173-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy1-8-2020
CÙHIỀN
N
gày 31-7, tại trụ sở UBND
phường Đa Kao (quận 1,
TP.HCM), VKSND Tối cao
đã tổ chức buổi xin lỗi công khai
đối với luật gia Trần Thị Ngọc Nga
(sinh năm 1954, nguyên Giám đốc
Công ty Vinh Luật). Bà Nga từng bị
khởi tố, truy tố oan về tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản từ năm 2009.
Tinh thần sửa sai, cầu thị
của cơ quan tố tụng
Tham dự buổi xin lỗi có ông
Nguyễn Văn Tất (Phó Vụ trưởng
Vụ Thực hành quyền công tố và
kiểm sát điều tra án trật tự xã hội,
VKSND Tối cao, gọi tắt là Phó
Vụ trưởng), ông Hoàng Văn Vĩnh
(Thiếu tướng, Phó Cục trưởng Cục
Cảnh sát hình sự Bộ Công an), đại
diện chính quyền địa phương và bà
Trần Thị Ngọc Nga…
Phát biểu tại buổi xin lỗi, Phó Vụ
trưởng Nguyễn Văn Tất cho rằng
quá trình điều tra vụ án trước đây
có thiếu sót trong thu thập, đánh
giá và sử dụng chứng cứ. Vì vậy,
Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra
quyết định đình chỉ điều tra do hết
thời hạn điều tra mà không chứng
minh được bà Nga phạm tội.
Ông Tất thay mặt VKSND Tối
cao gửi lời xin lỗi tới bà Nga.
Theo ông, việc khởi tố, truy tố oan
khiến bà Nga bị tổn thất nhiều về
tinh thần và vật chất, nhiều cơ hội
trong cuộc sống bị mất, đời sống
gặp nhiều khó khăn.
“Đại diện lãnh đạo Vụ Thực hành
quyền công tố và kiểm sát điều tra án
trật tự xã hội, VKSNDTối cao chân
thành xin lỗi bà Trần Thị Ngọc Nga
cùng gia đình, người thân. Mặc dù
lời xin lỗi của chúng tôi không bù
đắp được cho bà Nga những tổn thất
mà bà đã gánh chịu nhưng buổi xin
lỗi hômnay thể hiện trách nhiệmcủa
Nhà nước trước công dân, thể hiện
tinh thần cầu thị của các cơ quan
tố tụng. Chúng tôi mong muốn bà
Nga và gia đình chấp nhận lời xin
lỗi…” - ông Tất nói.
Bài học sâu sắc khi
tiến hành tố tụng
Cạnh đó, ông Tất cũng cho biết
nhiều cán bộ liên quan đến vụ việc
đã phải điều chuyển đơn vị khác,
không để tham gia giải quyết án.
“Hiện nay, những người tiến hành
tố tụng vụ án có người đã chết, có
người đã nghỉ hưu, chúng tôi tiếp
tục xem xét vai trò, trách nhiệm của
từng cá nhân thi hành công vụ có
thiếu sót, vi phạm để đề xuất hình
thức xử lý theo quy định của pháp
luật. Qua đây chúng tôi cũng rút ra
8 người lãnh án vì âm mưu tổ chức biểu tình
Chiều tối 31-7, sau một ngày làm việc, TAND TP.HCM đã
tuyên án vụ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (SN 1976) cùng đồng phạm
phá rối an ninh.
Theo đó, HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Hạnh tám
năm tù, Hoàng Thị Thu Vang (SN 1966) bảy năm tù, cùng về tội
phá rối an ninh theo Điều 118 BLHS hiện hành. Sáu đồng phạm
còn lại bị tuyên phạt từ hai năm sáu tháng tù đến năm năm tù.
HĐXX nhận định các bị cáo đã có hành vi ảnh hưởng trực tiếp
đến an toàn, trật tự xã hội, xâm phạm an ninh quốc gia. Hành vi
của các bị cáo là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội nếu cơ quan chức
năng không ngăn chặn kịp thời.
Theo hồ sơ, hai bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Hạnh và Hoàng Thị
Thu Vang có vai trò chủ mưu trong vụ án. Vốn có tư tưởng bất
mãn với chính quyền, cả hai thường xuyên tiếp xúc với những
thông tin có nội dung tiêu cực trên mạng xã hội. Sau đó, hai bị cáo
nhiều lần chia sẻ video trên Facebook cá nhân để kêu gọi, kích
động, lôi kéo người dân tham gia biểu tình.
Năm 2018, nhóm này họp bàn kế hoạch tổ chức một cuộc biểu
tình tại TP.HCM. Theo đó, cuộc biểu tình dự tính mang tính chất
bạo động, gây bạo loạn với mục đích gây mất trật tự xã hội, an
ninh chính trị nhằm chống phá chính quyền Nhà nước Việt Nam.
Nhóm này phân công nhiệm vụ, kêu gọi tài trợ, chuẩn bị hung
khí, công cụ hỗ trợ... Tuy nhiên, cơ quan chức năng đã kịp thời
phát hiện và ngăn chặn.
HOÀNG YẾN
Cần Thơ: Xây dựng đề án luật sư công
Ngày 31-7, trao đổi với PV
Pháp Luật TP.HCM
, Phó Giám
đốc Sở Tư pháp TP Cần Thơ Châu Thị Minh cho biết UBND
TP vừa chấp thuận chủ trương cho sở xây dựng đề án khuyến
khích, thu hút sử dụng luật sư (LS) tham gia vào các hoạt động
của TP.
Theo bà Châu Thị Minh, thời gian qua Sở Tư pháp cũng đã
thực hiện tốt công tác tham mưu cho UBND và cho ý kiến pháp
lý các sở, ngành. Cần Thơ là TP trực thuộc trung ương, ngày
càng thu hút được các dự án đầu tư, rất cần các chuyên gia
pháp lý. Hiện Cần Thơ có đội ngũ LS lớn thứ tư cả nước, chất
lượng, nên tận dụng lợi thế này.
“Đề án này Cần Thơ đã ấp ủ nhiều năm qua. Nay Bộ Tư pháp
cũng có chủ trương rộng rãi nên sở nhanh chóng xúc tiến triển
khai. Các LS sẽ tham gia vào tư vấn pháp lý cho TP trong các
vụ việc có yếu tố nước ngoài, khiếu kiện hành chính, phản
biện các chính sách… Sự phối hợp này sẽ giúp tăng được tính
an toàn pháp lý cho các dự án, hồ sơ phức tạp, đặc biệt là các
dự án nước ngoài đầu tư, đồng thời tăng cường vai trò của LS
trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình” - Phó Giám đốc
Sở Tư pháp TP Cần Thơ thông tin.
Bà Minh cho biết sở đã giao cho Đoàn LS TP chấp bút phác
thảo nội dung đề án cụ thể. Sau đó, sở sẽ thẩm định, lấy ý kiến
các sở, ngành và trình UBND TP phê duyệt. Dự kiến đề án sẽ
hoàn thành trong năm nay.
Theo Sở Tư pháp TP Cần Thơ, địa bàn TP hiện có 281 LS
chính thức với 68 văn phòng LS, 28 công ty luật và 14
chi nhánh.
HẢI DƯƠNG
Các luật sư thuộc Đoàn Luật sư TP Cần Thơ thamgia bào chữa
trongmột vụ án hình sự. Ảnh: HD
Các bị cáo tại phiên xử. Ảnh: HY
Đại diện VKSNDTối caomongmuốn bà Trần Thị Ngọc Nga và gia đình
chấp nhận lời xin lỗi. Ảnh: ĐỖTÙNG
Làm dịch vụ pháp lý nhưng bị quy buộc lừa đảo
Theo cáo buộc trước đây củaVKSNDTối cao, trong hai năm2008 và 2009,
bà Nga ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý trong việc đòi tài sản cho hai ông
Ishida và Eguchi (quốc tịchNhật Bản) đang làmăn, kinh doanh tại Việt Nam.
Sau đó, bà thường xuyên đòi tiền nói là để lo thủ tục khởi kiện và dùng
một số thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt của hai ông này gần 4,4 tỉ đồng.
Nghi ngờ hành vi của bà Nga, hai ông trên đã làm đơn tố cáo đến Bộ
Công an. Ngày 15-1-2009, bà Nga bị bắt khi đang nhận 2 triệu yen Nhật
(gần 400 triệu đồng).
Ngày 29-1-2010, VKSND Tối cao hủy bỏ lệnh tạm giam đối với bà Nga
sau 13 tháng bị tạm giam tại trại giam B34 Bộ Công an. VKSND Tối cao sau
đó cũng ủy quyền cho VKSND TP.HCM thực hành quyền công tố, kiểm sát
xét xử sơ thẩmđối với vụ án này. Tuy nhiên, sau thời gian nghiên cứu, ngày
11-5-2011, TAND TP.HCM quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung.
Đến tháng 8-2011, bà Nga xuất trình được tài liệu, chứng cứmới làmphát
sinh thay đổi bản chất vụ án. Đồng thời, do ông Ishida và Eguchi không
có mặt tại Việt Nam nên không đủ điều kiện để tiếp tục củng cố chứng cứ
làm rõ hành vi phạm tội. Từ đó, Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra quyết định
đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can đối với bà Nga vì hết thời hạn điều tra nhưng
không chứng minh được tội phạm.
“Qua buổi xin lỗi này,
chúng tôi cũng rút ra bài
học sâu sắc và sẽ thận
trọng hơn để bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của công
dân, không bỏ lọt tội
phạmnhưng cũng không
làm oan người vô tội.”
Đại diện VKSND Tối cao
Viện Tối cao xin lỗi
nữ luật gia bị oan
Bà TrầnThị Ngọc Nga được VKSNDTối cao tổ chức xin lỗi sau
11 nămbị khởi tố, truy tố oan về tội lừa đảo chiếmđoạt tài sản.
bài học sâu sắc trong quá trình tiến
hành tố tụng của mình. Chúng tôi sẽ
thận trọng hơn trong quá trình thực
thi nhiệmvụ để bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của công dân, không bỏ
lọt tội phạm, không làm oan người
vô tội” - ông Tất bày tỏ.
Phát biểu tại buổi xin lỗi, bà Nga
nói hơn 10 năm qua, bà sống trong
thân phận lừa đảo. Công việc, sự
nghiệp gần nhưmất trắng. Không chỉ
bà mà người thân cũng bị dư luận né
tránh vì cho rằng bà là kẻ lừa đảo.
“Nhiều lần tôi từng muốn tự tử để
quên đi những chuỗi ngày dài đau
khổ nhưng gia đình và người thân
động viên, giúp tôi gắng gượng vượt
qua” - bà Nga ngậm ngùi.
Vụ việc xảy ra từ năm2009 nhưng
mãi đến năm2019, bàNgamới quyết
định yêu cầu VKSND Tối cao xin
lỗi và bồi thường. Lý giải về điều
này, nữ luật gia nói: “Suốt những
năm qua, tôi chờ đợi ông Ishida
và Eguchi quay trở lại Việt Nam
để phối hợp cùng cơ quan điều tra
làm rõ vụ việc. Tuy nhiên, sự chờ
đợi trở nên vô vọng trong khi tuổi
của tôi đã cao, sức khỏe không còn
được như trước đây. Tôi không thể
chờ thêm được nữa”.
Được biết, liên quan đến việc bị
khởi tố, truy tố oan, bà Nga đã có
đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại
48 tỉ đồng.
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook