081-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứBa14-4-2020
Tiêu điểm
Cần tính toán không gian
quy hoạch
Khi thực hiện dự án metro số 2, TP
cần rút kinh nghiệm từ metro số 1 để
làmtốt hơnnữa. Ngoài giải phóngmặt
bằng cũng cần làm quy hoạch trong
vòng bán kính 500 -1.000 m trước khi
thực hiện dự án.
TP cần tính toán kỹ không gian quy
hoạch sẽ chịu sự tác động của metro
số 2. Từ đó xác định được khu vực cần
chỉnh trang, giải tỏabởi đây cũngchính
là nguồn ngân sách để làm tuyến này.
Nếu không có kế hoạch thì sẽ bỏ lỡ
rấtnhiềucơhộipháttriểnnhưlợinhuận
làm nhà cao tầng gần metro mà Nhà
nước có thể đấu thầu. Điều này có thể
tránhtìnhtrạngmetrođimộtđằng,nhà
cao tầng đi một nẻo như metro số 1.
KTS
NGÔVIẾT NAM SƠN
,
chuyên gia quy hoạch đô thị
Các kế hoạch sắp tới của dự án metro số 2
Để quyết liệt triển khai việc giải phóng mặt bằng, UBND TP.HCM giao UBND các quận, huyện thực hiện các kế
hoạch sắp tới như sau:
Trong tháng 4-2020, các quận công bố lấy ý kiến đối với dự thảo chính sách và phương án bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư của từng hộ dân. Đồng thời tiếp xúc đối thoại theo quy định tại Điều 69 Luật Đất đai.
Từ tháng 4 đến tháng 5-2020, UBND các quận sẽ ban hành quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt chính
sách và phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án.
Đồng thời, các quận này cũng chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; bố trí tái định cư và giải quyết cấp phép xây
dựngđốivớiphầndiệntíchcònlại.Bêncạnhđó,cácquậnsẽvậnđộngngườidântháodỡcôngtrìnhvàbàngiaomặtbằng.
Tháng 6-2020, các quận sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi đất đối với những trường hợp không đồng
thuận và không chấp hành bàn giao mặt bằng.
Được biết, dự án metro số 2 được phê duyệt năm 2010 và đã được điều chỉnh tổng mức đầu tư năm 2019 với
47.890,840 tỉ đồng (tương đương 2.093,59 triệu USD).
Nguồn vốn ODA từ ADB, KfW, EIB và vốn đối ứng. Tuyến metro số 2 đi qua địa bàn các quận 1, 3, 10, 12, Tân Bình,
Tân Phú và kết nối với các tuyến metro số 1, 5, 3b và 6.
và đề xuất UBND TP theo đúng quy
định trước ngày mai (15-4).
Về công tác GPMB, dự án có tổng
diện tích bị ảnh hưởng là 251.136
m
2
 với 602 trường hợp bị giải tỏa.
Trong đó 108 hộ đã nhận tiền bồi
thường, 53 hộ đã bàn giao mặt bằng.
Hiện nay, UBND các quận đã tiến
hành phê duyệt điều chỉnh dự án bồi
thường, hỗ trợ tái định cư. Dự kiến đến
tháng 6-2020, các quận, huyện sẽ bàn
giao toàn bộ mặt bằng cho MAUR.
Theo MAUR, để đảm bảo kịp
thời giải quyết các khó khăn, vướng
mắc và đẩy nhanh tiến độ, UBND
TP đã thống nhất việc thành lập tổ
công tác bồi thường, hỗ trợ tái định
cư của dự án.
Hiện Sở TN&MT đang phối hợp
với các đơn vị liên quan hoàn chỉnh
nội dung phân công nhiệm vụ của
các thành viên tổ công tác. Sau đó
trình Sở Nội vụ tham mưu UBND
TP ban hành quyết định.
Trước đó, ngày 27-3, UBND TP
cũng đã ban hành các quyết định phê
duyệt hệ số điều chỉnh giá đất để tính
bồi thường, hỗ trợ của dự án metro
số 2 trên địa bàn các quận 1, 10, 12,
Tân Bình, Tân Phú. Đối với quận 3,
UBND TP đang xem xét cập nhật.
Tăng vốn hạ tầng
xung quanh metro 2
UBND TP.HCM cũng vừa có văn
bản gửi Bộ GTVT, Bộ KH&ĐT, Bộ
Tài chính xin ý kiến về đề xuất điều
chỉnh thời gian thực hiện dự án giao
thông đô thị bền vững tuyến metro
số 2 (dự án). Ngoài ra, TP.HCM đề
xuất tăng tổng mức đầu tư dự án từ
1.353 tỉ lên 1.489 tỉ đồng.
Đây là dự án xây dựng hệ thống
hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho việc
tiếp cận 10 nhà ga dọc tuyến trong
vòng bán kính 500-1.000 m.
ĐÀOTRANG
T
rao đổi với PV, đại diện Ban
quản lý đường sắt đô thị TP.HCM
(MAUR) cho hay đối với dự
án metro số 2, dư kiên tư hôm nay
(14-4) đên 18-4, cac quân 1, 10, 12,
Tân Binh, Tân Phu se phat hanh
trưc tiêp phương an bôi thương chi
tiêt đên từng hô dân để lây y kiên.
Do thời điểm dich COVID-19 nên
MAUR không tô chưc hop niêm yêt.
Sau 20 ngay, nêu các hô dân co y
kiên se tô chưc hop.
Thành lập tổ công tác
bồi thường
Cụ thể, về phạm vi giải phóng mặt
bằng (GPMB), ông Bùi Xuân Cường,
Trưởng ban MAUR, cho hay việc
xây dựng 10 nhà ga, di dời hạ tầng
kỹ thuật sẽ có khoảng 28 đơn vị bị
ảnh hưởng như cấp nước, cây xanh,
ánh sáng... Vì vậy phải có phương
án di dời để khi vận hành sẽ không
làm ảnh hưởng mà có sự đồng bộ
với các đơn vị này.
Theo ông Cường, muốn làm được
thì phải cómặt bằng kỹ thuật và có sự
phối hợp giữa các đơn vị thực hiện.
MAUR cho biết theo chỉ đạo của
UBNDTP, đơn vị đã hoàn thành việc
tổ chức làm việc với các đơn vị chủ
sở hữu, vận hành và các sở quản lý
chuyên ngành. Qua đó đã thống nhất
phương án kế hoạch thực hiện đối
với từng nhóm hạng mục công trình.
Về vấn đề trên, UBNDTP đã giao
Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với
các đơn vị có liên quan nghiên cứu
Sơ đồ các nhà ga thuộc dự ánmetro số 2. Đồ họa: HỒTRANG
Tháng 6 sẽ có đủ mặt bằng để làm
metro số 2
Dự kiến đến tháng 6-2020, các quận, huyện sẽ bàn giao toàn bộmặt bằng dự ánmetro số 2
(BếnThành - Suối Tiên) choMAUR để khởi công vào tháng 10.
Quanh 10 nhà ga sẽ được xây
dựng, cải tạo hệ thống hạ tầng đô
thị phục vụ tiếp cận nhà ga và bãi
đậu xe, nâng cấp vỉa hè và các lối
đi bộ. Đồng thời, xây dựng các dịch
vụ giao thông công cộng tích hợp.
TheoUBNDTP, trước đây, khi làm
việc với phái đoàn xem xét dự án của
Ngân hàng ADB, ngân hàng đã yêu
cầu chủ đầu tư điều chỉnh ngày đóng
khoản vay cho dự án để phù hợp với
kế hoạch thực hiện dự án metro số 2.
Do đó, để đảm bảo thực hiện và
hiệu quả của dự án, TP đề nghị Bộ
KH&ĐT, Bộ Tài chính, Bộ GTVT
xem xét, có ý kiến về đề xuất điều
chỉnh thời gian thực hiện dự án
và tổng mức đầu tư theo quy định
hiện hành.
Cụ thể, TP đề xuất gia hạn thời
gian thực hiện dự án từ năm 2014
đến 2026 (quyết định trước đó dự
án thực hiện trong giai đoạn 2014-
2019) để phù hợp với tiến độ điều
chỉnh metro số 2.
Đồng thời, điều chỉnh tổng mức
đầu tư (tăng mức đối ứng) sau khi
điều chỉnh thiết kế cơ sở, chi phí của
nguồn vốn đối ứng phát sinh do trượt
giá, tỉ giá thay đổi và quy định về
quản lý chi phí đầu tư. Theo UBND
TP, việc thay đổi này chỉ tăng vốn
đối ứng từ 126 tỉ lên 151 tỉ đồng.•
Trong năm 2020 sẽ khởi công 4 dự án đường sắt
Để đảm bảo kịp thời
giải quyết các khó khăn
và đẩy nhanh tiến độ,
UBND TP đã thống nhất
việc thành lập tổ công tác
bồi thường hỗ trợ tái định
cư của dự án.
Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao
thông (Bộ GTVT) vừa thông tin bốn dự án cấp bách ngành
đường sắt sẽ được khởi công trong năm 2020.
Theo đó, dự án đầu tiên là cải tạo, nâng cấp các cầu yếu
và gia cố trụ chống va xô trên tuyến đường sắt Hà Nội -
TP.HCM (có 11 gói xây lắp).
Hiện nay, dự án này có một gói thầu được phê duyệt hồ sơ
thiết kế bản vẽ thi công va dư toan goi thâu, đồng thời phat
hanh hồ sơ mời thầu từ ngay 27-3, dự kiến khởi công tháng
5-2020. Các gói thầu còn lại của dự án đang thực hiện công
tác khảo sát, thiết kế, dự kiến khởi công trong quý III-2020.
Tiếp theo, dự án gia cố các hầm yếu kết hợp mở mới các
ga và cải tạo kiến trúc tầng trên đoạn Vinh - Nha Trang.
Dự án có sáu gói thầu xây lắp, trong đó hai gói thầu dự
kiến khởi công trong tháng 6-2020, các gói còn lại dự kiến
chậm nhất khởi công tháng 9-2020. Đối với dự án cải tạo,
nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Hà Nội - Vinh (có
bảy gói thầu xây lắp). Hiện nay, dự án đã lựa chọn nhà
thầu thiết kế bản vẽ thi công đối với hai gói thầu và dự
kiến khởi công vao tháng 6-2020. Các gói thầu còn lại
khởi công trong quý III-2020.
Cuối cùng, dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết
yếu đoạn Nha Trang - Sài Gòn. Dự án gồm 11 gói thầu xây
lắp, trong đó hai gói thầu sẽ khởi công vào tháng 6 và tháng
7-2020. Các gói còn lại dự kiến khởi công vào cuối quý
III-2020.
Trước đó, ngày 31-7-2018, Ủy ban Thường vụ Quốc hội
ban hành nghị quyết về phương án sử dụng 15.000 tỉ đồng
nguồn vốn dự phòng của kế hoạch đầu tư công trung hạn
giai đoạn 2016-2020 cho 14 dự án đường sắt, đường bộ quan
trọng cấp bách. Trong đó có bốn dự án đường sắt nói trên với
tổng mức đầu tư 7.000 tỉ đồng.
VIẾT LONG
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook