170-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư29-7-2020
Kết luậnvề chữký
ôngVũ, bàThảo
trongvụánhìnhsự
Theo thông báo của cơ quan điều tra, chữ ký
trong các tài liệu giámđịnh là của ông Đặng Lê
Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng DiệpThảo.
Công an tỉnh Bình Dương vừa có thông báo kết luận
giám định liên quan đến chữ ký của ông Đặng Lê Nguyên
Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo trong vụ án hình sự làm
giả tài liệu của cơ quan, tổ chức xảy ra tại Công ty CP
Cà phê hòa tan Trung Nguyên mà cơ quan này đã khởi
tố trước đó.
Thông báo này được gửi đến VKSND tỉnh Bình Dương
và ông Nguyễn Duy Phước (người đại diện ủy quyền của
ông Đặng Lê Nguyên Vũ), người bị bà Thảo tố cáo.
Theo thông báo của cơ quan điều tra, chữ ký mang tên
ông Vũ trong các tài liệu giám định so với tài liệu mẫu
là do cùng một người ký ra. Cụ thể là biên bản và quyết
định của đại hội cổ đông về việc mua cổ phần trong Công
ty CPTập đoàn Trung Nguyên và cử người đại diện quản
lý phần góp vốn ngày 7-12-2009, ba biên bản họp đại hội
đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) và danh sách cổ đông (không
đề ngày tháng năm) của công ty này.
Chữ ký bà Thảo trong các tài liệu đề cập trên cùng ba
tài liệu liên quan ĐHĐCĐ so với chữ ký trên tài liệu mẫu
cũng do một người ký ra.
Tháng 7-2016, tòa án thụ lý vụ án kinh doanh thương
mại về việc tranh chấp thành viên công ty theo đơn khởi
kiện của bà Lê Hoàng Diệp Thảo. Bà Thảo yêu cầu tòa
hủy bỏ quyết định, nghị quyết bãi nhiệm bà khỏi vị trí là
người đại diện theo pháp luật Công ty CP Cà phê hòa tan
Trung Nguyên của HĐQT và nghị quyết của ĐHĐCĐ
của Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên do trái luật và
trái với điều lệ.
Trong quá trình giải quyết, bà Diệp Thảo yêu cầu tòa
trưng cầu giám định đến Viện Khoa học hình sự (Bộ
Công an) các tài liệu do ông Nguyễn Duy Phước cung
cấp cho tòa có dấu hiệu cắt ghép và làm giả.
TAND tỉnh Bình Dương ra quyết định trưng cầu giám
định biên bản họp ĐHĐCĐ, nghị quyết của ĐHĐCĐ,
biên bản họp ĐHĐCĐ và quyết định ĐHĐCĐ của Công
ty CP Tập đoàn Trung Nguyên.
Viện Khoa học hình sự kết luận các chữ “Công ty cổ
phần Cà phê Trung Nguyên” dòng chữ in thứ 10 từ trên
xuống trên tài liệu ký hiệu A3 -2 có dấu vết cắt ghép.
Từ đây, bà Thảo tố cáo ông Phước làm giả biên bản
ĐHĐCĐ và quyết định của ĐHĐCĐ nhằm tước đoạt
quyền sở hữu và quyền quản lý của bà Thảo tại Công
ty CP Cà phê hòa tan Trung Nguyên, gây thiệt hại hơn
4.000 tỉ đồng.
Sau khi nhận được đơn tố giác của bà Thảo, Công an
tỉnh Bình Dương đã vào cuộc kiểm tra, xác minh và ra
quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết. Đầu năm 2020,
cơ quan này phục hồi điều tra và khởi tố vụ án.
Trong một diễn biến khác, phía Trung Nguyên có đơn
gửi cơ quan điều tra đề nghị hủy bỏ quyết định khởi tố
trên. Bởi vì đến thời điểm hiện tại, không có bất kỳ một
kết luận nào của cơ quan điều tra cho thấy tài liệu phôtô
do ông Phước nộp là giả mạo.
Thời điểm xảy ra vụ việc giả mạo tài liệu, ông Phước
chưa vào làm việc chính thức tại Tập đoàn Trung Nguyên,
không được giao thực hiện các thủ tục đăng ký kinh
doanh của tập đoàn.
Ngày 10-4, Công an tỉnh Bình Dương có thông
báo kết luận giám định lần thứ hai kết luận chữ ký
nháy của người soạn thảo hồ sơ, tài liệu bị cắt ghép
là của ông Nguyễn Văn Toản, không phải chữ ký
của ông Phước.
HOÀNG YẾN
Ông Trầm Bê bị đề
nghị phạt 6-7 năm tù
VKS đề nghị phạt các bị cáo DươngThanh Cường 18-20 năm tù về tội
lừa đảo chiếmđoạt tài sản, TrầmBê 6-7 năm tù về tội vi phạmquy định
về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
HOÀNGYẾN
N
gày28-7,TANDTP.HCM
tiến hành tranh luận vụ
siêu lừa Dương Thanh
Cường và Trầm Bê cùng các
đồng phạm gây thất thoát
505 tỉ đồng.
Đề nghị tiếp tục
kê biên 23 sổ đỏ
Mở đầu phần tranh luận,
đại diện VKS nêu quan
điểm luận tội. VKS cho
rằng tại tòa, các bị cáo hầu
như thừa nhận hành vi như
cáo buộc. Lời khai của các
bị cáo cũng như hồ sơ đủ
căn cứ khẳng định việc truy
tố là đúng người, đúng tội,
không oan sai.
Bị cáo Dương Thanh
Cường (cựu tổng giám đốc
Công ty Bình Phát, chủ tịch
HĐQT Công ty Thanh Phát)
có hành vi lừa đảo. Bị cáo
Trầm Bê, cựu phó chủ tịch
HĐQT Ngân hàng (NH)
TMCP Phương Nam, Phan
Huy Khang (cựu phó tổng
giám đốc kiêm chủ tịch
hội đồng tín dụng) và bảy
thuộc cấp tại NH biết rõ
công ty của Cường không
đủ điều kiện được cấp tín
dụng nhưng vẫn đề xuất,
phê duyệt cho vay.
Tài sản đảm bảo là 23 sổ
đỏ là đất nông nghiệp, nằm
trong quy hoạch, không
thể sang tên cho công ty,
không đủ điều kiện nhận
thế chấp. Hợp đồng thế
chấp không công chứng,
không đăng ký giao dịch
đảm bảo, gây thiệt hại cho
NH Phương Nam.
Từ đó,VKS đề nghị HĐXX
xử phạt bị cáo Cường 18-20
năm tù về tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản. Bị cáo Trầm Bê
bị đề nghị phạt 6-7 năm tù về
tội vi phạm quy định về cho
vay trong hoạt động của các
tổ chức tín dụng. Các thuộc
cấp của ông Trầm Bê bị đề
nghị mức án 3-6 năm tù về
cùng tội danh trên.
Đại diện VKS xác định
thiệt hại của Sacombank là
hơn 505 tỉ đồng. Trong đó,
bị cáo Cường chiếm đoạt
hơn 185 tỉ đồng nên phải
bồi thường cho NH số tiền
này. Số tiền còn lại khoảng
hơn 319 tỉ đồng, VKS đề
nghị HĐXX buộc các bị cáo
Cường, Trầm Bê cùng đồng
phạm liên đới bồi thường.
Cạnh đó, VKS đề nghị tiếp
tục kê biên 23 sổ đỏ để đảm
bảo nghĩa vụ thi hành án của
bị cáo Cường tại Agribank
và NH Phương Nam.
Luật sư nói ông Trầm
Bê chỉ là nạn nhân
Tranh luận trước tòa, luật
sư của bị cáo Cường cho
rằng cách tính thiệt hại hơn
505 tỉ đồng là hành vi đơn
phương của Sacombank.
Bởi vì thời điểm để xác
định thiệt hại giữa các
bên là vào năm 2010, tức
hơn 331 tỉ đồng, theo kết
luận giám định tư pháp của
NH Nhà nước Việt Nam.
Việc Sacombank quy đổi
giá vàng vào năm 2013 để
xác định thiệt hại 505 tỉ
đồng là không chính xác.
Luật sư của ông Trầm
Bê cho rằng VKS cáo buộc
thân chủ không thuyết phục.
Cụ thể, ông Trầm Bê đóng
vai trò thứ yếu trong toàn
bộ quá trình xét duyệt cho
Công ty Bình Phát vay. Lỗi
chủ quan mờ nhạt, chữ ký
phê duyệt cho giải ngân chỉ
là hình thức.
Thực tế, NH Phương Nam
có thể xử lý tài sản đảm bảo
để thu hồi nợ, không có
thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên,
nguyên nhân đến nay chưa
xử lý được do ông Trầm Bê
và cấp dưới bị Dương Thanh
Cường lừa gán tài sản là vật
chứng trong một vụ án hình
sự xảy ra tại Agribank Chi
nhánh 6.
Bị cáo Cường có hành vi
gian dối, làm các bị cáo của
NH không thể nhận thức rõ
về sự thiếu sót trong thủ tục
cho vay và rủi ro thiệt hại
xảy ra. Suy cho cùng, ông
Trầm Bê chỉ là nạn nhân của
Cường trong vụ án này. Từ
đó, luật sư đề nghị HĐXX
miễn trách nhiệm hình sự
cho ông Trầm Bê.
Về phần thiệt hại, cũng
như l uậ t sư của b ị cáo
Cường, luật sư của ông
Trầm Bê cho rằng thiệt hại
(nếu có) đã xảy ra là 331
tỉ đồng. Bị cáo Cường lừa
đảo chiếm đoạt hơn 185 tỉ
đồng tiền của NH và gây
thiệt hại hơn 146 tỉ đồng.
Vì vậy, mọi thiệt hại phải
do Cường chịu trách nhiệm,
VKS đề nghị ông Trầm Bê
cùng các bị cáo khác liên
đới bồi thường 319 tỉ đồng
là không phù hợp.
Hôm nay, 29-7, phiên xử sẽ
tiếp tục với phần tranh luận.•
Bị cáo TrầmBê tại tòa. Ảnh: HY
Ông Trầm Bê từng lãnh án bốn năm tù
Năm 2018, ông Trầm Bê hầu tòa tại TAND TP.HCM
trong vụ án Phạm Công Danh (giai đoạn 2) và đồng
phạm cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản
lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến
các NH.
Theo đó, ông Trầm Bê bị cáo buộc có mối quan
hệ quen biết với ông Danh, biết rõ ông Danh không
được phép vay tiền từ NH VNCB. Tuy nhiên, ông Danh
đã được ông Trầm Bê và Phan Huy Khang giúp sức
trong việc rút tiền của VNCB thông qua việc gửi tiền
của VNCB vào Sacombank làm tài sản bảo lãnh. Việc
này nhằm mục đích trả nợ thay cho sáu công ty do
ông Danh thành lập và điều hành đứng tên trên hồ
sơ vay vốn Sacombank, gây thiệt hại cho VNCB hơn
1.800 tỉ đồng.
Xử sơ thẩm, TAND TP.HCM đã tuyên phạt ông Trầm Bê
bốn năm tù về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước
trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Sau đó,
ông Trầm Bê không kháng cáo.
VKS cho rằng
Trầm Bê và các
thuộc cấp biết rõ
công ty của Cường
không đủ điều kiện
được cấp tín dụng
nhưng vẫn đề xuất,
phê duyệt cho vay,
gây thiệt hại cho
NH 505 tỉ đồng.
ÔngVũ,bàThảotạiphiênxửlyhôngâynhiềutranhcãi.Ảnh:PLO
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook