164-2020 - page 18

14
Bạn đọc -
Thứ Tư22-7-2020
THANHSƠN
S
au hơnmột tháng xa nhà,
hômnay chị NguyễnThị
Hồng Lam ẵm đứa con
mới hơn một tuổi từ Đà Lạt
về lại nhà mình ở thôn Lương
Cách, xã Hộ Hải, huyện Ninh
Hải, Ninh Thuận.
Chị đã không ít lần đi xa
rồi trở về nhưng cảm xúc trở
về lần này rất đặc biệt.
Khánh kiệt, gia đình
ly tán
Còn nhớ cuối năm 2013,
sau ca phẫu thuật cho hai bé
Phi Long, Phi Phụng bị dị tật
bẩm sinh dính nhau, chị chỉ
còn mỗi Phi Long bên cạnh.
Phi Phụng đã ra đi sau ca mổ
vài tháng…
Gần bảy năm đã trôi qua,
Phi Long cung đã có thêm hai
em gái xinh xắn là Hạ Đoan
và Tâm Đoan. Để lo đủ cho
các con, vợ chồng chị Lam
đã phải đánh đôi rất nhiều…
Anh Phiên, chồng chị Lam,
kể lại những ngày tháng bỏ
quê lên Bình Dương làm phụ
hồ. Nhịn ăn, nhịn mặc, làm
được bao nhiêu chạy xuống
bệnh viện đưa cho vợ và thăm
con. Rồi cũng từ đó, kinh tế
gia đình ngày càng đi xuống,
ở nhà quê mà không một tấc
đất, không phương tiện làmăn.
Trong mỗi giấc mơ thoáng
chợt, chị chỉ dám ước là ngày
mai, vợ chồng chị có việc làm
để kiếm tiền nuôi con.
Mấy năm trước, khi mới
sinh bé thứ hai, vợ chồng dăt
diu ôm con lên Lâm Đông
làm mướn. Khi bé thứ ba
Tâm Đoan ra đời, cả nhà lại
bồng bế nhau về quê bươn
chải đăp đổi qua ngày. Rồi
dịch COVID-19 tràn về cung
là thời điểm gia đình lâm vào
hoàn cảnh bí bách nhất.
Không đìa tôm nào mướn
người làm, hạn hán đất bỏ
không, đồng nghĩa với đó là
vợ chông chị Lam thất nghiệp.
Nhìn ba đứa con nheo nhóc
thiếu ăn ốm yếu, vợ chồng
anh Phiên đành dứt lòng quyết
đinh đưa bé Hạ Đoan gửi về
nhờ ông bà ngoai nuôi, Phi
Long ở với bà nội bị tai biến
và người bác bị bệnh. Chị
Lam ẵm bé Tâm Đoan vừa
tròn một tuổi lên Lâm Đông
nhổ co, trồng hành mướn.
Anh Phiên bám trụ ở quê, ai
mướn gì cũng làm, khi phụ
hồ, lúc mượn xe mẹ vợ vô
Phan Rí hốt xác mắm...
Cuộc sông bế tắc gần như
không có lối ra.AnhPhiên tâm
sư: “Nhiều lúc nhớvợ, nhớ con
quặn lòng mà không biết làm
sao. Đôi khi thấy nhưmình có
lỗi với gia đình, với những đứa
con tội nghiệp, sinh chúng ra
mà không chăm sóc đến nơi
đến chốn. Ước mơ cháy lòng
là hằng đêm cả gia đinh được
sumhọp... nhưng khi điều đơn
gian nhất là có công viêc hằng
ngày con khó, huống gì…”.
Không nhà cửa, không
nghề nghiêp, không phương
tiên đi lại... Gần như những
bi đat nhất của cuộc sông đều
hiên diên ơ trong cái gia đình
nhỏ bé này.
Tin vui nối tiếp tin vui
Sáng hôm qua tốt ngày,
21-7, vợ chồng chị Lam cùng
thợ khởi công đào móng để
xây kiềng nhà. Căn nhà được
xây từ tiền tài trợ của công
chứng viên Nguyễn Quang
Vinh, Trưởng Văn phòng
công chứng Bến Nghé.
Vừa đào móng xong, chị
Lam chia sẻ: “Hôm bữa đang
làm cỏ, nghe chồng gọi điện
thoại kêu về và nói mình được
các nhà hảo tâm xây nhà, cả
người tôi bỗng run lên bần
bật, mấy người làm cùng
không hiểu chuyện gì xảy
ra, cứ tưởng bị trúng gió. Từ
hôm đó đến nay, chỉ nghĩ tới
việc được nhiều bạn đọc hảo
tâm của
Pháp Luât TP.HCM
và những người bạn của nhà
báoNguyễnĐứcHiển giúp đỡ
xây căn nhà và hỗ trợ nhiều
cách khác là vợ chồng tôi
nôn nao không ngủ đươc...”.
Dường như tất cả là những
giấc mơ không tưởng, niềm
vui cứ dồn dâp nhân lên khi
hôm qua anh Phiên mang về
một chiếc xemáyHonda “của
mình” mới tinh, được mua
bằng sự hỗ trợ của mọi ngươi.
Niềm vui nhân lên khi vợ
chồng anh Phiên được luật
sư Lê Vi, Chủ tịch Hội đồng
quản trị Trường liên cấp Hoa
Sen, góp thêm nhiều tin vui.
Trường Hoa Sen sẽ đón em
Phi Long vào học và ăn uống
tại trường miễn phi, cấp trang
phục, dụng cụ học tập. Trường
cũng nhận chị Lam vào làm
nhân viên của trường…
Biết chuyện, anh Hiệp,
chủ doanh nghiệp gạch men
Hoàng Tuấn, gần đó cũng hỗ
trợ gạch men để lát nhà…
Hội đông Đôi huyện Ninh
Hải, Hội đồng Đội tỉnh Ninh
Thuân cũng đã đến trao các
gói học bổng cho Phi Long…
Những giấc mơ có thật
Anh Quân, người nhận xây
nhà cho vợ chồng anh Phiên,
nói: “Khi Phiên tới nói xây
nhà cho anh ấy, tôi còn nghĩ
nó nói giỡn, vợ chồng nó kiếm
tiền nuôi con còn không có,
huống chi xây nhà. Trên đời
này đúng là những giấc mơ
có thật”.
Nhiều bạn đọc đã chia sẻ cùng
Phi Long
Cuối năm 2013, ở Ninh Thuận có hai bé song sinh dính
nhau tên là Phi Long, Phi Phụng. BV Nhi đồng 2 (TP.HCM),
nơi BS Trương Quang Định là phó giám đốc đã căng mình
theo dõi từ khi hai bé còn trong bụng mẹ cho đến ca mổ
sinh tử ngày 26-11-2013. Êkíp gần 80 con người từViệnTim
và BV Nhi đồng 2 đã dồn hết tâm huyết vào ca mổ.
Camổ thành công nhưng sau đó 7 tiếng, chỉ mỗi Phi Long
có thể phẫu thuật đóng lồng ngực. Phi Phụng phải thởmáy.
Ba tháng sau, vào chiều 29 tết, hình ảnh Phi Long với“nụhôn
vĩnh biệt”người anh em song sinh khiến ai cũng nhói lòng.
Ngày 17-7 vừa qua, sau khi
Pháp Luật TP.HCM
đăng tải bài
Gặp lại bé Phi Long trong bức ảnh “Nụ hôn vĩnh biệt”
”, nhiều
bạn đọc đã chung tay góp sức dệt nên câu chuyện cổ tích
cho gia đình em.
Chuyện cổ tích có thật của
gia đình bé Phi Long
Những ngươi hàng xómbiết
chuyện cũng đến chung vui
cùng gia đình. Xóm đạo ngày
hôm qua bỗng rộn ràng hẳn.
Ninh Thuân mấy hôm nay
nắngchangchang, 8giờbắt đầu
đào xây kiềng nhà, trời bỗng
đổ cơn mưa, ai cũng nói vậy
làmaymắn lắm. Đến trưa, anh
Phiên chạy từ công an huyện
về hớn hơ cầm biển số xe mới
cấp nói: “Bấmsố nhận biển xe
bảy nút, hên quá bà con ơi!”.
Không bao lâu nữa, tại khu
đất này sẽ cómột ngôi nhàmới
mọc lên. Một cuộc sông mới
hy vọng sẽ tốt đẹp hơn ngày
hôm qua và trên hết là những
đứa trẻ được sống trong yêu
thương, đùm bọc, dạy dỗ của
cả cha lẫn mẹ. Bữa cơm có
đủ các thành viên trong gia
đình từ nay sẽ không còn là
chuyện hiếm nữa.
Cậu bé Phi Long tuần tới sẽ
chính thức thamgia khóa sinh
hoat hè để làm quen với môi
trương mới tại Trường liên
câp Hoa Sen. Chị Lam không
còn đi nhổ cỏ mướn nữa, anh
Phiên đã có thể tạo cho mình
một công việc mới ngay tại
nơi gia đinh mình sinh sống.
Đến trưa hôm qua, móng
ngôi nhà đã được đào xong.
Từ đây, câu chuyện cổ tích có
thật ở gia đình này sẽ được
họ viết tiếp lên.•
Hômqua, gia đình chị Lamđã khởi công xây nhàmới. Ảnh: THANHSƠN
Trên đườngmua chiếc xemáymới về, anh Phiên
(trái)
ghé
Trường liên cấpHoa Sen thamquan để cho con vào học.
Ảnh: THANHSƠN
Bữa cơm có đủ các
thành viên trong
gia đình từ nay sẽ
không còn là chuyện
hiếm nữa.
Saubài viết
“Gặp lại béPhi Long trong bức ảnh “Nụhônvĩnhbiệt””
, nhiềubạnđọchảo tâmđãhỗ trợgiađìnhcháu.
Bạnđếnởnhờ vài hôm, cóphải thôngbáo lưu trú?
Bạn tôi muốn sang ở nhờ nhà tôi
khoảng ba ngày trong lúc nhà bạn tôi
đang sửa lại. Tôi và bạn cùng thường
trú tại quận 8, TP.HCM. Xin hỏi, trường hợp này tôi có
phải thông báo lưu trú? Nếu không thông báo thì có bị
phạt không?
Bạn đọc
Nguyễn Văn Tú
(Quận 8, TP.HCM)
Luật sư
Lê Dũng
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
, trả lời: Lưu
trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại
địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của
mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú.
Điều 31 Luật Cư trú năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm
2013) quy định: Đại diện gia đình khi có người đến lưu
trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với công an xã,
phường, thị trấn.
Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ của
ngày có người đến lưu trú. Nếu người đến lưu trú sau 23
giờ thì thông báo lưu trú vào sáng hôm sau.
Theo Điều 21 Thông tư 35/2014 của Bộ Công an, việc
thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp, hoặc bằng điện
thoại, hoặc qua mạng Internet, mạng máy tính.
Đại diện gia đình phải đề nghị người đến lưu trú xuất
trình một trong các giấy tờ sau: CMND; hộ chiếu còn giá
trị sử dụng; giấy tờ tùy thân khác… làm thông tin đăng ký
lưu trú cho người từ đủ 14 tuổi trở lên.
Trường hợp người dưới 14 tuổi thì không phải xuất
trình các giấy tờ nêu trên nhưng phải cung cấp thông tin
về nhân thân của người dưới 14 tuổi.
Như vậy, dù bạn anh Tú và anh có cùng nơi thường trú
thì anh Tú vẫn phải thực hiện việc thông báo lưu trú khi
bạn anh đến ở nhờ nhà chỉ vài hôm.
Theo điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định số 167/2013,
nếu cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng
quy định về thông báo lưu trú sẽ bị phạt tiền 100.000-
300.000 đồng.
VÕ PHẠM
1...,8,9,10,11,12,13,14,15,16,17 19,20
Powered by FlippingBook