151-2020 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBa7-7-2020
Tiền số Trung Quốc sẽ tác động
đến doanh nghiệp Việt
Tiền kỹ thuật số là xu hướng toàn cầu, do vậy cơ quan chức năng cần xây dựng hành lang pháp lý để
đưa vào quản lý.
PHƯƠNGMINH
T
rung Quốc (TQ) đã bắt
đầu đưa ra một đồng tiền
mới có thể làm thay đổi
ý nghĩa tiền tệ. Đó là đồng
nhân dân tệ thuật số (DCEP),
hay còn gọi là phiên bản nâng
cấp của đồng nhân dân tệ.
Theo các chuyên gia, Việt
Nam vốn có sự giao thương
chặt chẽ với TQ nên cần
nghiêm túc xem xét hình thái
tiền tệmới này để nắmbắt các
cơ hội và đối phó với những
thách thức, rủi ro.
Được vận hành như
tiền giấy
Theo TS Cấn Văn Lực,
chuyên gia tài chính - ngân
hàng, sau nhiều năm nghiên
cứu, đến tháng 5 vừa qua, TQ
đã chính thức cho thử nghiệm
thanh toánDCEP. Đây là đồng
tiền kỹ thuật số dựa trên trên
nền tảng công nghệ chuỗi khối
(blockchain) và kỹ thuật số,
nhưng vẫn là đồng tiền định
danh được phát hành, kiểm
soát và bảo đảm bởi Ngân
hàng Trung ương TQ.
“Chínhxáchơn,DCEPđược
coi là phiên bản nâng cấp của
đồng nhân dân tệ của TQ với
nhiều chức năng hơn đáp ứng
yêu cầu phát triển của kinh tế
số, nâng cao hiệu quả quản
lý, điều hành của ngân hàng
trung ương trong nền kinh tế
số. DCEPđược vận hành như
tiền giấy thông thường, chỉ
khác là tồn tại dưới dạng kỹ
thuật số trong ví điện tử được
chính quyền công nhận” - ông
Lực cho biết.
HiệnNgânhàngTrungương
TQ đang phối hợp với một
số ngân hàng và các công ty
triển khai tại các thành phố
như ThâmQuyến, Thành Đô,
Tô Châu và Bảo Định. Nhân
viên nhà nước tại các thành
phố này đã bắt đầu nhận lương
bằng tiền kỹ thuật số.
Trước mắt, loại tiền được
dùng để thanh toán cho các
phương tiện giao thông công
cộng, mua sắm tại siêu thị,
cửa hàng tiện lợi, các doanh
nghiệp thuộc lĩnh vực du lịch,
khách sạn…, sau đó sẽ mở
rộng ra các đối tượng khác.
Đáng chú ý, đồng kỹ thuật
số giúp người dân nước này
hạn chế tiếp xúc với tiền giấy
nhằm tránh lây nhiễm bệnh
COVID-19 trong cộng đồng.
Chuyên gia kinh tế Trần
Thanh Hải nhìn nhận sự ra
đời của tiền ảo đã buộc nhiều
nước phải có những nghiên
cứu nghiêm túc tạo ra cuộc
cách mạng cho tiền giấy. Và
việc TQ phát hành đồng tiền
kỹ thuật số thông qua giá trị
đồng nhân dân tệ để nhanh
chóng bám sát các xu hướng
mới, thuận tiện hơn trong việc
thanh toán.
“Tuy nhiên, cần lưu ý đồng
tiền số này không chỉ đơn
giản là giải pháp thanh toán
điện tử. Nó là hình thức kỹ
thuật số của đồng tiền định
danh, có nghĩa giá trị được
đảm bảo bởi chính phủ và
được quản lý, kiểm soát bởi
ngân hàng trung ương. Do
đó, giá trị một đồng tiền số
tương đương một đồng tiền
giấy nhân dân tệ” - ông Hải
phân tích.
Hết sức thận trọng
Theo chuyên gia ngân hàng
Nguyễn Trí Hiếu, ở thời điểm
này đồng tiềnDCEPchưa gây
quan ngại vì Việt Nam chưa
cho phép thanh toán đồng tiền
kỹ thuật số. Tuy nhiên, đây là
xu hướng toàn cầu, nên Ngân
hàng Nhà nước cần xem xét,
đánh giá cũng như xây dựng
khuôn khổ pháp luật để đưa
vào quản lý.
Dưới góc nhìn của mình,
ông Trần Thanh Hải, chuyên
gia kinh tế, cho rằng hiện
nay người dân TQ đã quen
thanh toán đồng tiền số qua
ứng dụng WePay. Thậm chí
ngay tại khu China Town trên
đất Mỹ, người TQ cũng sử
dụng mạnh hình thức thanh
toán này.
“Cơ quan chức năng Việt
Nam cũng nên nghiên cứu
cho ra đời đồng tiền số Việt
Nam để trao đổi, nhằm thúc
đẩy giao dịch nhanh hơn.
Thêm nữa, vì sự hữu dụng
và phổ biến đồng tiền số tại
TQ, nếu các nhà kinh doanh
Việt Nammuốn tiếp cận nhiều
hơn khách hàng TQ thì hơn
lúc nào hết đẩy nhanh số hóa
trong hoạt động thanh toán”
- ông Hải gợi ý.
Đồng quan điểm, nhiều
chuyên gia cho rằng việc TQ
cho ramắt đồng tiền sốDCEP
không sớm thì muộn cũng có
khả năng tác động đến doanh
nghiệp Việt vì mối quan hệ
giao thương lớn giữa hai nước,
Tiền kỹ thuật số khác với tiền ảo
Theonhómtác giảViệnĐào tạo và nghiên cứu BIDV, đồng
tiền DCEP khác khá nhiều với các tiền số khác như bitcoin.
Giá trị của bitcoin được định hình do thuật toán và kỳ vọng
thị trường nhưng đồngDCEP đại diện giá trị đồng tiền pháp
định với mục tiêu chính là thay thế tiền giấy.
Trong tương lai, xu thế phát triển tài sản ảo, tiền kỹ thuật
số là tất yếu khách quan, đặc biệt là tiền kỹ thuật số do các
ngân hàng trung ương phát hành. Do đó, một điểm cốt
yếu cần lưu ý là cần có cách tiếp cận mở song vẫn kiểm
soát được rủi ro.
“Ngân hàng Nhà nước nên có lộ trình nghiên cứu, đánh
giá những lợi ích và rủi ro của các loại tiền này mang lại;
xác định cách tiếp cận phù hợp đối với tiền kỹ thuật số và
có lộ trình, giải pháp quản lý phù hợp” - nhóm tác giả trên
khuyến nghị.
Bộ LĐ-TB&XH vừa có báo cáo gửi Chính phủ cho biết
chính sách hỗ trợ vốn vay để trả lương ngừng việc cho
người lao động đang gặp vướng mắc nên chưa có doanh
nghiệp nào tiếp cận được.
Cụ thể, theo phản ánh của nhiều địa phương, chính sách
hỗ trợ vay vốn để trả lương ngừng việc cho người lao
động với lãi suất 0%/năm đang có vướng mắc liên quan
đến việc khó xác định tài chính theo quy định tại khoản 2
Điều 13 Quyết định số 15/2020.
Do vậy, Bộ LĐ-TB&XH kiến nghị Thủ tướng sửa như
sau: Doanh thu quý I-2020 giảm từ 20% trở lên so với quý
IV-2019 hoặc so với cùng kỳ năm 2019. Thay vì quy định
như trước đây là doanh nghiệp phải chứng minh đang gặp
khó khăn về tài chính, không cân đối đủ nguồn trả lương
ngừng việc cho người lao động; đã sử dụng hết quỹ dự
phòng tiền lương để trả lương cho người lao động ngừng
việc…, mới được vay tiền. Hiện đề xuất này đang chờ
Thủ tướng quyết định.
Bộ LĐ-TB&XH giải thích việc sửa theo hướng giảm
bớt thủ tục chứng minh tình hình tài chính sẽ giúp
doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn với nguồn vốn tín dụng
16.000 tỉ đồng để trả lương ngừng việc cho người lao
động. Đặc biệt, giúp người lao động giảm bớt khó khăn
trong cuộc sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và
giúp người sử dụng lao động nhanh chóng phục hồi sản
xuất, kinh doanh.
“Đây là khoản vay để hỗ trợ trả lương, kinh phí vay sẽ
được chuyển trả trực tiếp cho người lao động, không qua
doanh nghiệp nên không có khả năng phát sinh sử dụng
vốn vay sai mục đích” - Bộ LĐ-TB&XH nhận định.
VIẾT LONG
nhất là các đơn vị kinh doanh
thường xuyên buôn bán với
TQ. Đó là chưa kể với đồng
tiền kỹ thuật số, người dân
các nước có thể dễ dàng giao
dịch trực tiếp với TQ với chi
phí rất rẻ và không bị mất tiền
khi trao đổi ngoại tệ.
“Nhìn dưới hệ quy chiếu
này, phải hết sức cẩn trọng
khi có các giao dịch theo
kiểu này. Lý do là Việt Nam
sẽ không được hưởng các giá
trị lợi ích từ các giao dịch
này mà về thẳng TQ, một
cách tương tự du khách TQ
vào Việt Nam du lịch nhưng
thanh toán chảy thẳng về đất
nước của họ” - một chuyên
gia cảnh báo.
TS Cấn Văn Lực phân tích
có thể xảy ra rủi ro kỹ thuật
trong quá trình thực hiện giao
dịch của đồng tiền kỹ thuật
số như rủi ro hackers xâm
nhập hệ thống, ảnh hưởng
đến quyền riêng tư thông tin
tài chính của người sử dụng.
Do vậy, Việt Nam cần đánh
giá tác động của việc TQ triển
khai đồng DCEP và kể cả các
nước phát hành đồng tiền kỹ
thuật số khác.
Đồng thời, cần đánh giá
tổng thể, bài bản, thường
xuyên về sự phụ thuộc vào
vốn đầu tư trực tiếp lẫn gián
tiếp từ TQ. Từ đó để có kế
hoạch, kịch bản ứng phó
khi đồng DCEP được TQ sử
dụng rộng rãi, trong cả thanh
toán và đầu tư quốc tế. Đặc
biệt, cần xây dựng kế hoạch
ứng phó với sự phát triển của
đồng DCEP trong thanh toán
biên mậu và du lịch giữa Việt
Nam và TQ.
“Việt Nam cần đẩy nhanh
tiến độ xây dựng hành lang
pháp lý đối với các mô hình
kinh doanh mới trong nền
kinh tế số, công nghệ tài
chính, thanh toán di động,
cho vay ngang hàng” - ông
Lực nhấn mạnh.•
Trái vải làmột trong nhữngmặt hàng được xuất khẩu nhiều sang TQ
(ảnh lớn)
đồng nhân dân tệ kỹ thuật số TQ
(ảnh nhỏ)
. Ảnh: CTV
Cần xây dựng kế
hoạch ứng phó với
sự phát triển của
đồng DCEP trong
thanh toán biên
mậu và du lịch giữa
Việt Nam và TQ.
Hiện nay
chưa có
doanhnghiệp
nào tiếp cận
được vốn vay
trả lương cho
người lao
động. Ảnh
minh họa:
V.LONG
Vẫn chưa doanh nghiệp nào được vay gói hỗ trợ 16.000 tỉ đồng
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook