọn quy trình
phê duyệt dự án xuống năm bước để tạo điều kiện
thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.
PD
Cho thêm người nước ngoài mua nhà
để cứu BĐS hạng sang
Theo báo cáo thị trường bất động sản (BĐS) quý I-2020,
Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARS) cho biết thị trường
đang ở trong giai đoạn trầm lắng nhất trong bốn năm qua.
Theo VARS, phân khúc BĐS cao cấp có lượng hàng
tồn kho ở mức cao. Tuy nhiên, phân khúc này lại ít đáp
ứng nhu cầu trong nước mà đa số là được nhóm khách
hàng người nước ngoài chú ý. Nếu được mở rộng tỉ lệ cho
người nước ngoài mua nhà ở tại những dự án phân khúc
cao cấp thì sẽ góp phần tăng tính thanh khoản, giảm lượng
hàng tồn kho trên thị trường.
Theo kiến nghị của VARS trình Chính phủ, các doanh
nghiệp đầu tư, kinh doanh dịch vụ BĐS đã được đưa vào
nhóm đối tượng được hưởng các gói hỗ trợ của Nhà nước
đã phê duyệt như giãn nộp thuế, nộp tiền thuê đất vì chịu
ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19.
VARS khuyến cáo các doanh nghiệp phát triển BĐS nên
chú trọng nhiều hơn đến phân khúc nhà ở giá thấp và nhà ở
xã hội. Đây là phân khúc luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong
nhu cầu của khách hàng và luôn có tỉ lệ hấp thụ cao cho dù
dịch bệnh có làm cho tình hình kinh tế suy giảm ít nhiều.
MINH LONG
Chuyên gia dự đoánM&A trong lĩnh vực BĐS sẽ xuất hiện nhiều trong thời gian tới.
Ảnhminh họa: QUANGHUY
Quảng cáo
THÔNG BÁO
ÔngĐỗĐăngThủy, SN: 1961, sổ hộ chiếu: N1595752
, Quốc tịchViệt Nam,
ôngđangởđâuthìvềTòaÁnTânBìnhđểgiảiquyết lyhônvớibàHàThịThuLoan,
kểtừngàyđăngthôngbáoôngkhôngvềTòaÁnsẽxử lýtheoquyđịnhpháp luật.
Bất động
sản hạng
sang
thu hút
khách
nước
ngoài.
Ảnh:
MINH
LONG
Tình trạng bán
tháo, bán cắt lỗ đất
nền đang diễn ra rất
mạnh tại thị trường
các tỉnh miền Nam.
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook