177-2020 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm6-8-2020
Chưa khởi tố bị can bà Chử Thị Mỹ Lệ
Nỗi day dứt vụ
bà nội giết cháu
ở Thái Bình
Phải chăng vì là bác sĩ sản khoa, nhìn thấy tương lai
mịt mờ và nỗi đau khổ của đứa cháu nên nghi can -
bà nội ở tỉnhThái Bìnhmuốn giải thoát cho cháu
như bà đã nói?!
NGUYỄNĐỨCHIỂN
1.
Hômqua, đọc tin về việc một
nữ bác sĩ, phó khoa sản ởmột
bệnh viện bị bắt vì tội giết người
(xem
box)
, tôi không khỏi rùngmình. Nạn
nhân là đứa cháu nội tám tháng tuổi
của nghi can. Người bà đã đầu độc
cháu bằng cách bơm thuốc chuột
vào sữa cho cháu uống. Đứa cháu
bị ngộ độc, bệnh viện phân tích máu
và phát hiện độc tố nên báo công an.
Ai cũng có quyền được sống. Với
tội giết người, hành vi giết trẻ em
trong trường hợp này là một trong
những tình tiết định khung (giết
người dưới 16 tuổi, điểm b khoản 1
Điều 123 BLHS) và là tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự theo điểm
k khoản 1 Điều 52 BLHS), bởi trẻ
không có năng lực tự vệ…
Những bản tin tiếp theo cho thấy:
Em bé bị bại não, bị tim bẩm sinh,
bị hở hàm ếch và nhiều chứng bệnh
khác. Con trai và con dâu đi làm xa
và bà nội nhận nuôi cháu.
Bước đầu, bị can khai do cạn nghĩ,
muốn chấmdứt khổ đau cho cháu do
những chứng bệnh hành hạ, do cháu
không có tương lai và cũng không có
khả năng nhận biết. Bà thương cháu
và cha mẹ cháu...
Sẽ rất dễ để buộc tội và kết án ở
mức hình phạt cao với nghi can. Tội
phạmđã hoàn thành (nạn nhân không
chết là ngoài ý muốn của nghi can).
Tất cả yếu tố buộc tội đều có thể
Tôi tin rằng vụ án
nghiêm trọng và hành
vi quá rõ ràng này sẽ là
một thách thức với những
người tiến hành tố tụng
(và cả luật sư - người
tham gia tố tụng) công
tâm và có trách nhiệm.
Văn phòng UBND TP Cần Thơ vừa có văn bản gửi Sở Tư
pháp (Thường trực Hội đồng phổ biến, giáo dục TP), các sở,
ban, ngành và UBND các quận, huyện về việc áp dụng biện
pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật về hụi trên
địa bàn TP Cần Thơ.
Theo đó, chủ tịch UBND TP Cần Thơ giao cho các đơn vị
nêu trên theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức chỉ đạo
triển khai, thực hiện các nội dung kiến nghị của VKSND TP
Cần Thơ về áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi
phạm pháp luật về hụi trên địa bàn TP.
Trước đó, VKSND TP Cần Thơ có văn bản gửi chủ tịch
UBND TP cho biết từ năm 2019 đến sáu tháng đầu năm 2020,
VKSND nhận thấy về lĩnh vực dân sự, tranh chấp tiền nợ hụi
xảy ra 194 vụ với 325 đương sự trên tất cả quận, huyện của
TP. Trong đó, các quận Ninh Kiều có bảy vụ, Bình Thủy có 29
vụ, Cái Răng có 11 vụ, ÔMôn có 31 vụ, Thốt Nốt có 14 vụ,
các huyện Thới Lai có 57 vụ, Cờ Đỏ có 12 vụ, Vĩnh Thạnh có
18 vụ và Phong Điền có 15 vụ, với tổng số tiền hơn 22 tỉ đồng.
Về lĩnh vực hình sự, tội phạm lĩnh vực này xảy ra ba vụ với
ba bị can về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, có 481 người bị
hại và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tổng số tiền bị
chiếm đoạt hơn 12,6 tỉ đồng.
Nguyên nhân phát sinh tội phạm và vi phạm pháp luật là
do chủ hụi không thực hiện việc thông báo đến UBND xã,
phường, thị trấn nơi cư trú về việc tổ chức dây hụi theo quy
định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 19/2019 đối với các
trường hợp tổ chức dây hụi từ 100 triệu đồng trở lên… để địa
phương theo dõi, quản lý. Cạnh đó, hoạt động hụi vừa qua tại
các địa phương diễn ra tự phát. Người tham gia chơi hụi biết
chủ hụi có uy tín nên tự tìm đến tham gia chơi, không theo
quy định pháp luật. Chủ hụi chỉ đưa ra những thông tin liên
quan đến dây hụi cho người chơi biết như số lượng hụi viên
trong dây, phần hụi, lãi hụi, kỳ mở hụi, hoa hồng cho chủ hụi.
Vì vậy, khi chủ hụi đưa thông tin gian dối về người lĩnh hụi để
chiếm dụng hoặc chiếm đoạt tiền góp hụi của hụi viên thì hụi
viên không biết để kịp thời ngăn chặn, đòi lại tài sản…
“Hậu quả của việc vỡ hụi, thường chủ hụi không còn tài sản
nên khi giải quyết trong vụ án hình sự hoặc dân sự đều không
có điều kiện thi hành án. Người tham gia chơi hụi hầu như
mất trắng, dẫn đến hụi viên rơi vào tình cảnh khó khăn, nợ nần
chồng chất, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự tại
địa phương” - văn bản của VKSND TP Cần Thơ đánh giá.
Từ đó, VKS đề nghị chủ tịch UBND TP tiếp tục chỉ đạo
hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật, các sở, ban, ngành của
TP, UBND các quận, huyện, phường, xã tổ chức tuyên truyền
sâu rộng về quy định tại Nghị định 19/2019 (về hụi, họ, biêu,
phường)…
NHẪN NAM
CầnThơ:Gần35 tỉ đồng tranh chấp liênquanđếnhụi
Trong năm2019 và sáu tháng đầu năm2020, TP CầnThơ có 194 vụ tranh chấp dân sự về hụi với số tiền hơn 22 tỉ đồng,
ba vụ vi phạmhình sự số tiền hơn 12,6 tỉ đồng.
được quy kết và nghi can khó lòng
cãi được, vì nó rất hiện thực.
2.
Trước đây, trongBLHS1985,
hành vi giết con mới đẻ được
coi là tội giết người nhưng tách ra
thànhmột khoản riêng (khoản 4Điều
101) với mức phạt từ sáu tháng đến
ba năm tù.
Đến BLHS 1999, các nhà làm luật
thấy việc quy định tội giết người với
hành vi này là không hợp lý, bởi nó
không phản ánh đúng bản chất của
hành vi phạm tội, trong khi người mẹ
là thủ phạm phải mang dấu ấn giết
người cả đời, vì vậy hành vi giết con
mới đẻ được tách riêng thànhmột tội
danh tại Điều 94 BLHS 1999.
Tôi còn nhớ khi thảo luận thông
qua BLHS 1999, đã có những tranh
cãi gay gắt giữa các đại biểu Quốc
hội. Một đại biểu Quốc hội ở một
tỉnh miền núi nói hành vi này không
là cá biệt, nhất là với đồng bào vùng
cao, cần xem xét kỹ yếu tố tập quán
và trình độ dân trí.
ĐếnBLHS2015, hành vi này được
quy định tại Điều 124 về tội giết hoặc
vứt bỏ con mới đẻ. Theo đó, tội danh
được áp dụng cho những người nào
vì tư tưởng lạc hậu mà giết đứa con
trong bảy ngày tuổi. Tội danh này áp
dụng duy nhất cho chủ thể là người
mẹ đẻ của nạn nhân và trong trường
hợp nạn nhân từ tròn bảy ngày tuổi
trở xuống. Quá 1 phút thôi, lập tức
tội danh và hình phạt sẽ được áp dụng
như tội giết người.
3.
Trong luật, những tình tiết,
hoàn cảnh người mẹ có con
trong vòng bảy ngày tuổi, do lạc hậu
và trầm cảm sau sinh chỉ áp dụng
cho chính người mẹ đẻ chứ không
có điều khoản nào áp dụng cho chủ
thể khác.
Bà nội của cháu bé trên sẽ bị xử
lý theo tội giết người. Như đã nói ở
trên, có việc buộc tội giờ đây trở nên
quá đơn giản khi hành vi hiển hiện,
tình tiết vận dụng cũng rõ ràng; bà
nội là người có nhận thức cao (bác
sĩ phó khoa sản) và không phải là
mẹ đẻ của bé.
Và sự đơn giản ấy sẽ đặt những
người tiến hành tố tụng (điều tra viên,
công tố viên, thẩm phán) và luật sư
vào chỗ phải căng não và bản lĩnh để
vận dụng luật và kiến thức khác, dù
để buộc tội hay gỡ tội.
Bà nội có thương con, cháu hay
độc ác và ích kỷ?
Ở tuổi 51, có vị trí công việc tốt, bà
còn năm năm công tác mới tới tuổi
hưu, có phòng mạch tư. Thế nhưng
bà vẫn nhận nuôi cháu cho con trai
và con dâu, dù bà không có nghĩa
vụ ấy. Vì thế nên chúng ta khó tin
rằng đó là người bà độc ác.
Phải chăng vì là bác sĩ sản khoa,
bà nhìn thấy tương lai mịt mờ của
đứa cháu, nỗi đau khổ của nó và cha
mẹ, gánh nặng cuộc đời của đứa cháu
và người thân nên muốn giải thoát
như bà nói? Và vì thế, bà đã chọn
giải pháp tiêu cực nhất...
Câu chuyện quá đau lòng! Cháu bé
được cứu sống và sẽ tiếp tục sốngmột
cuộc đời bất hạnh của nó. Và hành vi
phạm pháp của bà nội đã vĩnh viễn
khóa lại tương lai của một nữ bác sĩ
sau một thời gian lao động. Với gia
đình họ, bên cạnh nỗi đau vì em bé
không bình thường, giờ có thêm nỗi
đau bà giết cháu, nó sẽ tàn phá mức
độ nào đó trong mối quan hệ gắn
kết gia đình.
Tôi tin rằng vụ án nghiêm trọng
và hành vi quá rõ ràng này sẽ là một
thách thức với những người tiến hành
tố tụng (và cả luật sư - người thamgia
tố tụng) công tâmvà có trách nhiệm.
Rất tiếc, cácmôn tâmlýhọc tội phạm,
tâm thần học và tâm lý tư pháp lẽ ra
ngày càng phải đầu tư như một bộ
môn khoa học bổ trợ cực kỳ quan
trọng, thì từ hơn 10 năm nay dường
như chưa được quan tâm đúng mức
trong việc đào tạo luật ở bậc ĐH...•
Chiều 5-8, Công an TP Thái Bình (tỉnh Thái Bình) cho biết cơ quan này
vẫn chưa khởi tố bị can đối với nghi can Chử Thị Mỹ Lệ (51 tuổi). Trước đó,
bà Lệ đã bị bắt khẩn cấp để điều tra về tội giết người.
Bà Lệ là bác sĩ phó trưởng khoa sản của một bệnh viện huyện ở tỉnhThái
Bình. Bà cũngmởmột phòng khám tại nhà riêng ở xãTân Bình,TPThái Bình.
Theo thông tin ban đầu, vợ chồng con trai bà Lệ làm việc ở Hà Nội sinh
được cháu trai là LTDM (khoảng tám tháng tuổi) bị đa dị tật bẩm sinh với
chứng bại não, tim bẩm sinh, hở hàm ếch. Cháu M. được cha mẹ gửi về
quê cho bà Lệ nuôi.
Tới ngày 13-7, cháu M. được đưa vào BV Nhi Thái Bình cấp cứu, sau đó
cháu được chuyển lên BV Nhi trung ương điều trị. Tại đây, bác sĩ xét nghiệm
thì phát hiện dấu hiệu cháu bé bị đầu độc nên báo công an.
Công an TP Thái Bình vào cuộc xác minh, bà Lệ thừa nhận đã bơm thuốc
chuột vào sữa cho cháu M. uống. Bước đầu, bà Lệ khai do thấy bệnh tình
bẩm sinh hành hạ cháu nội khiến cháu quá khổ sở nên trong lúc nông nổi,
bà muốn giải thoát cho cháu…
Được biết sức khỏe cháu M. hiện đã ổn và cháu đang được điều trị tại BV
Nhi tỉnh Thái Bình.
ĐỖ HOÀNG
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook