170-2020 - page 8

8
Giám sát khiếu nại về
thu hồi đất phức tạp
Có đến 44/63 địa phương có khiếu nại, tố cáo đông người liên quan đến
đất đai, đặc biệt là vấn đề thu hồi đất.
NHẪNNAM
T
rong hai ngày 27 và 28-7,
tại TP Cần Thơ, Ban Dân
nguyện - Ủy ban Thường
vụ Quốc hội phối hợp với Viện
KAS của Đức tổ chức hội nghị
giám sát việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo liên quan đến thu
hồi đất để thực hiện dự án phát
triển kinh tế - xã hội.
Tại hội nghị, nhiều đại biểu
đã nêu vấn đề về trách nhiệm
của hội đồng nhân dân (HĐND)
trong việc phê duyệt dự án và
phân tích các nguyên nhân dẫn
đến việc người dân khiếu kiện
liên quan đến thu hồi đất.
Phải đặt lòng mình
vào mỗi dự án cần
thu hồi đất
Theo ông Lưu BìnhNhưỡng,
Phó Trưởng ban Dân nguyện,
thống kê của tỉnhLongAn trong
giai đoạn 2016-2018, tỉnh có 11
nghị quyết của HĐND thu hồi
đất để thực hiện 1.694 dự án.
Như vậy, trung bình một nghị
quyết là 154 dự án. Tỉnh Tiền
Giang có 16 nghị quyết với 846
dự án, trung bình 53 dự án/nghị
quyết. TỉnhLâmĐồng támnghị
quyết với 771 dự án, khoảng 96
dự án/nghị quyết…
“Theo tôi, chúng ta đi thẩm
tra và giám sát thì căn cứ vào
tài liệu. Với HĐND, cơ bản đại
biểu kiêmnhiệmnhiều việc, đặc
biệt là BanKinh tế - Ngân sách,
giúp choHĐNDcó đủ thời gian
để làm việc kỹ càng về vấn đề
này không? Hai là liệu HĐND
cóphủquyết đề nghị củaUBND
khi trình thu hồi dự án không
hay cứ xuôi chiều?
Ba là trách nhiệmcủaHĐND
không chỉ ởgiai đoạn đầu (quyết
chủ trương) mà còn ở đầu ra
(giám sát thực hiện dự án). Khi
có khiếu kiện thì chúng ta có
đi đến cùng không và khi đó
HĐND đứng trên lập trường
của ai, cơ quan nhà nước hay
của người đại diện của người
dân?” - ôngNhưỡng đặt vấn đề.
Theo ông Đỗ Văn Đương,
PhóTrưởng banDân nguyện, có
nghị quyết HĐND chấp thuận
gần 100 danhmục dự án nhưng
thực tế chỉ thực hiện 30%, thậm
chí có nơi chỉ 17% như TPCần
Thơ. Như vậy, giữa phê chuẩn
danhmục chấp thuận đầu tư với
thực tế rất khác nhau.
Thu hồi đất là để phát triển
xã hội. Thế nhưng thu hồi đất
cũng là thu hồi tư liệu sản xuất,
mà đất này là của nhiều đời
cha ông để lại nên người dân
không muốn giao đất để rồi ly
hương cũng là hợp lý.
“HĐND phải có tính độc
lập, phải có bản lĩnh, không
phải UBND trình thế nào thì
duyệt thế ấy. Mình phải mang
tấm lòng vào khi giải quyết các
vụ khiếu nại, tố cáo liên quan
đến nỗi khổ mất đất của người
dân” - ông Đương chia sẻ.
Nhiều nơi thiếu
công khai, minh bạch
Phó Trưởng Đoàn đại biểu
Quốc hội tỉnh Vĩnh Long - ông
Lưu Thành Công cho rằng
nguyên nhân lớn nhất dẫn đến
người dân khiếu kiện kéo dài
là do Nhà nước chưa làm hết
trách nhiệm của mình trước
dân khi thực hiện thu hồi đất.
Ngay từ khi thực hiện thủ tục
thu hồi đất, khâu tuyên truyền,
công bố quy hoạch làm rất lỏng
lẻo. Người dân không được
biết rõ mục đích của dự án là
gì, lợi ích cho họ là gì sau khi
dự án hoàn thành.
Hay theo Luật Quy hoạch
thì khi đã có quy hoạch rồi
phải họp dân thông báo nhưng
nhiều nơi cũng không làm. Cho
đến khi các đội đi vào đo đất,
áp giá xong mới mời người
dân đến thông báo. Đó chính
là lý do người dân khiếu kiện
nhiều nhất.
“Một vấn đề nữa là khi nêu
mục đích ban đầu để thu hồi đất
là làmphúc lợi, công trình công
cộng nên người dân đồng tình.
Thế nhưng thu hồi rồi lại chuyển
đổi mục đích sử dụng, san lấp
rồi phân lô, bán nền chẳng hạn.
Giá thu hồi 1 triệumà bán ra giá
7 triệu thì không người dân nào
chấpnhậncả.Đây là tráchnhiệm
của chính quyền, cần phải làm
hết cái tâm của mình với người
dân trong quá trình thu hồi đất”
- ông Công nhấn mạnh.
Cũng theo ông Công, một
điểm gây bức xúc nữa là việc
tái định cư cho người dân. Ông
đặt vấn đề tái định cư mà chọn
chỗ đất quá xấu, điều kiện kém
hẳn nơi ở cũ thì làm sao người
dân có thể an cư lạc nghiệp.
“Khi điều chỉnh quy hoạch
hoặc thông qua quy hoạch,
người dân tại nơi quy hoạch đó,
vùng dự án đó không được biết
vì không tổ chức họp dân lấy
ý kiến. Sau đó tiếp tục thông
qua HĐND các cấp để thực
hiện dự án nhưng bất cập là
nếu hỏi người dân ngay tại đó
có biết không thì họ lại không
hề được biết” - ông Phạm
Văn Hòa, Phó Trưởng Đoàn
đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng
Tháp, bức xúc.
Theo ông Hòa, vấn đề quan
trọng, gắn liền với lợi ích người
dân là giá thu hồi đất. Khi thu
hồi áp giá nhà nước bồi thường
cho người dân một đồng, đến
khi nhà đầu tư được giao đất
bán giá đến 100 đồng. Việc giải
quyết sau đó lại không thống
nhất, mỗi cơ quan giải quyết
khác nhau nên sự việc càng kéo
dài, người dân không thỏamãn.
“Do đó khiếu nại, tố cáo liên
quanđến thuhồi đất làmdựán là
câu chuyện gây bức xúc kéo dài
không hồi kết” - ông Hòa nói.•
44 tỉnh, thành có khiếu nại đông người
Khiếu kiện liên quan đến đất đai xảy ra ở rất nhiều dự án
của hầu hết các địa phương. Qua tổng hợp, rà soát có 44/63
địa phương xuất hiện các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người
tại trụ sở tiếp công dân trung ương với 221 vụ việc. Trong đó,
Hà Nội nhiều nhất với 59 vụ, Bắc Giang 15 vụ, Bắc Ninh 11 vụ,
TP.HCM 10 vụ…
Theo ông Tô Văn Đáp, Phó Chánh Thanh tra Bộ TN&MT, hầu
hết các vụ khiếu nại đông người, kéo dài, tập trung thường
xuyên đến các cơ quan trung ương liên quan đến việc thu hồi,
bồi thường. Đây là những vụ việc đã kéo dài nhiều năm, phát
sinh trước 1-7-2004 như khiếu nại tại dự án khu đô thị mới Thủ
Thiêm, dự án khu đô thị Ecopark, dự án Khu công nghệ cao
TP.HCM, dự án ĐH Quốc gia TP.HCM…
Đường200 tỉ:Dân
giaomặt bằngnhưng
khôngnhậnbồi thường
Ngày 28-7, đại diện UBND thị xã (TX) Cai Lậy
(Tiền Giang) cho biết tuyến tránh đường tỉnh 868 đã
có thể thông xe bởi một hộ dân còn lại đã thực hiện
tự tháo dỡ nhà, bàn giao mặt bằng.
Cụ thể, đường tuyến tránh 868 ở TX Cai Lậy được
triển khai xây dựng từ năm 2017. Tuyến có chiều dài
6,2 km, mức đầu tư gần 200 tỉ đồng.
Trên tuyến có 212 hộ bị ảnh hưởng, trong đó chỉ
có hộ ông Lê Thành Chung (43 tuổi, ngụ khu phố
Mỹ Lợi, phường Nhị Mỹ) chưa đồng ý giao mặt
bằng. Do đó, công trình dù đã thi công xong nhưng
chưa thể đưa vào sử dụng.
Trước đó, năm 2017 UBND TX Cai Lậy có quyết
định thu hồi 660,6 m
2
đất của ông Chung để thực
hiện công trình đường 868. Phần đất này có vị trí
tiếp giáp mặt tiền quốc lộ 1.
Phần đất này cũng được Hội đồng bồi thường TX
Cai Lậy áp giá bồi thường đất ở và đất cây lâu năm
đúng với đơn giá được phê duyệt theo Quyết định số
1825 ngày 7-6-2017 của UBND tỉnh Tiền Giang.
Theo đó, giá bồi thường đất ở đối với hộ ông
Chung là trên 4,1 triệu đồng/m
2
, đất cây lâu năm
trên 1,8 triệu đồng/m
2
. Ngoài ra, ông Chung còn
được bồi thường, hỗ trợ công trình nhà, công trình
phụ, vật kiến trúc trên đất, hoa màu… Tổng số tiền
hỗ trợ trên 3 tỉ đồng. Tuy nhiên, ông Chung không
đồng ý với mức giá bồi thường này.
UBND
phường
Nhị Mỹ,
UBND TX
Cai Lậy,
bí thư Thị
ủy Cai
Lậy cùng
ngành
chức
năng đã nhiều lần vận động ông Chung nhận tiền
bồi thường và bàn giao mặt bằng để thi công dự án
nhưng ông vẫn không đồng ý.
Nhiều năm qua ông Chung cũng đã gửi đơn đến
UBND TX Cai Lậy, UBND tỉnh Tiền Giang khiếu
nại, yêu cầu giải quyết: Nâng giá bồi thường đất ở
và giá đất cây lâu năm (nhân lên ba lần); tái định
cư bằng đất ở; nâng giá trị hỗ trợ chuyển đổi nghề
nghiệp và tìm kiếm việc làm.
Tuy nhiên, qua xem xét, chính quyền các cấp đều bác
đơn khiếu nại của ông Chung do trái với quy định và
không có cơ sở pháp lý. Từ đó, hộ ông Chung vẫn ở căn
nhà nằm trong khu đất thuộc diện giải tỏa trắng của công
trình. Ngày 18-5-2020, UBND TX Cai Lậy đã có quyết
định cưỡng chế thu hồi đất đối với hộ ông Chung.
Ngày 28-7, đại diện UBND TX Cai Lậy cho biết
trước khi thực hiện cưỡng chế, UBND phường Nhị
Mỹ, UBND TX Cai Lậy tiếp tục vận động ông Chung
nhận tiền bồi thường, tự nguyện tháo dỡ nhà, vật kiến
trúc trên đất, giao mặt bằng. Qua vận động, ông Chung
đồng ý thực hiện tự tháo dỡ nhà, bàn giao mặt bằng
nhưng vẫn không nhận tiền ở mức bồi thường này.
Trao đổi với PV, ông Chung cho biết ông hoàn
toàn thống nhất với chủ trương di dời để phục vụ
công trình đường giao thông chung nhưng mức giá
bồi thường mà chính quyền đưa ra quá thấp.
Ông cho rằng đất ở ngay mặt tiền quốc lộ 1 rất
mắc mà chính quyền chỉ đền bù 1,8 triệu đồng/m
2
chưa hợp lý.
“Hiện tôi đang khởi kiện đến TAND tỉnh Tiền Giang
chờ giải quyết yêu cầu được bồi thường thu hồi đất
theo đúng mức giá thị trường” - ông Chung cho hay.
Vụ việc của ông Chung đang được TAND tỉnh
Tiền Giang thụ lý giải quyết.
Ông Nguyễn Văn Thệ, Chủ tịch UBND phường
Nhị Mỹ, cho biết: “Thời gian qua, việc chậm đưa
vào sử dụng tuyến tránh đường tỉnh 868 là do hộ
ông Chung không đồng ý di dời. Nay ông Chung đã
đồng ý di dời, có mặt bằng, đơn vị chức năng sẽ xúc
tiến đẩy nhanh thi công, hoàn thiện con đường để
đưa vào sử dụng”.
ĐÔNG HÀ
Nhà của ông Lê Thành Chung nằmtiếp giáp
mặt tiền quốc lộ 1A. Ảnh: ĐÔNGHÀ
Đô thị -
Thứ Tư29-7-2020
HĐND phải có tính
độc lập, phải có bản
lĩnh, không phải
UBND trình thế nào
thì duyệt thế ấy.
Việc thu hồi
đất để thực
hiện dự án tại
khu đô thị mới
Thủ Thiêmdẫn
đến khiếu nại
nhiều năm
qua. Ảnh:
HOÀNGGIANG
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook