164-2020 - page 17

13
NGUYỄNQUYÊN
S
áng 21-7, Đoàn đại biểu Quốc
hội TP.HCM do bà Văn Thị
BạchTuyết, PhóTrưởngĐoàn
đại biểu Quốc hội TP.HCM, dẫn
đầu đã có buổi làm việc với Sở
GD&ĐT TP.HCM.
Nội dung buổi làm việc giám sát
về tình hình thực hiện Nghị quyết
88 và Nghị quyết 51 của Quốc hội
về đổi mới chương trình, sách giáo
khoa giáo dục phổ thông (SGK
GDPT). Đồng thời, khảo sát tình
hình triển khai thực hiện đề án
“Xây dựng TP.HCM thành đô thị
thông minh giai đoạn 2017-2020,
tầm nhìn đến năm 2021”.
Không tuyển được
giáo viên tiếng Anh
Tại buổi làmviệc, ôngNguyễnVăn
Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT
TP.HCM, cho hay Sở GD&ĐT đã
phối hợp với Trường ĐH Sư phạm
TP.HCM bồi dưỡng cho 493 giáo
viên cốt cán tiểu học và Học viện
Quản lý giáo dục bồi dưỡng cho
70 cán bộ quản lý cốt cán.
Đầu tháng 5, các trường tiểu
học đã hoàn thành việc chọn lựa
SGK. Từ ngày 29-7 đến 1-8, giáo
viên TP.HCM sẽ được tập huấn sử
dụng SGK.
Theo ông Hiếu, cả năm bộ SGK
được Bộ GD&ĐT thẩm định và
phê duyệt đều được các trường
chọn lựa. Tuy nhiên, phần lớn các
trường đều chọn bộ sách
Chân trời
sáng tạo
. Đây là bộ sách do NXB
Giáo dục Việt Nam phát hành, có
sự tham gia biên soạn của các nhà
giáo phía Nam. Tất cả các trường
đều có hội đồng lựa chọn độc lập
và quyền chọn lựa sách của thầy
cô được tôn trọng.
Về công tác tuyển dụng giáo viên,
ông Hiếu cho biết theo chương
trình hiện hành, môn tin học và
tiếng Anh là môn tự chọn nên
TP chưa có căn cứ để tuyển giáo
viên. Tuy nhiên, theo Thông tư 32
về ban hành chương trình GDPT
2018, môn tiếng Anh và tin học là
môn học bắt buộc. Tuy nhiên, các
trường khó tuyển dụng do chưa có
quy định trong đề án vị trí việc làm.
Mặt khác, quy định hiện nay,
giáo viên tiếngAnh phải tốt nghiệp
trường đại học sư phạm mới được
giảng dạy ở bậc tiểu học. Chính
quy định này đã khiến nhiều quận,
huyện khó khăn trong tuyển dụng.
Đơn cử như năm học 2019-2020,
quận 11 có nhu cầu tuyển 21 giáo
viên tiếng Anh nhưng không có
ứng viên, quận Bình Tân chỉ có
một ứng viên trúng tuyển nhưng
làm việc một thời gian lại nghỉ.
Để triển khai chương trình GDPT
2018, cơ sở vật chất đóng một phần
quan trọng nhưng các quận, huyện
đều gặp khó. Theo chỉ tiêu được
giao đến năm 2020, TP.HCM đạt
tỉ lệ 300 phòng học/10.000 dân
số độ tuổi đi học. Tuy nhiên, đến
thời điểm này chỉ đạt 219 phòng
học/10.000 dân nhưng không đồng
đều ở các quận, huyện.
Toàn TP chỉ có 70%học sinh tiểu
học được học hai buổi/ngày, cá biệt
có những quận, huyện tỉ lệ này rất
thấp như Tân Phú (30%), quận 12
(25%), Bình Tân (42%) do trường
lớp chưa phát triển đi đôi với việc
tăng dân số cơ học.
Giải pháp tháo gỡ
Trước những vướngmắc gặp phải
khi triển khai chương trình GDPT
2018, SởGD&ĐTTP.HCMđã kiến
nghị một số giải pháp.
Về việc tuyển dụng giáo viên
tiếng Anh và tin học, sở đề nghị
Bộ GD&ĐT cần có văn bản hướng
dẫn về tuyển dụng, cơ chế riêng
và chế độ riêng cho giáo viên Anh
văn, tin học để thu hút, giữ chân
đội ngũ này.
Liên quan đến khó khăn đối với
việc triển khai học hai buổi/ngày
theo chương trình GDPT 2018,
ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng
phòngGiáo dục tiểu học, đề xuất các
chung cư khi xây dựng phải quan
tâm đến việc phát triển trường lớp.
Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
phải tính đến việc xây trường lớp
để đảm bảo chỗ học cho con em.
Kết luận buổi làm việc, bà Văn
Thị Bạch Tuyết ghi nhận những
kết quả mà Sở GD&ĐT đã thực
hiện được trong thời gian qua như
nhanh chóng triển khai kế hoạch
tập huấn giáo viên. Sở cũng đã chủ
động trong việc biên soạn tài liệu
giáo dục của địa phương…
Bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó TrưởngĐoàn đại biểuQuốc hội TP.HCM, phát biểu tại buổi làmviệc với SởGD&ĐT TP.HCM
vào sáng 21-7. Ảnh: DANHNGUYỄN
Kiến nghị của đoàn đại biểu Quốc hội với sở
Sở GD&ĐT phải đảm bảo được chất lượng giáo viên để thực hiện việc
đổi mới chương trình, SGK trong năm học tới.
Sở phối hợp chặt chẽ với quận, huyện để tuyển dụng đủ giáo viên đảm
bảo theo quy định. Sở phối hợp với Sở Nội vụ để có giải pháp trước mắt
cho giáo viên dạy từng môn của tiểu học và của cấp học khác.
Về cơ sở vật chất, sở tiếp tục phối hợp với ủy ban quận, huyện để có
đề xuất tiếp tục với TP quan tâmđầu tư, tháo gỡ những khó khăn, vướng
mắc vềmặt bằng. Sở tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các trường.
VĂNTHỊ BẠCHTUYẾT
, Phó TrưởngĐoànđại biểuQuốc hội TP.HCM
Sáng 21-7, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM phối hợp cùng Tổ
chức Cứu trợ trẻ em Quốc tế tại Việt Nam (SCI) tổ chức
hội thảo chia sẻ kết quả đánh giá cuối kỳ và nhân rộng mô
hình dự án “Trường học thân thiện và bảo vệ trẻ em dễ bị
tổn thương” trên địa bàn TP.HCM.
Bên cạnh hoạt động tổng kết, giao lưu chia sẻ, hội thảo
còn có nhiều hoạt động thực tế như hoạt động xé trái
tim, gửi thư khen, dán giấy màu sắc... tái hiện những tình
huống có thật trong cuộc sống nhằm chạm đến trái tim của
mọi người, từ đó đề ra những biện pháp khắc phục.
Để lại nhiều cảm xúc nhất là phần viết thư khen, giúp
mỗi cá nhân có thể bày tỏ lời khen của mình đến với
người xứng đáng nhất mà họ gặp trong cuộc sống.
Bật khóc tại cuộc hội thảo khi đọc thư khen, em
Nguyễn Ngọc Thảo Nhi, học sinh Trường Tiểu học Trần
Văn Ơn (quận Tân Bình), chia sẻ: “Em trai của em từ
nhỏ đã bị não và tim nên không thể nói và đi được. Em
muốn dành lời khen đến em trai của em. Em là một
người em ngoan. Chị sẽ luôn làm cho em cười và sẽ luôn
đồng hành cùng em”.
Được biết, Thảo Nhi đã tham gia hoạt động và trở thành
thành viên trong đội trẻ em nòng cốt của dự án từ khi học
lớp 4. “Thông qua hoạt động này, em đã học được rất
nhiều điều về cách bảo vệ mình” - Thảo Nhi chia sẻ.
Chia sẻ thư khen của mình tại cuộc hội thảo, cô Lê Thị
Thanh Nhã - chuyên viên Ban Vì sự phát triển tiến bộ phụ
nữ và bình đẳng giới tại TP.HCM muốn dành lời khen đến
một học trò của cô, tuy bị khuyết tật nhưng em rất ngoan,
biết nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa...
Nghẹn ngào khi viết lời khen, cô Lâm Minh Trang, Phó
Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, muốn dành
lời cám ơn đến em Nguyễn Trường Phúc: “Cám ơn em đã
là một cảnh báo tốt để giáo viên biết được trong cách hành
xử với học sinh cá biệt”.
Được biết, giai đoạn 2 của dự án thực hiện từ tháng
9-2016 đến hết tháng 9-2020 và thu được nhiều kết quả
tích cực. Đó là giảm rõ rệt việc trừng phạt thân thể,
cải thiện môi trường học, tăng khả năng tiếp cận giáo
dục có chất lượng của trẻ em nhập cư, trẻ em dễ bị tổn
thương khác.
Đồng thời, dự án cũng cải thiện rõ rệt về thái độ và
hành vi của giáo viên trong việc đảm bảo môi trường học
đường có chất lượng; tạo sự kết nối giữa gia đình, nhà
trường và xã hội, góp phần tích cực vào việc thay đổi
nhận thức kỷ luật của phụ huynh. Ngoài ra, dự án cũng
góp phần thúc đẩy sự tham gia thực hiện quyền của trẻ
một cách nhiệt tình nhất...
ÁNH NGUYỆT
Đời sống xã hội -
Thứ Tư22-7-2020
Tuyển giáo viên tiếng Anh như
“mò kim đáy bể”
Khó khăn trong tuyển dụng giáo viên tiếng Anh, vị trí việc làm, thiếu cơ sở vật chất là những rào cản
khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Đoàn cũng chia sẻ những khó
khăn ngành gặp phải khi triển khai
chương trình GDPT 2018 do áp lực
tăng học sinh, phòng học không
đáp ứng đủ. Cá biệt như quận Tân
Phú chỉ có 13% học sinh lớp 1 năm
học 2020-2021 được học hai buổi/
ngày, có duy nhất một trường của
quận 100% được học. Mặt khác,
còn có những khó khăn về tuyển
dụng giáo viên và những quy định
về kinh phí chưa phù hợp.
“Liên quan đến những khó khăn
trên, tôi đề nghị Sở GD&ĐT phối
hợp với Sở Tài chính và UBND
các quận, huyện có hướng để
tham mưu cho UBND TP và kiến
nghị với HĐND TP để có thể giải
quyết. Về Quốc hội, sau buổi giám
sát, chúng tôi chính thức có văn
bản gửi cho Chính phủ với Bộ
GD&ĐT, Bộ Tài chính để nghiên
cứu. Chúng tôi ghi nhận những
kiến nghị của sở và sẽ có phản ánh
với ngành chức năng, với Ủy ban
Thường vụ Quốc hội” - bà Tuyết
nhấn mạnh.•
Học sinhbật khóc khi đọc thưkhen
Cá biệt như quận Tân
Phú chỉ có 13% học sinh
lớp 1 năm học 2020-
2021 được học hai buổi/
ngày, có duy nhất một
trường của quận 100%
được học.
1...,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16 18,19,20
Powered by FlippingBook