170-2020 - page 11

11
Kinh tế -
Thứ Tư29-7-2020
Tiêu điểm
Tại cuộc họp Ban chỉ đạođiều hành
giáhồiđầutháng7vừaqua,Thủtướng
Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu xem xét,
sớmgiảmgiánhiềumặthàng.Riêngđối
vớigiádịchvụhàngkhông,logistics…,
Thủ tướnggiao BộGTVT, BộTài chính,
các bộ, ngành liên quan chỉ đạo kiểm
soát chặt chẽ các yếu tố hình thành
giá, không để tăng giá mà phải giảm
giá để kích cầu tiêu dùng trong bối
cảnh khó khăn hiện nay.
Ưu tiên vận chuyển đường thủy
Phó Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu Ngô
Tường Vy cho biết hiện nay nhiều công ty lựa chọn vận chuyển bằng
đường thủy. Lý do là so với đường bộ, đường hàng không, đường sắt thì
đường thủy rẻ hơn khá nhiều.
Bà Vy phân tích: Hiện vận chuyển một container bằng đường thủy từ
TP.HCM đến các cảng của Trung Quốc dao động 15-50 triệu đồng. Trong
khi đó, nếu vận chuyển bằng đường bộ thì chi phí thấp nhất cũng phải
50-90 triệu đồng, thậm chí lên tới 100 triệu đồng. Nếu vận chuyển bằng
đường sắt dao động 70-100 triệu đồng.
tăng cao, các DN còn phản ánh vận
chuyểnbằngđườnghàngkhôngnhiều
rủi ro vì nhiều chuyến bay hay bị
“delay” (trì hoãn chuyến - PV) gây
ảnh hưởng đến nhiệt độ, chất lượng
nông sản. Từ thực tế trên, nhiều nhà
kinh doanh đề nghị cần nghiên cứu
để có công nghệ bảo quản sau thu
hoạch cho mặt hàng này.
“Nếu nông sản có thời gian bảo
quản lâu hơn thì các công ty xuất
khẩu có thể sử dụng bằng đường
tàu, đường biển thay thế cho hàng
không để giảm chi phí vận chuyển,
giảm rủi ro. Tôi cho rằng đây là
giải pháp lâu dài, mang tính bền
vững” - đại diện một công ty xuất
khẩu trái cây nói.
Cao do trạm thu phí
cầu đường quá nhiều
Đại diện một số DN cho hay
ngoài chi phí vận chuyển bằng
đường hàng không cho hàng hóa
xuất ngoại tăng cao thì chi phí vận
chuyển ngay tại thị trường nội địa
ở nước ta cũng đang ở mức cao.
Bà Đỗ Thị Thanh Thủy, phụ trách
Phòng kinh doanh, Tập đoàn Nam
Việt (NAVICO), đánh giá chi phí
vận chuyển cao đang làm đội giá
thành sản xuất.
“Hiệnphí vậnchuyểnmột container
40 feet từ An Giang ra Hà Nội hết
khoảng 75 triệu đồng. Phí vận
chuyển cao làm chi phí bán hàng
tăng lên, giảm sức cạnh tranh của
hàng hóa” - bà Thủy dẫn chứng.
Trong khi đó, bàNguyễnThị Thảo
Ngân, Giám đốc Công ty TNHH
Thương mại giao nhận vận tải HNT,
giãi bày: Chi phí vận chuyển bằng
đường bộ từTP.HCMraHàNội phải
tầm 80 triệu đồng/container/40 feet,
thời điểm rẻ cũng phải hơn 60 triệu
đồng. “Nguyên nhân là do trạm thu
phí cầu đường của Việt Nam (VN)
quá nhiều. Ngoài ra còn nhiều loại
phí khác cũng tương đối cao. Trong
khi đó phí vận chuyển đường thủy
rẻ hơn, chỉ hơn 40 triệu đồng” - bà
Ngân cho hay.
Nói thêm về vấn đề này, ông
Nguyễn Tương, Phó Tổng thư ký
Hiệp hội DN dịch vụ logistics VN
(VLA), cho rằng chi phí logistics
chuyên chở hàng hóa bao gồm chi
phí vận tải, chi phí lưu kho lưu
bãi, chi phí về quản lý. Ngoài ra,
ở VN còn có thêm chi phí “ngoài
luồng” nữa là chi phí trên đường
như giá xăng dầu, phí cầu đường,
phí lót tay... “Nhìn chung, chi phí
ANHIỀN
C
ước phí vận chuyển hàng nông
sản dù ở đường bộ, đường sắt,
đường biển hay hàng không
đều tăng mạnh do ảnh hưởng dịch
COVID-19.
Phí đã cao còn bị “delay”
Bà Ngô TườngVy, Phó Giám đốc
Công ty TNHHXuất nhập khẩu trái
cây Chánh Thu, cho biết chi phí vận
chuyển bằng đường hàng không
tăng quá cao, khiến doanh nghiệp
(DN) gặp không ít khó khăn. Đơn
cử như phí vận chuyển hàng không
từ nước ta đi Mỹ bình thường ởmức
3-3,5 USD/kg, nay tăng thêm 1,5-2
USD/kg. Không chỉ vận chuyển đi
Mỹ mà đi các thị trường khác cũng
tăng 15%-50%, thậm chí gấp ba lần
so với thời điểm trước khi xảy ra
dịch COVID-19.
“Chẳng hạn, phí vận chuyển sang
Trung Quốc tăng 20%-50% tùy thời
điểm. Nguyên nhân là do quá trình
thông quan ở cửa khẩu kéo dài hơn,
chi phí thuê nhân công bốc dỡ hàng
hóa tăng lên…Phí vận chuyển sang
Nhật Bản cũng tăng lên gấp hai, ba
lần do chuyến bay rất ít” - bà Vy
dẫn chứng.
Cước vận chuyển cao đẩy giá
thành sản phẩm lên cao, sức mua
vì vậy cũng bị giảm đi. Đặc biệt,
phí vận chuyển hàng không quá
cao buộc công ty phải điều chỉnh
lại chiến lược kinh doanh cho phù
hợp. “Chúng tôi đã ngưng toàn bộ
vận chuyển hàng không, chuyển
sang đi đường biển. Mặt khác,
trước giờ công ty tập trung vào các
loại trái cây như thanh long, xoài,
vú sữa, chôm chôm… thì nay chỉ
tập trung vào những loại có thời
gian bảo quản dài ngày như nhãn,
sầu riêng đông lạnh… để đi được
đường biển” - phó giám đốc Công
ty Chánh Thu cho biết thêm.
Đáng chú ý, ngoài phí vận chuyển
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, phí vận chuyển qua hàng không, đường biển, đường bộ đều tăng cao.
Trong ảnh: Đóng gói vải thiều tại Bắc Giang để xuất khẩu sangNhật Bản. Ảnh: CTV
Phí vận chuyển tăng cao làm khó
doanh nghiệp
Chi phí logistics nội địa tại nước ta hiện vẫn cao hơn so với các nước phát triển.
logistics những năm gần đây ngày
càng giảm. Cụ thể, chi phí logistics
năm 2014 là 20,8% thì năm 2019
giảm còn 16,8%” - ông Nguyễn
Tương cho hay.
Tuy vậy, vị đại diện VLA cũng
thừa nhận chi phí logistics nội địa
tại nước ta hiện vẫn cao hơn so với
các nước phát triển nhưng không đến
mức cao nhất thế giới như một số
ý kiến đã đưa ra. “Theo xếp hạng
Chỉ số hoạt động logistics của Ngân
hàng Thế giới thực hiện năm 2018
thì VN đứng thứ 39/160 quốc gia.
Còn ở khu vực ASEAN, nước ta
xếp thứ ba, sau Singapore và Thái
Lan” - ông Tương nói.•
Giákhẩu trangnhiềunơi lại tăngvọt
Cước vận chuyển hàng
không quá cao, nhiều rủi
ro vì chuyến bay hay bị
“delay”, khiến các công
ty xuất khẩu gặp nhiều
khó khăn.
Trong khoảng hai ngày qua, trên các chợ mạng như
Facebook, Zalo xuất hiện hàng trăm bài đăng với nội dung
mua bán khẩu trang y tế. Giá mặt hàng này rao bán tăng
10.000-20.000 đồng/hộp so với thời điểm trước khi Đà
Nẵng công bố dịch.
Chị Phan Thùy Anh (quận Tân Bình, TP.HCM) vừa
rao bán khẩu trang y tế hiệu VN trên Facebook với
giá 70.000 đồng/hộp 50 cái thì khoảng 10 phút sau,
chị thông báo hiện nhà cung cấp đã tăng giá bán lẻ lên
85.000 đồng/hộp.
“Trước đây, một hộp khẩu trang chỉ dao động 60.000-
70.000 đồng nhưng từ khi dịch COVID-19 xảy ra tại Đà
Nẵng, giá bán tăng lên do nhu cầu mua sản phẩm tăng vọt.
Dù giá tăng nhưng hiện tại kho hàng bên mình không còn
đủ để cung ứng cho người mua. Phía kho tổng cho biết
phải tuần sau hàng mới về lại và có để bán” - chị Thùy
Anh nói.
Không chỉ trên các mạng xã hội, tại các tuyến đường
ở TP.HCM như Nguyễn Giản Thanh, Cách Mạng Tháng
Tám (quận 10); Đinh Tiên Hoàng (quận Bình Thạnh);
Nguyễn Thái Sơn (quận Gò Vấp); Hoàng Văn Thụ
(quận Tân Bình)…, một số tiệm thuốc Tây thông báo
“hết khẩu trang”.
Với những địa điểm còn bán mặt hàng này, mức giá
cũng tăng so với thời điểm trước khi có dịch tại Đà Nẵng.
Cụ thể, giá khẩu trang y tế dao động 85.000-120.000
đồng/hộp 50 cái, thậm chí có tiệm báo giá 180.000 đồng/
hộp đối với khẩu trang hoạt tính xuất khẩu. Mức giá này
đã tăng 2-3 lần so với tuần trước.
Trái ngược với tình trạng khẩu trang tăng giá trên chợ
mạng và ở các hiệu thuốc, ở hệ thống siêu thị VinMart
và VinMart
+
, Co.opmart, Big C…, mặt hàng khẩu trang
y tế và nước rửa tay hiện dồi dào với giá bán ổn định.
Đại diện Central Retail, đơn vị chủ quản các chuỗi siêu
thị Big C và Go!, khẳng định: “Big C và Go! cam kết
không tăng giá hàng hóa. Chúng tôi có đủ hàng cung
cấp, phục vụ nhu cầu khách hàng”.
Hệ thống siêu thị Mega Market cũng thông tin vừa
bổ sung cho Siêu thị Mega Market tại Đà Nẵng 80.000
khẩu trang y tế và sẽ tăng lên gần 100.000 cái vào
tuần tới.
Theo một số doanh nghiệp dệt may, hiện nguồn cung
mặt hàng khẩu trang khá dồi dào và không sốt giá. Do đó,
những thông tin về khan hàng, tăng giá là do một số người
kinh doanh đang lợi dụng tình hình dịch COVID để tự
thổi giá, trục lợi.
Còn đại diện một quầy thuốc trên đường Nguyễn Giản
Thanh (quận 10, TP.HCM) cho hay sức mua khẩu trang
bắt đầu tăng từ cuối tuần trước. “Hiện khẩu trang đang có
biểu hiện loạn giá và loạn về cả chất lượng. Người dân
nên đến các quầy thuốc uy tín để mua khẩu trang, tránh
mua các hàng trôi nổi, không an toàn, khiến tiền mất tật
mang” - người này khuyến cáo.
THU HÀ
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook