081-2020 - page 3

3
Thời sự -
ThứBa14-4-2020
TÁ LÂM-ĐỨCMINH
C
hiều 13-4, Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc chủ
trì cuộc họp Thường trực
Chính phủ về phòng, chống
dịch COVID-19, thảo luận về
các quyết sách thời gian tới.
Xemxét toàn diện việc
kéo dài cách ly xã hội
Phát biểu kết luận cuộc
họp, Thủ tướngNguyễnXuân
Phúc đề nghị Ban chỉ đạo
quốc gia phòng, chống dịch
COVID-19 xây dựng một số
phương án để ngày 15-4 tới
đây, Thủ tướng và Thường
trực Chính phủ sẽ xem xét,
đánh giá toàn diện kết quả
việc thực hiện Chỉ thị 16 và
những nguy cơ tiềm ẩn của
dịch bệnh. Từ đó, sẽ xem
xét và quyết định phương án
phù hợp nhằm đảm bảo tính
mạng, sức khỏe của nhân dân.
xảy ra, nhất là ổ dịch ở thôn
Hạ Lôi, huyện Mê Linh, Hà
hiện ở các cấp, các ngành,
các địa phương, nhất là các
đô thị lớn. “Chỉ thị 16 vẫn
tiếp tục có hiệu lực trên cả
nước. Nếu lơi lỏng sẽ vỡ trận,
xóa đi thành quả mà Đảng,
Nhà nước và cả hệ thống
chính trị và nhân dân đã dày
công xây dựng suốt vài tháng
qua” - Thủ tướng nói.
Đồng ý cho xuất
khẩu khẩu trang y tế
Về các kiến nghị của Ban
chỉ đạo, Thủ tướng đồng ý
khẩn trương thực hiện các
giải pháp thanh toán không
dùng tiền mặt để hạn chế
nguy cơ lây nhiễm qua việc
sử dụng tiền mặt để thanh
toán. Bộ TT&TT cùng Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam
khẩn trương hoàn thiện quy
trình này.
Thủ tướng đồng ý cho xuất
khẩu khẩu trang y tế và thiết
bị bảo hộ chống dịch cho
các quốc gia chịu ảnh hưởng
nặng nề bởi COVID-19 trên
cơ sở Việt Nam có đủ thiết
bị dự trữ. Bộ Y tế, Bộ Công
Thương sớm hoàn thiện quy
trình, thủ tục trong lĩnh vực
này, qua đó giải quyết việc
làm đối với ngành dệt may.
Song song đó cần sớm hình
thành ngành công nghiệp sản
xuất máy thở của Việt Nam.
Thủ tướng cũng đề nghị
các địa phương thực hiện
quyết liệt các biện pháp
phòng, chống dịch ở khu
công nghiệp, đối với công
nhân, người yếu thế, các
công trường thi công, tăng
cường bảo hộ an toàn.
Ngoài ra, Thủ tướng yêu
cầu Bộ GD&ĐT sớm hoàn
thiện quy trình học và thi ở
các cấp học trong cả nước
theo hướng tăng cường học
tập trực tuyến nhưng vẫn
đảm bảo chất lượng dạy và
học. Bộ Công an, đặc biệt
là công an các địa phương
có phương án đảm bảo an
toàn cho người dân, điều
tra, xử lý nghiêm các vụ
vi phạm trật tự, an toàn xã
hội và trong việc thực hiện
Chỉ thị 16.•
Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ về chống dịch COVID-19
chiều 13-4. Ảnh: VGP
Sáng 13-4, Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc đã chủ trì cuộc họp về công tác
chuẩn bị hội nghị toàn quốc của Thủ tướng
với doanh nghiệp (DN) để tháo gỡ khó
khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong
bối cảnh ứng phó dịch COVID-19.
Theo Thủ tướng, dịch COVID-19 ảnh
hưởng đến cộng đồng DN rất nặng nề, có
những ngành bị ảnh hưởng rất lớn như du
lịch, vận tải, dịch vụ ăn uống… Không chỉ
các tập đoàn lớn, các DN nhà nước mà cả
DN tư nhân, hợp tác xã, nhất là DN nhỏ và
vừa gặp khó khăn chồng chất.
Trước tình hình ấy, Thủ tướng cho rằng
nếu không nhìn thấy, không có sự động viên,
khích lệ, hỗ trợ, tạo điều kiện của các cấp,
các ngành thì DN sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
Thủ tướng nêu rõ việc đầu tiên trong
giai đoạn hiện nay là chống dịch, bảo vệ
sức khỏe, tính mạng của nhân dân, nhưng
nhiệm vụ thứ hai rất quan trọng đối với
Chính phủ là bảo vệ lực lượng sản xuất,
trước hết là các loại hình DN để kinh tế
không bị đứt gãy.
Về giải pháp, Thủ tướng lấy ví dụ về
một giải pháp ít tốn kém mà Nhà nước làm
được là tạo môi trường đầu tư kinh doanh
tốt, “sự chậm trễ, cửa quyền, rườm rà,
phức tạp sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển”.
Cơ chế nào ràng buộc, gây khó, Thủ tướng
đặt vấn đề và nhấn mạnh tinh thần là tìm
mọi biện pháp để tháo gỡ, tạo thuận lợi
cho mọi loại hình DN vươn lên, làm sao có
dòng vốn mới đầu tư vào Việt Nam.
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho
rằng cộng đồng DN, các chiến sĩ trên mặt
trận chống suy giảm kinh tế, rất trông đợi
cuộc gặp của Thủ tướng với DN toàn quốc,
để làm sao có thể tận dụng được thời gian
vàng nhằm phục hồi kinh tế.
Ông Lộc cho rằng sau hội nghị, cần có
một chương trình hành động cụ thể tiếp
sức cho DN trụ vững và có thể hồi phục
trong thời gian tới. Chương trình này cần
có địa chỉ, thời gian, người thực hiện, chế
tài cụ thể.
Ông Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư
vấn kinh tế của Thủ tướng, cho rằng trước
hết, các bộ cũng phải tăng cường đối thoại
với DN để tháo gỡ khó khăn, chứ không
phải vấn đề gì cũng đẩy lên Thủ tướng;
nhấn mạnh việc Chính phủ tiếp tục đổi
mới trong điều hành thông qua áp dụng
công nghệ, xây dựng chính phủ điện tử.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng
nhấn mạnh mặt trận thứ nhất là chống
dịch, mặt trận thứ hai là phát triển kinh tế.
“Trên mặt trận thứ hai, DN, doanh nhân
là chiến sĩ. Chúng ta giữ cho mặt trận thứ
hai về kinh tế không bị đứt gãy, giữ được
việc làm cho người lao động và có sự tăng
trưởng cần thiết là yêu cầu cấp bách hiện
nay” - Thủ tướng nói.
Thủ tướng khẳng định sự cần thiết tổ
chức hội nghị để phục hồi nền kinh tế sau
dịch COVID-19.
LƯU ĐỨC
(Theo
chinhphu.vn
)
Tại cuộc họp, Thủ tướng
đánh giá caoHàNội, TP.HCM
và nhiều địa phương đã có
những biện pháp cương
quyết trong triển khai đồng
bộ các biện pháp cách ly xã
hội, thực hiện nghiêm Chỉ
thị 16 trong bối cảnh nhiều
sức ép đối với hoạt động sản
xuất, kinh doanh, lao động,
thuế... và các vấn đề xã hội
trên địa bàn. Người dân cũng
rất ủng hộ Chỉ thị 16 về cách
ly xã hội.
Tuy nhiên, Thủ tướng chỉ
rõ đã có những biểu hiện lơi
lỏng ở một số nơi, người dân
ra đường nhiều hơn trước.
Một số cửa hàng không thuộc
diện được kinh doanh trong
thời gian này vẫn mở cửa
bán hàng. Trong khi ngành
y tế tích cực triển khai nhiều
biện pháp phòng, chống dịch
bệnh nhưng tình hình lây
nhiễm trong cộng đồng vẫn
Nội. Cạnh đó, Thủ tướng
cảnh báo về những ca nhiễm
chưa phát hiện gây nguy hiểm
rất lớn đối với cộng đồng.
“Tình hình đó đòi hỏi tinh
thần không thể chủ quan,
tuyệt đối không lơ là, mất
cảnh giác. Chúng ta thực
hiện cách ly, giãn cách xã
hội trong thời gian ngắn để
không phải thực hiện phong
tỏa trong thời gian dài” - Thủ
tướng nói.
Thủ tướng cho rằng chúng
ta đặt “mục tiêu kép” nhưng
ưu tiên lúc này là bảo vệ sức
khỏe và tính mạng của nhân
dân, không vì lợi ích kinh tế
mà coi thường sức khỏe của
nhân dân. Vì thế, Thủ tướng
yêu cầu việc giữ khoảng cách,
đeo khẩu trang, không tụ tập
đông người và các quy định
khác cần tiếp tục được thực
“Chúng ta thực
hiện giãn cách xã
hội trong thời gian
ngắn để không phải
thực hiện phong tỏa
trong thời gian dài.”
Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống
dịch bệnh COVID-19TP.HCM vào chiều cùng
ngày, Bí thư Thành ủy TP.HCMNguyễn Thiện
Nhân cho biết với sự triển khai tích cực của
TP, của các ngành y tế, giao thông, công an,
chúng tađãgiữđược choTPđếnnaybìnhyên.
Theo ông Nhân, nguy cơ lớn nhất là các
doanh nghiệp vẫn hoạt động, công nhân vẫn
phải đi làmnên rất khó đảmbảo an toàn. Cấp
ủy và 24 quận, huyện đã vào cuộc, báo cáo
chủ trương đã triển khai đến tất cả doanh
nghiệp, tỉ lệ chấm điểm và thẩm định còn
khác nhau ở các quận, huyện. “Thẩm định
lại giúp doanh nghiệp chuyển sang trạng
thái mới là sản xuất trong điều kiện nguy cơ
lây nhiễm rất ít, chúng ta đã làm được bước
đầu rồi” - ông Nhân nói và mong UBND TP
để các quận, huyện tiếp tục phấn đấu đến
ngày 25-4 tất cả doanh nghiệp đều có đánh
giá để rà soát một lần. Vào tháng 5 sẽ yên
tâm hơn khi doanh nghiệp tiếp tục đi làm,
tiếp tục sản xuất mà vẫn đảm bảo an toàn.
Người đứng đầuThành ủyTP.HCMcũng đề
nghị các ngành, các cấp xây dựng phương
án đi học trở lại sao cho an toàn. “Đề nghị
cân nhắc các trường học có cần bộ tiêu chí
không. Theo tôi, việc này có lẽ nên làm, Sở
GD&ĐT xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, các
trường đại học cũng phối hợp xây dựng,
từ nay đến ngày 30-4 phải xong” - Bí thư
NguyễnThiện Nhân nói và cho rằng nếu hết
tháng 4 điều kiện thuận lợi thì giữa tháng
5 đi học trở lại.
Ngoài ra, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cũng
đề nghị quan tâmđến đời sống những người
khó khăn, người lớn tuổi, đẩy mạnh và có lộ
trình giải ngân hỗ trợ người lao động mất
việc làm trong ba tháng qua.
TP.HCM: Xây dựng phương án đi học lại an toàn
Thủ tướng chưa chốt việc dừng
cách ly xã hội sau 15-4
Trước biểu hiện lơi lỏng ởmột số nơi,Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định không thể chủ quan,
tuyệt đối không lơ là, mất cảnh giác trước dịch COVID-19.
Phải giữ chomặt trậnkinh tế khôngbị đứt gãy
TheoThủ tướng, cùng với mặt trận thứ nhất là “chống dịch như chống giặc”, mặt trận thứ hai là phát triển kinh tế, không được để bị đứt gãy.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook