151-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứBa7-7-2020
Tiêu điểm
ÔngNgôĐìnhQuang,Trưởngphòng
Quản lý sát hạch và cấpGPLX, cho biết
trong sáu tháng đầu năm 2020, qua
công tác phối hợp xác minh GPLX, Sở
GTVT TP.HCM đã phát hiện 14 trường
hợp sử dụng GPLX hạng FC giả. Các
trường hợp vi phạm này đã được xử
lý theo quy định hiện hành.
Một số vụ tai nạn nghiêm trọng liên quan đến xe container
Ngày 6-7, trên quốc lộ 1 tuyến tránh TP Hà Tĩnh đoạn qua phường Thạch Linh xảy ra vụ tai nạn giữa xe tải với xe
container khiến một người tử vong, hai người bị thương phải nhập viện.
Ngày 18-6, xe container đi hướng Móng Cái - Hạ Long (Quảng Ninh) tới khu vực thôn 6, xã Quảng Minh (huyện
Móng Cái) thì lấn làn rồi lật đè vào xe khách 16 chỗ khiến ba người tử vong. Nguyên nhân vụ tai nạn được xác định
do xe container khi vào cua, không làm chủ được tốc độ nên lật đè vào xe khách.
Ngày 2-6, hai nam thanh niên đi xe máy chạy trong làn đường ô tô trên quốc lộ 1A hướng từ cầu Đồng Nai đi Suối
Tiên (TP.HCM) thì xảy ra va chạm với xe container đi cùng chiều. Vụ tai nạn làm hai nam thanh niên ngã ra đường,
bị bánh xe container cán tử vong tại chỗ.
Ngày 7-5, xe container chạy trên đườngNguyễnVăn Bá hướng từ ngã tưThủĐức đi ngã tưMK (quận 9,TP.HCM), đến
nút giao với đường số 2 thì bất ngờ tông vàomột xe máy do hai phụ nữ chở nhau. Vụ tai nạn làmmột người tử vong
tại chỗ và một người bị thương.
nạn nhân), đồng thời tước GPLX ba
năm. Những quy định nghiêm như
vậy sẽ có tác động lớn đối với ý thức
của tài xế xe container.
“Bởi nhiều người lái xe này thường
có thói quen xe lớn ức hiếp xe nhỏ.
Họ cho rằng khi người đi đường thấy
xe container thì tự biết cách tránh
nên chủ quan, dễ gây tai nạn” - ông
Đồng nhấn mạnh.
Ông Ngô Đình Quang, Trưởng
phòng Quản lý sát hạch và cấp
GPLX (Sở GTVT TP.HCM), cho
biết hiện chưa có thống kê chính
thức về nguyên nhân xảy ra tai nạn
giao thông do xe container. Tuy
nhiên, qua công tác phối hợp xác
minh với các cơ quan có chức năng,
Sở GTVT nhận thấy các vụ xảy ra
tai nạn xuất phát từ cả nguyên nhân
chủ quan lẫn khách quan.
Về nguyên nhân chủ quan, ông
Quang cho rằng: Do có thâm niên
lái xe hạng FC lâu năm, các tài xế
bắt đầu có tâm lý chủ quan, lơ là,
dẫn đến tai nạn giao thông nghiêm
trọng. Bên cạnh đó, một số tài xế có
ý thức chấp hành pháp luật chưa cao
như điều khiển xe chạy quá tốc độ
cho phép, không đúng phần đường,
làn đường, sử dụng ma túy, chất kích
thích khi điều khiển xe…
Còn nguyên nhân khách quan:
Các xe khác được điều khiển vào
điểm mù của xe container gây ra
tai nạn, hoặc lùi xe/đi ngược chiều
va chạm với xe container. Ngoài ra,
việc quản lý của công ty vận tải chưa
chặt chẽ, xe container hư hỏng bất
ngờ (như nổ bánh xe); hạ tầng giao
thông chưa đảm bảo như ổ gà, vết
hằn xe cũng là những nguyên nhân
gây ra tai nạn giao thông đáng tiếc.
Lấy giấy phép lái xe hạng
FC cần nhiều tiêu chí
Theo ông Quang, căn cứ Thông tư
số 38/2019/TT-BGTVTcủa bộ trưởng
Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát
hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ
để được học nâng hạng GPLX FC
đòi hỏi nhiều tiêu chí vì đây là loại
xe đặc thù.
Cụ thể, người học bằng FC phải có
thời gian hành nghề từ ba năm trở lên
và có kinh nghiệm lái xe an toàn từ
50.000 km trở lên. Nghĩa là GPLX ô
tô hạng FC chỉ được cấp cho những
THYNHUNG
T
rong hội nghị sơ kết công tác
đảm bảo an toàn giao thông sáu
tháng đầu năm, Phó Thủ tướng
thường trực Trương Hòa Bình cho
biết số vụ tai nạn liên quan đến xe
đầu kéo, xe container vẫn có chiều
hướng tăng. Theo đó, Phó Thủ tướng
đề nghị hai bộ GTVT và Công an
chỉ đạo, có kế hoạch phối hợp kiểm
tra, xem lại quy trình đào tạo, cấp
giấy phép lái xe (GPLX) container
(hạng FC).
Nhiều nguyên nhân gây
tai nạn
AnhLHS(45 tuổi, tài xếxecontainer
đường dài) chia sẻ: “Tôi cho rằng
lái xe nào cũng vậy, nếu không chú
ý quan sát và làm chủ tốc độ khi
tham gia giao thông thì dễ dẫn đến
tai nạn. Ví dụ, theo quan sát tôi thấy
nhiều người lái xe con thường hay
chuyển hướng bất ngờ khiến tài xế
xe container buộc phải đánh lái theo
thì vô tình lại là người gây tai nạn”.
Chuyên gia ô tô, xe máy Nguyễn
MinhĐồng cho rằng có nhiều nguyên
nhân dẫn đến tai nạn giao thông, đặc
biệt là vấn đề ý thức của người lái
xe cho dù đó là xe gì đi chăng nữa.
Để hạn chế tai nạn do ý thức của tài
xế, ông Đồng cho rằng Nhà nước cần
đưa ra những quy định nghiêm ngặt.
Ví dụ quy định tài xế xe container
cướp đường mà không gây tai nạn sẽ
bị phạt 10 triệu đồng, cướp đường và
gây tai nạn sẽ bị phạt 50 triệu đồng
(ngoài việc bồi thường thiệt hại cho
Nhiều người đi đường tỏ ra ngán ngại khi lưu thông gần xe container. Ảnh: HOÀNGGIANG
Sát hạch bằng FC nghiêm ngặt:
Vì sao tai nạn vẫn tăng?
Việc đào tạo, sát hạch giấy phép lái xe hạng FC đòi hỏi nhiều tiêu chí như kinh nghiệm, số giờ lái xe an toàn,
đã có bằng lái hạng C trở lên…
người đã có GPLX hạng C trở lên.
Theo đó, tổng thời gian của khóa
đào tạo lấy bằng FC là 40 ngày.
Trong đó có 272 giờ học (lý thuyết:
48 giờ, thực hành lái xe: 224 giờ)
và 380 km thực hành lái xe. So với
các hạng GPLX tương ứng từ hạng
C lên D (ô tô chở người từ 10 đến 30
chỗ ngồi), D lên E (ô tô chở người
từ 10 đến 30 chỗ ngồi) thì đào tạo
hạng FC hơn 80 giờ học và 140 km
học thực hành lái xe.
Cũng theo ông Quang, trước khi
dự kỳ sát hạch cấp GPLX hạng FC,
người học phải dự kiểm tra cấp chứng
chỉ đào tạo khi kết thúc khóa học gồm
môn pháp luật giao thông đường bộ
theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết;
môn thực hành lái xe trong hình và
trên đường theo quy trình sát hạch
lái xe hạng F.
“Từ ngày 1-8 tới, việc đào tạo sát
hạch sẽ áp dụng theo bộ 600 câu hỏi.
Theo đó, chúng tôi sẽ yêu cầu thí
sinh dự thi sát hạch lý thuyết trong
thời gian 26 phút với 45 câu hỏi,
điểm đạt yêu cầu từ 41/45 điểm trở
lên (trước thời điểm ngày 1-8, thời
gian làm bài là 26 phút, 30 câu hỏi,
điểm đạt yêu cầu từ 28/30 điểm trở
lên)” - ông Quang thông tin.•
Nhật cám ơn Việt Nam cho máy bay tuần thám quá cảnh 2 tháng
Người học bằng FC phải
có thời gian hành nghề từ
ba năm trở lên và có kinh
nghiệm lái xe an toàn từ
50.000 km trở lên.
Ngày 6-7, website của Đại sứ quán Nhật Bản đăng tin
bày tỏ lời cám ơn từ chính phủ Nhật Bản tới Việt Nam khi
cho máy bay tuần thám của nước này quá cảnh ở Việt Nam
hai tháng.
“Đại sứ quán Nhật Bản xin thay mặt chính phủ Nhật Bản,
Bộ Quốc phòng Nhật Bản và các cơ quan liên quan gửi lời
cám ơn chân thành, lòng tri ân sâu sắc tới các cơ quan hữu
quan của Việt Nam” - thư cám ơn cho hay.
Trước đó, máy bay tuần thám P-3C được Bộ Quốc phòng
Nhật Bản cử đến nước Cộng hòa Djibouti (châu Phi) để
thực hiện nhiệm vụ.
Sau khi xong nhiệm vụ, để bay từ Djibouti về Nhật Bản,
máy bay P-3C cần quá cảnh ở một số sân bay trên hành
trình để tiếp nhiên liệu. Mặc dù dịch COVID-19 đang lây
lan rộng rãi trên nhiều quốc gia nhưng Việt Nam vẫn đồng
ý cho máy bay này quá cảnh để nạp nhiên liệu tại sân bay
Tân Sơn Nhất.
Dự định ban đầu, máy bay chỉ quá cảnh ở sân bay Tân
Sơn Nhất để nạp nhiên liệu (ngày 29-4). Tuy nhiên, do động
cơ gặp trục trặc nên máy bay không thể cất cánh, 19 thành
viên của tổ bay phải ở trong máy bay chờ quyết định. Trước
tình hình này, phía Việt Nam đã đồng ý cấp phép cho các
thành viên tổ bay được nhập cảnh và lưu trú tại khách sạn
trong thời gian cách ly.
Ngoài ra, quá trình xem xét động cơ bị hỏng, tổ bay
kết luận họ không đủ khả năng để sửa chữa, máy bay cần
được thay mới động cơ. Khi nhận được đề nghị từ phía
Nhật Bản xin phép cho máy bay vận tải C-2 được vận
chuyển động cơ sang Việt Nam và xin phép cho đội ngũ
nhân viên kỹ thuật được nhập cảnh vào Việt Nam, phía
Việt Nam đã đồng ý.
Sau hai tháng với sự giúp đỡ của Bộ Quốc phòng, Bộ
GTVT, Bộ Công an, Bộ Y tế và các cơ quan hữu quan của
Việt Nam, sự cố động cơ đã được khắc phục thành công để
máy bay lên đường về nước.
Thông tin từ Đại sứ quán Nhật Bản cho biết ngày 29-
6, máy bay tuần thám P-3C đã cất cánh từ sân bay Tân Sơn
Nhất bay về Nhật Bản.
“Nghĩa cử đẹp của Việt Nam đã thể hiện tình cảm đối với
Nhật Bản và tinh thần sẵn sàng hỗ trợ khi nước bạn gặp khó
khăn” - Đại sứ quán Nhật Bản bày tỏ.
PHONG ĐIỀN
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook