081-2020 - page 7

7
THANHSƠN
Đ
ã năm năm nay, cứ khoảng 10
giờ 30, tại 36A Ngô Gia Tự, TP
Phan Rang Tháp Chàm, Ninh
Thuận, lại có nhiều người tập trung. Họ
đủ mọi thành phần, làm thuê, lượm ve
chai, đạp xích lô, người khuyết tật... tới
để ăn bữa trưa tại quán cơm Nụ Cười
Phan Rang 2.000 đồng.
Quán Nụ Cười Phan Rang ra đời sau
một lần luật sư Lê Vi trò chuyện với nhà
báo Nam Đồng, người sáng lập chuỗi
quán cơm xã hội Nụ Cười.
Bên cạnh những khách quen cũ thì
vài ngày nay, tại quán có nhiều người
mới xuất hiện.
Họ là những người có sức khỏe, nghề
nghiệp chủ yếu là làm thuê, làm mướn
kiếm ăn qua ngày. Mùa dịch bệnh phải
cách ly toàn xã hội, hầu hết cơ sở kinh
doanh, dịch vụ đều tạm đóng cửa nên
họ thất nghiệp.
Quán cơm Nụ Cười Phan Rang cũng
phải thực hiện theo các quy định cách ly
toàn xã hội nên giờ đây không kê bàn ghế
cho khách ănmà đóng hộp chomang về.
Do ảnh hưởng của dịch nên giá cơm
ngày thường gồm bốn món giá 2.000
đồng/phần thì nay được hạ giá còn
1.000 đồng/phần. Hôm qua, quán có
thêm dịch vụ bán gạo giá 1.000 đồng/
kg cho người khó khăn.
Chưa đến giờ phát cơm, một em học
sinh vào trao cho chủ quán chiếc phong
bì, bên trong có 1 triệu đồng. Tôi hỏi,
em cho biết mình tên là Phan Nguyễn
Trung, học lớp 10 Trường Chu VănAn,
đây là tiền riêng của em. Em được cha
mẹ khuyến khích đến góp vào quán Nụ
Cười với lý do: Thấy trong mùa đại dịch
COVID-19 này nhiều người nghèo gặp
khó khăn nên muốn góp một phần cùng
với quán để giúp đỡ họ.
Cầm hộp cơm và bịch gạo ra về, ông
PL (73 tuổi, sống độc thân ở phường
Phước Mỹ), đã mấy chục năm làm
nghề đạp xe xích lô, nói: “Già mà đạp
xích lô như tui bây giờ không kiếm đủ
ăn, ngày nào nhiều nhất được 50.000,
có ngày không được đồng nào, năm
năm nay cứ trưa nào cũng đến đây
để ăn cơm”.
Một phụ nữ 72 tuổi tên là TTH, nhà ở
phường Đài Sơn cũng thường xuyên ăn
cơm ở đây. Bà làm nghề lượm ve chai,
gia đình đông miệng ăn. Bà nói: “Hơn
chục ngày nay phường thông báo phải
ở nhà nên đã nghèo lại càng khó khăn,
cũng may trưa có cơm, từ hôm nay thì
chiều có gạo nấu nhờ mua 1.000đ/kg
ở quán Nụ Cười”.
“Cực chẳng đã mới phải ghé đây,
anh ạ! Tui làm mướn ở một nhà hàng,
thường ngày chịu khó, chắt chiu cũng
đủ nuôi con, nay quán đóng cửa và cho
nhân viên nghỉ làm nên thực sự là khó
khăn, không biết kiếm tiền đâu ra. Được
cái anh chị em ở quán Nụ Cười rất vui
vẻ giúp đỡ mọi người và mua cơm, gạo
giá rẻ nên tới ăn và mang gạo về cũng
bớt tủi thân”. Chị PTH, 42 tuổi, nhà ở
phường Kinh Dinh, nói sau lớp khẩu
trang. Chị có chồng bị tai nạn giao thông
mất, một mình nuôi hai con nhỏ và đang
phải gồng mình đi qua mùa dịch.
12 giờ trưa, 100 suất cơm đã bán
xong nhưng vẫn còn nhiều người tới
bỏ vô thùng 1.000 đồng để mang về
một túi gạo.
Có bác xích lô lúng túng đứng hoài mà
không tới quầy, nhân viên quán dường
như biết ý, vui vẻ nói cứ lấy đi, mai trả
tiền cũng được. Trên khuôn mặt lam lũ
của bác bỗng nở nụ cười. Nụ cười hạnh
phúc của cả người trao và người nhận.
“Thật ra bán 1.000 đồng/kg gạo chỉ
là mua bán tượng trưng để người nghèo
không tủi thân khi phải mang tiếng là
đi xin gạo thôi, coi như họ không mắc
nợ ai. Chứ thực tế ai không có tiền đến
lấy gạo về nấu vẫn được” - anh nhân
viên nói.•
Bán gạo 1.000 đồng/kg
cho người nghèo
Hômqua, bên cạnh suất ăn 1.000 đồng thì quán cơmNụ Cười Phan Rang
bán gạo giá 1.000 đồng/kg cho người khó khăn.
Một người nghèo đến quán cơmmuamột suất sơmvàmột bịch gạo với tổng chi phí
2.000 đồng. Ảnh: THANHSƠN
Dịch kéo dài khiến nhiều người lâmvào cảnh túng bấn, đếnmua cơmvà gạo 1.000 đồng.
Ảnh: THANHSƠN
Mọi người tới đây tự giác
bỏ 2.000 đồng vào thùng và
mang về một hộp cơm và
1 kg gạo, ai không có tiền
cũng được nhận.
Có nhiều người cùng góp sức
Tôi định mua cái máy bán gạo như nhiều nơi nhưng chờ sản xuất lâu quá nên
ngoài việc duy trì nấu 100 suất cơm, tôi huy động anh em bỏ gạo vô túi. Mỗi túi 1
kg để người nghèo đến mua. Mọi người tới đây tự giác bỏ 2.000 đồng vào thùng
và mang về một hộp cơm và 1 kg gạo, ai không có tiền cũng được nhận.
Dự kiến mỗi ngày sẽ xuất bán 4 tạ gạo, đồng giá 1.000 đồng cho người nghèo.
Ngay sáng qua, khi quánmở bán gạo 1.000 đồng cho bà con, nhiều anh embạn
bè cũng chung tay ủng hộ. Công ty Gạch men Hoàng Tuấn tới trao 5 triệu đồng.
Một cán bộ công an tỉnh vừa gọi điện thoại sẽ chở tới 250 kg gạo nhờ nấu cơm
giúp người nghèo và người đang gặp khó khăn. Hiện tại, các nhà hảo tâm đã tới
ủng hộ quán Nụ Cười trên 2,9 tấn gạo và 6,5 triệu đồng.
Ông
LÊ VI
,
chủ nhiệm quán cơm Nụ Cười Phan Rang
Đại dịchvàvănhóa
ứng xử củaquan chức
Ngày 27-12-2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc đã ban hành Quyết định số 1847/QĐ-TTg
phê duyệt đề án văn hóa công vụ. Đề án này
hướng tới mục tiêu “nâng cao văn hóa công
vụ, góp phần hình thành phong cách ứng xử,
lề lối làm việc chuẩn mực của đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức; đảm bảo tính chuyên
nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu
quả trong hoạt động thực thi nhiệm vụ, công vụ;
đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, xã hội”.
Để thực hiện mục tiêu này, Thủ tướng giao cho
các bộ, ban ngành trong nhiệm vụ và quyền hạn của
mình ban hành các quy định, các chuẩn mực để lực
lượng cán bộ, công chức thực thi.
Tuy nhiên, dù đã được rèn giũa nhiều nhưng
thỉnh thoảng đây đó vẫn còn quan chức ứng xử
thiếu chuẩn mực.
Điều này không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn
xảy ra trên bình diện quốc tế. Không chỉ xảy ra
trong quá khứ trước đây mà ngay trong thời điểm
hiện tại, ngay trong lúc cả nước đang gồng mình
chống dịch.
Trong lúc nước sôi lửa bỏng này, chúng ta mới
nhìn thấy hết bản lĩnh của các nhà lãnh đạo, hình
ảnh quan chức tự cho mình được phép ngoại lệ
xuất hiện.
“Với một trái tim nặng trĩu, tôi từ chức giám đốc
Sở Y tế Scotland” - bà Calderwood đã nói vài ngày
trước đây.
Trên vai trò là nhà lãnh đạo ngành y tế, bà
Calderwood xác nhận, đồng thời gửi lời xin lỗi vì
hành động vô trách nhiệm của bản thân. Do tình
hình lan tràn dịch COVID-19 rất nhanh và khó
kiểm soát, biện pháp khả thi nhất là giãn cách xã
hội. Bà Calderwood đã lên tiếng kêu gọi công
chúng tuân thủ quy định người dân nên ở trong nhà
để đảm bảo giãn cách xã hội.
Tuy nhiên, tờ báo
The Scottish Sun
lại ghi được
những hình ảnh bà đến căn nhà của mình ở bờ biển
trong dịp cuối tuần để nghỉ dưỡng. Hành động này
được coi là vi phạm các khuyến cáo mà chính bà là
người ký ban hành. Bà đã phải từ chức.
Ở khía cạnh khác, ông phó chủ tịch HĐND
huyện Hớn Quản (Bình Phước) được mời vào để
đo thân nhiệt khi đi qua chốt kiểm dịch. Thay vì
tuân thủ các quy định, ông đã đập bàn và lớn tiếng
rằng vì sao chỉ kiểm tra ông mà không kiểm tra
người khác.
Thay vì làm gương thì ông lại vô tình lộ ra
hình ảnh xấu của một “quan cách mạng”. Trong
khi những người lãnh đạo cấp cao nhất phải
quên cả ngủ để họp tìm phương án chống dịch
xuyên đêm thì ở ông lại là đem đến một hình
ảnh không đẹp.
Rõ ràng lực lượng kiểm dịch không đủ lực
lượng để kiểm tra hết được thân nhiệt của từng
người trong từng xe nhưng việc ông không tuân
thủ quy định là một hành động khó có thể biện
minh. Ông đã nhận khuyết điểm và gửi lời xin
lỗi mọi người. Hiện nay ông đã bị tạm đình chỉ
công tác.
Cả hai trường hợp ở hai đất nước khác nhau đều
cho thấy một thực tế chung là dù ở đâu, dù thời
nào cũng có thể có những trường hợp tự cho mình
ngoại lệ trước pháp luật.
Cho dù là thiểu số nhưng những ngoại lệ này cần
phải được chấn chỉnh để xây dựng một nhà nước
thượng tôn pháp luật.
Hơn lúc nào hết, văn hóa ứng xử của chúng ta, đặc
biệt là văn hóa ứng xử của các vị lãnh đạo cũng góp
phần quyết định thành công hay thất bại của chiến
dịch chống COVID-19 này.
Dù bạn là bất kỳ ai, cũng rất cần gạt sang một
bên cái tôi cá nhân để xây dựng một cộng đồng
vững mạnh, nêu cao ý thức và tinh thần tuân thủ
tuyệt đối quy định phòng, chống dịch, để đưa Việt
Nam đến chiến thắng đại dịch này.
VŨ NGỌC BẢO
Ý kiến bạn đọc
Bác xích lô chần chừ hoài vì không có tiền,
được người của quán ra kêu vào nhận
cơmvà gạo. Ảnh: THANHSƠN
Bạn đọc -
ThứBa14-4-2020
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook