081-2020 - page 9

9
Nên giảm giá điện cho dân
trong mùa dịch
Tác động tiêu cực của dịch COVID-19 khiến người thu nhập thấp bị tổn thương nhiều nhất và đẩy nhiềuDN
nhỏ, yếu thế đến bờ vực phá sản, việc chính phủ đồng ý giảmgiá điện làmột tín hiệu vui cho người dân và DN.
2 triệu đồng/tháng. Từ đó, phân mức người dân tiêu thụ điện
càng ít thì càng được giảm nhiều. Ví dụ, người dân tiêu thụ điện
từ 500.000 đồng/tháng trở xuống thì giảm 50%, từ 500.000 đến
1 triệu đồng/tháng thì giảm 30%-40%, mức 1-1,5 triệu đồng/
tháng thì giảm 20%, từ 1,5 triệu đến 2 triệu đồng/tháng thì giảm
10%. Như vậy, mới đúng đối tượng cần được hỗ trợ.
Khi hỗ trợ người dân tốt thì không chỉ giúp an sinh xã hội
mà còn mang tính kích cầu. Người dân được giảm tiền điện,
họ có thêm tiền để tiêu dùng, khi đó DN mới bán được hàng,
đầu ra tốt thì DN mới phục hồi lại sản xuất, kinh doanh.
Ông
NGUYỄN QUỐC ANH
, Chủ tịch Hội Cao su - Nhựa TP.HCM:
Giảm giá điện giúp giảm giá
thành sản phẩm
Giảm 10% giá điện lúc này là rất
hoan nghênh Chính phủ và ngành điện
vì lúc này DN đang
gặp rất nhiều khó
khăn. Đối với ngành
cao su, nhựa thì chi
phí tiền điện chiếm
khoảng 5% chi phí sản xuất trên giá thành
sản phẩm. Nếu giá điện giảm được 10%
cho DN thì đồng nghĩa chi phí giá thành
sản phẩm giảm được 0,5%.
Đồng thời, chính sách giảm giá điện lan
tỏa sang các DN khác cung cấp đầu vào
nguyên liệu cũng sẽ được lợi, họ giảm giá
bán nguyên liệu thì có thể DN sẽ giảm được
Dự kiến khách hàng sẽ được giảmgiá tương ứng tại các kỳ hóa đơn tiền điện tháng 5, 6, 7-2020
với mức giảm10%. Ảnh: HOÀNGGIANG
QUANGHUY
C
hính phủ vừa đồng ý giảm giá điện 10% và vừa giao
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính
triển khai giảm giá, giảm tiền điện cho các khách hàng.
Theo đó, thời gian giảm tiền điện cho một số trường hợp
khách hàng và các doanh nghiệp (DN) sẽ áp dụng vào tháng
4, 5, 6-2020. Dự kiến khách hàng sẽ được giảm giá tương
ứng tại các kỳ hóa đơn tiền điện tháng 5, 6, 7-2020 với mức
giảm 10%.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, các ý kiến người dân,
chuyên gia và DN đều đánh giá cao chính sách giảm giá điện
vào thời điểm này. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng cần
phải giảm giá điện nhiều hơn nữa cho người dân và những
DN nhỏ và vừa.
Ông
ĐỖ HOÀNG DƯƠNG
(Quận Phú Nhuận, TP.HCM):
Nên giảm 30%-50% tiền điện cho người dân
Hóa đơn điện tháng 3 của nhiều
gia đình đã tăng rất nhiều, có thể một
phần do cách ly xã hội để phòng dịch
nên nhiều người ở nhà và sử dụng các
thiết bị điện nhiều hơn. Do vậy, tiền
điện các hộ gia đình đã tăng rất nhiều,
phần lớn là trên 50%. Như gia đình tôi,
bình thường mỗi tháng chỉ trả hơn 2
triệu đồng nhưng tháng 3 này số tiền
phải trả gần 4 triệu đồng.
Theo tôi, Chính phủ nên tính toán tài chính ngân sách, nghiên
cứu để có chính sách tạm thời hỗ trợ giảm giá điện cho tất
cả người dân và ở mức cao hơn 10%, từ mức 30% đến 50%
trong thời gian này. Vì đối với người dân, mức 10% trên tiền
điện họ phải trả thì không nhiều, thực sự không giảm được
nhiều cho gánh nặng chi tiêu hằng tháng trong lúc bị giảm
thu nhập, nhiều người bị thất nghiệp.
Ông
PHẠM NGỌC HƯNG
,
Phó Chủ tịch Hiệp hội
DN TP.HCM (HUBA):
Nên giảm giá điện từ 20%
đến hết năm
Giảm giá điện lúc này là rất thiết
thực. Hiện tại rất nhiều DN bị ảnh
hưởng lớn, ngành nào cũng bị ảnh
hưởng, vì vậy phải mở rộng nhiều đối
tượng DN được hỗ trợ giảm giá điện.
Thứ nhất, mức giảm 10% giá điện,
theo tôi vẫn thấp so với những thiệt
hại, gánh nặng chi phí mà DN đang gánh chịu, vì thế phải
giảm nhiều hơn nữa. Thứ hai là thời gian giảm giá điện chỉ
trong ba tháng, mà thực sự hiện nay, chưa chắc từ tháng 4 các
DN đã phục hồi được sản xuất, kinh doanh.
Vì vậy, Chính phủ cần hỗ trợ giảm từ 20% giá điện trở lên,
thời gian giảm cho DN nên kéo dài đến hết năm 2020. Bên
cạnh đó, cần có những chính sách thiết thực như giảm 50%
giá tiền điện vào những giờ cao điểm cho DN.
TS
ĐINH THẾ HIỂN
, chuyên gia kinh tế:
Giảm 10%-50% cho người
dân trả tiền điện dưới 2
triệu đồng/tháng
Nhóm đối tượng người dân thu nhập
thấp tiêu thụ điện rất thấp, chỉ dưới
1 triệu đồng/tháng, tivi, tủ lạnh, điều
hòa đều ít sử dụng, hạn chế sử dụng.
Theo tôi, những đối tượng tiêu thụ tiền
điện từ 2 triệu đồng/tháng trở xuống
thuộc nhóm cần hỗ trợ, vì đó là những người dân có thu nhập
trung bình thấp trở xuống.
Theo đó, nên giảm 10%-50% cho người dân trả tiền điện dưới
khoảng 1% chi phí sản xuất trong giá thành sản phẩm.
DN lúc nào cũng muốn giảm nhiều hơn nữa nhưng theo
tôi, giảm được giá điện lúc này là quá tốt cho các DN dù
nhiều hay ít. Vì tác động tích cực nhất là có nó tác dụng dây
chuyền, nhiều DN, nhiều đối tượng được hỗ trợ thì sẽ càng
tốt cho nền kinh tế.
Ông
NGUYỄN TRÍ HIẾU
, chuyên gia kinh tế:
Nên giảm theo từng mức
Hiện nay người dân tiêu thụ điện
ngày càng nhiều vì sử dụng nhiều
thiết bị điện. Vì vậy, nếu chỉ áp dụng
giảm cho người sử dụng dưới mức
300 kWh/tháng (tương đương khoảng
700.000-800.000 đồng tiền điện mỗi
tháng) thì ít đối tượng người dân thu
nhập thấp được hỗ
trợ giảm giá điện.
Vì vậy, có thể chia theo mức hóa đơn tiền
điện, dưới 1 triệu đồng/tháng có thể giảm
10%-15% giá điện, 1-2 triệu đồng/tháng thì
giảm nhiều hơn 15%-20%. Còn các hộ gia
đình có hóa đơn tiền điện trên 2 triệu đồng
thì không hỗ trợ.
Đối với DN cũng nên chia từng đối
tượng để hỗ trợ. Ví dụ, đối với DN tiêu
thụ điện thấp từ mức nào trở xuống thì
giảm hơn 10%. Từ mức nào cao hơn thì
giảm 10% thôi.•
Tiêu điểm
Hóa đơn điện
tăng sốc
Tháng4này giađình tôi nhận
hóa đơn tiền điện tăng gần gấp
đôi so với tháng trước, từ 1,2
triệu lên 2,2 triệuđồng. Nguyên
nhân có thể là do hai con của
tôi nghỉ học ở nhà nên phải sử
dụngcácthiếtbịđiệnnhiềuhơn.
Việc phải sử dụng nhiều điện
hơn là do dịch bệnh chúng tôi
phải nghỉ việc ở nhà là ngoài ý
muốn. Tuy nhiên, theo đề xuất
của Bộ CôngThương thì chúng
tôi không thuộc nhóm khách
hàng được giảm giá điện, thiết
nghĩ Bộ Công Thương nên mở
rộng nhóm đối tượng được
giảm giá điện để những người
cũng bị ảnh hưởng như chúng
tôi được hưởng chính sách hỗ
trợ của Nhà nước.
Chị
BÍCH TRÂM
(quận Thủ Đức).
L.THY
ghi
Ví dụ, người dân tiêu thụ
điện từ 500.000 đồng/
tháng trở xuống thì
giảm 50%, từ 500.000
đến 1 triệu đồng/tháng
thì giảm 30%-40%, mức
1-1,5 triệu đồng/tháng
thì giảm 20%, từ 1,5
triệu đến 2 triệu đồng/
tháng thì giảm 10%.
Theo ông Đỗ Duy Thái, Chủ tịch HĐQT
Tập đoàn ThépViệt, giảm 10% giá điện là
tốt cho DN, vì ngành thép tiêu thụ điện
rất lớn. Tuy nhiên, cần những chính sách
khác phải song hành hỗ trợ DN nhưmiễn
giảm thuế, tiền thuê đất, khoanh nợ, giãn
nợ cho DN.
Đặc biệt, những DN nhỏ và vừa bị ảnh
hưởng rất lớn vì dịch, thậm chí có thể đối
mặt với phá sản, vì vậy phải khoanh nợ,
giãn nợ, thậm chí hỗ trợ họ duy trì hoạt
động. Những DN nhỏ và vừa, chính sách
giảm giá bán điện cũng phải nhiều hơn
mức 10%.
Ngoài ra, các DN nhỏ và vừa đang bị
đóng cửa, chực phá sản là những đối
tượng cần sự hỗ trợ quan tâm cần thiết
nhất để họ có thể phục hồi lại ngay sau
dịch. Cần hỗ trợ về pháp lý, Chính phủ
phải có chỉ đạo trường hợp thiên tai địch
họa, họ đi thuê mặt bằng kinh doanh
có thể thanh lý hợp đồng cho thuê mà
không phải mất tiền cọc. Khi đó, chủ
thuê họ sẽ bị áp lực phải giảm giá cho
thuê nhà từ 50% đến 70% thì các cơ sở
kinh doanhmới hoạt động bình thường,
tránh bị thiệt hại lớn.
Cần hỗ trợ nhiều cho DN nhỏ và vừa
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook