177-2020 - page 14

14
TRÚCPHƯƠNG
V
ừa qua, báo
Pháp Luật
TP.HCM
có bài viết
“Nhắc khách đeo khẩu
trang, nhân viên xe buýt bị
chửi”
, phản ánh một nam
hành khách quát mắng nữ
nhân viên xe buýt vì được
nhắc nhở mang khẩu trang
phòng dịch COVID-19.
Sự việc lần nữa cho thấy
một bộ phận nhỏ người dân
chưa chấp hành tốt những quy
tắc an toàn phòng, chống dịch
COVID-19khisửdụngphương
tiện giao thông công cộng.
Làm đúng nhưng
khách vẫn trách
Chị NTH, nhân viên soát
vé xe buýt tuyến Công viên
23-9 - Bến xe Miền Tây,
bày tỏ: “Trong mùa dịch
COVID-19, nhân viên xe
vừa phải đảm bảo các biện
pháp phòng ngừa dịch cho
bản thân, vừa phải đảm bảo
hành khách cũng chấp hành
đúng và lúc nào cũng phải
niềm nở dù bị khách tỏ ra
khó chịu”.
Chị H. kể không ít lần bị
khách cau có, quát mắng khi
yêu cầu đi đo thân nhiệt, rửa
tay sát khuẩn.
“Nhiều nhất là việc hành
khách nổi giận khi bị tôi nhắc
đeo khẩu trang. Họ thường
bảo đeo vào khó thở hoặc là
quên mang khẩu trang” - chị
H. kể lại.
Chị MHM, nhân viên tuyến
quận 1 - Bến xe Củ Chi, cũng
đã quen với việc bị người
đi xe trách móc trong mùa
COVID-19.
“Cókháchkhông chịumang
khẩu trang. Có khách không
chịu ngồi giãn cách, mình
phải nhẹ nhàng giải thích
cho khách hiểu” - chị M. nói.
Cả chị H. và chị M. đều cho
biết với các trường hợp hành
khách không chấp hành quy
tắc phòng ngừa dịch trên xe
buýt thì nhân viên xe buộc
phải mời hành khách xuống
xe để đảm bảo an toàn cho
những người khác đi cùng xe.
Hành khách phải đeo
khẩu trang
Trao đổi với chúng tôi, ông
VõTrọngNhân, PhóGiámđốc
Trung tâmQuản lý giao thông
công cộng TP.HCM (gọi tắt
là trung tâm), vào ngày 28-7,
trung tâmđã banhànhVănbản
số 1865 về việc tăng cường
công tác phòng, chống dịch
COVID-19 trên các phương
tiện vận tải hành khách công
cộng bằng xe buýt.
Theo đó, phương tiện xe
buýt phải trang bị nước rửa
tay sát khuẩn, dung dịch khử
khuẩn và thùng rác có nắp
đậy trên mỗi xe.
Đồng thời, trên xe phải
dán tài liệu tuyên truyền về
ý thức chấp hành trong công
tác phòng, chống COVID-19,
mở cửa sổ thông thoáng và
duy trì nhiệt độ trên xe từ
26
o
C trở lên.
“Tất cả tài xế, tiếp viên và
hành khách phải luôn đeo
khẩu trang đúng cách trong
Ngoài tuân thủ quy tắc phòng ngừa dịch
COVID-19, theo mục 2 Điều 23 Quyết định
số 20/2014 2014 của UBND TP.HCM về ban
hànhquy định tổ chức, quản lý, khai thác hoạt
động vận tải hành khách công cộng bằng xe
buýt trên địa bàn TP.HCM thì hành khách sử
dụng xe buýt còn phải thực hiện các việc sau:
-
Chấp hành nội quy đi xe buýt, sự hướng
dẫn của tài xế, nhân viên phục vụ trên xe.
- Đảm bảo an toàn trật tự trên xe.
- Giúp đỡ và nhường ghế ngồi trên xe buýt
chohànhkháchđixelàngườikhuyếttật,người
cao tuổi, phụ nữ có thai hoặc có con nhỏ.
Trường hợp hành khách vi phạm nội quy,
làm thiệt hại đến người đi trên xe thì xử lý
theo quy định của pháp luật.
Bạn đọc -
ThứNăm6-8-2020
Trường hợp hành
khách không chấp
hành các hướng dẫn,
quy định đảmbảo an
toàn và có dấu hiệu
gây rối trật tự, nhân
viên được từ chối
phục vụ, mời hành
khách xuống xe.
Đi xe buýt mùa dịch COVID-19,
hành khách cần làm gì?
Hành khách trước khi lên xe buýt phải được đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang…
Cơ quan trả lời
Hành khách đeo khẩu trang đang lên xe buýt tại trạmxe buýt trên đườngHàmNghi, quận 1, TP.HCM
sáng 5-8. Ảnh: HOÀNGGIANG
các khu vực bến xe buýt,
điểm dừng, nhà chờ và trên
các phương tiện” - ông Nhân
cho biết.
Hành khách trước khi lên
xe phải được đo thân nhiệt,
rửa tay sát khuẩn. Người đi
xe còn phải đeo khẩu trang,
hạn chế nói chuyện, hạn chế
ăn uống và khạc nhổ bừa bãi
trong chuyến đi.
Ngay sau khi kết thúc
chuyến đi, nhân viên xe thực
hiện khử khuẩn các bề mặt
phương tiện.
Cũng theo ông Nhân, phần
lớn hành khách đi xe buýt
đều thực hiện đúng quy định
phòng ngừa dịch COVID-19.
Riêng có một số hành khách
không chấp hành quy định
chung về phòng dịch.
Trường hợp hành khách
không chấp hành các hướng
dẫn, quy định đảmbảo an toàn
và có dấu hiệu gây rối trật tự,
nhân viên được từ chối phục
vụ,mời hànhkháchxuốngxe.•
1hộdân thắcmắc bồi thường: 3 cơ quan lúng túng
Người dân yêu cầu làm rõ việc thu hồi đất và bồi thường nhưng nhiều nămnay các cơ quan vẫn chưa giải quyết được.
Phản ánh tới
Pháp Luật TP.HCM
, ông Hồ Phu (quận
Bình Tân, TP.HCM) cho biết đã gần năm năm nay ông gửi
đơn tới thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa-Vũng Tàu yêu cầu làm rõ
việc thu hồi đất và bồi thường nhưng đến nay các cơ quan
vẫn chưa giải quyết.
Theo ông Hồ Phu, năm 1995, ông nhận chuyển nhượng
2.000 m
2
đất tại xã Phú Mỹ, huyện Tân Thành (nay là
phường Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ). Sau đó, năm 1996, mảnh
đất mà ông đang quản lý, sử dụng thuộc diện bị thu hồi một
phần trong dự án đường ống dẫn khí Bà Rịa - Phú Mỹ.
Đến tháng 7-1998, mảnh đất trên được UBND huyện Tân
Thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (giấy chứng
nhận) công nhận 1.556 m
2
. Tuy nhiên, sau đó mảnh đất của
ông lại tiếp tục bị thu hồi thêm 779 m
2
.
“Điều đáng nói là đến bây giờ phần diện tích bị thu hồi
779 m
2
tôi cũng không biết chính quyền căn cứ vào đâu,
vào quyết định nào để thu hồi. Cập nhật biến động trên sổ
cũng không ghi chú thu hồi theo quyết định nào. Ngoài ra,
trong quyết định phê duyệt kinh phí bồi thường cho 102 hộ
dân thì tất cả hộ khác được bồi thường về đất nhưng phần
đất của tôi lại không được bồi thường” - ông Phu nói.
Năm 2015, ông làm đơn gửi UBND huyện Tân Thành
yêu cầu chi trả tiền bồi thường diện tích đất bị thu hồi.
Một năm sau đó, do không nhận được phản hồi từ
phía chính quyền nên ông tiếp tục yêu cầu UBND
huyện giải quyết.
Lúc này, UBND huyện Tân Thành có văn bản đôn đốc
giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất kiểm tra hồ sơ rồi
tham mưu cho UBND huyện để xem xét, giải quyết.
Từ đó cho đến hiện nay, mặc dù đã liên hệ nhiều lần
để làm rõ phần diện tích đất bị thu hồi và vấn đề bồi
thường nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa có câu
trả lời cho ông.
Để hiểu rõ hơn về vụ việc,
Pháp Luật TP.HCM
đã có
cuộc trao đổi với các cơ quan của thị xã Phú Mỹ.
Ông Võ Mạnh Hùng, Phó phòng TN&MT, cho biết về
vấn đề quản lý hồ sơ bồi thường thì Trung tâm phát triển quỹ
đất (trước đây là Ban bồi thường giải phóng mặt bằng) là cơ
quan quản lý tất cả hồ sơ liên quan đến thu hồi, bồi thường
đất đai của các hộ dân.
Cũng theo ông Hùng, để có cơ sở giải quyết vụ việc,
ngày 17-7-2020, Phòng TN&MT đã có văn bản gửi Trung
tâm phát triển quỹ đất đề nghị trung tâm cung cấp hồ sơ bồi
thường và có ý kiến khẳng định trước đây có hồ sơ thể hiện
bồi thường về đất hay không.
Về phía Trung tâm phát triển quỹ đất, ông Hồ Thanh
Quang, Giám đốc trung tâm, cho biết Phòng TN&MT là cơ
quan xác định được đất của hộ dân có được bồi thường hay
không. Trung tâm phát triển quỹ đất chỉ làm nghiệp vụ lên
phương án bồi thường và xác định giá bồi thường. Do đó,
về việc xác định đất có được bồi thường hay không là thuộc
về Phòng TN&MT.
Về phía địa phương, trao đổi với chúng tôi, đại diện
UBND phường Phú Mỹ cho biết thời điểm kiểm kê đất và
tài sản hoa màu trên đất để bồi thường diễn ra năm 1996.
Đến thời điểm hiện tại đã qua nhiều thế hệ lãnh đạo phường
cũng như cán bộ địa chính, vì vậy phải kiểm tra hồ sơ lưu
trữ tại trung tâm phát triển quỹ đất để xem xét.
Cũng theo vị này, qua kiểm tra hồ sơ lưu trữ tại phường
hiện tại cũng không có hồ sơ liên quan đến việc thu hồi đất
của ông Hồ Phu.
Sắp tới, cả ba cơ quan là UBND phường, Phòng TN&MT
và Trung tâm phát triển quỹ đất sẽ cùng ngồi lại để xem
xét, thống nhất hướng xử lý vụ việc.
HỮU ĐĂNG
ÔngHồ Phu với mảnh đất gần 1.000m
2
bị thu hồi nhiều năm
chưa được giải quyết rõ ràng. Ảnh: ĐẶNG LÊ
Tiêu điểm
TheoTrung tâmQuản lýgiao
thôngcôngcộngTP.HCM,trong
quá trình di chuyển nếu phát
hiện hành khách có biểu hiện
sốt, ho, khó thở, nhân viên, tài
xế cần thông báo cho Sở Y tế
hoặc Bộ Y tế qua số điện thoại
đường dây nóng 1900 3228
hoặc 1900 9095 và hướng dẫn,
hỗ trợ hành khách đến cơ sở y
tế gần nhất để được tư vấn và
điều trị kịp thời.
Những việc hành khách phải làm khi đi xe buýt
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook