179-2020 - page 14

14
Chỉ có 4 phút ra sân trong giải vô
địch Hà Lan nhưng hậu vệ Đoàn Văn
Hậu của Việt Nam vẫn được FIFA
khen ngợi và xem là cầu thủ triển
vọng của bóng đá châu Á.
Bài viết trên trang chủ của FIFA đề
cập: “Đoàn Văn Hậu là cầu thủ ba lần
giành giải Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất
Việt Nam, cùng đội trẻ Việt Nam dự
World Cup U-20 thế giới, đoạt HCB
giải U-23 châu Á, cùng đội tuyển Việt
Nam vào tứ kết Asian Cup 2019, vô
địch Đông Nam Á năm 2018 khi mới
19 tuổi… Hậu là cầu thủ giàu triển
vọng của bóng đá châu Á”.
FIFA đã không nhắc đến chiếc
HCV SEA Games 2019 mà Văn Hậu
cùng đội U-22 Việt Nam gặt hái được
do SEA Games không nằm trong giải
đấu của FIFA nhưng không thể phủ
nhận vai trò của Văn Hậu trong việc
săn thành tích của bóng đá Việt Nam.
Văn Hậu đã về Việt Nam và hiện
đang cách ly. Cầu thủ 21 tuổi này
đã được đăng ký thi đấu đợt 2 dự
V-League 2020 và sẽ bổ sung đáng kể
cho sự thiếu hụt lực lượng của đương
kim vô địch Hà Nội. Tuy nhiên, nhiều
ý kiến chuyên môn lại cho rằng nên
để Văn Hậu ra nước ngoài thi đấu ở
những giải như J-League của Nhật
hay K-League của Hàn Quốc sẽ phù
hợp hơn thay vì sang châu Âu.
Đ.TR
FIFAđưaĐoànVănHậuvàodanh sách tài năng của châuÁ
Thể thao -
ThứBảy8-8-2020
ngàng gì và chỉ biết áp đặt
từ trên xuống.
Bây giờ thì rất nhiều CLB
bị đặt trong hoàn cảnh tiến
thoái lưỡng nan, không biết
VPF có chương trình hành
động gì với các cổ đông hầu
hết gặp khó khăn. Đáng lo
nhất là tình trạng vay mượn
và ăn đong ở thời điểmngưng
nghỉ do dịch bệnh COVID-19
không biết đến bao giờ mới
trở lại. VPF đã từng đưa ra
cột mốc phải đá xong giải
ngày 31-10 mà với tình hình
khó lường như lúc này chắc
chắn không kịp tiến độ. VPF
vui vẻ khi nghĩ đến việc dời
AFF Cup 2020 sang tháng
4-2021 sẽ rộng rãi thời gian
hơn nhưng lại chưa nghĩ đến
khoản nghỉ kéo dài dễ gây
kiệt quệ cho CLB.
Nhiều đội bóng nằm dưới
đáy bảng xếp hạng đề nghị
hủy giải để không chịu thiệt
hại nặng nề hơn bị cho là
phá hoại. Đội nhất bảng Sài
Gòn FC và nhì bảng Viettel
thì mong muốn VPF nếu có
hủy thì cần công nhận thứ
hạng để còn biết ai sẽ đại
diện cho bóng đá Việt Nam
năm sau đá cúp châu Á. Và
giả sử nếu bóng cứ ngừng
lăn kéo dài trong khi VPF
quyết tâm tổ chức thì cần hỗ
trợ cho CLB ra sao lúc đói
khổ... Tiếc là phản ánh của
CLB chỉ như nói cho nhau
nghe chứ chưa lọt tai những
người có trách nhiệm.
Có thể VFF và VPF sợ há
miệng mắc quai như hồi bị
chỉ trích vô cảm khi đòi đá
cách ly trên sân trung lập.
Nhưng thật ra họ đang nhầm
lẫn giữa việc đưa ra những
giải pháp khả thi, hợp tình
hợp lý, khác với sự tích cực
lo quyền lợi riêng của mình,
hủy giải bị mất uy tín, bị bồi
thường hợp đồng.
Các nhà quản lý và điều
hành bóng đá Việt Nam
đang rối vì tình hình dịch
bệnh phức tạp, không biết
bao giờ dừng lại là một đằng
nhưng mặt khác vẫn rất cần
lên tiếng vì lợi ích chung của
đại gia đình bóng đá Việt
Nam, hơn là kéo dài một
sự im lặng đáng sợ.•
GIAHUY
C
ác nhà điều hành giải
đấu chuyên nghiệp từng
một lần bị phê phán
nặng nề khi bắt các đội
bóng V-League họp hành
để bàn phương án thi đấu
tập trung cách ly trên một
số sân bóng trung lập giữa
mùa dịch COVID-19. Hồi
tháng 4, bầu Đức lớn tiếng
chỉ trích VPF chỉ biết đến
quyền lợi của mình (hoàn
tất hợp đồng với nhà tài trợ)
mà không quan tâm đến sự
an toàn cho cầu thủ.
Ông bầu của HA Gia Lai
giận dữ ra lệnh cấm CLB
không có họp gì hết, tất cả
phải lo phòng, chống dịch
bệnh, không mất thời gian
cho việc vô ích. Lần đó bầu
Đức cũng bị cho là phản ứng
tiêu cực, là phá hoại nhưng
rốt cuộc ông lại đúng, vì các
giải pháp từ chuyện họp hành
của VPF đều phá sản.
Sự nhanh nhảu của VPF
lúc đó không mang lại kết
quả gì ngoài sự chê trách
và mỉa mai với phương án
chả giống ai, lại không hợp
tình. Chưa kể các CLB hạng
Nhất cũng bức xúc vì cái
cách ứng xử của VPF xem
họ như con ghẻ khi đặt ngoài
cuộc bàn thảo, không ngó
Rất nhiều CLB bị
đặt trong hoàn cảnh
tiến thoái lưỡng
nan, không biết VPF
có chương trình
hành động gì với
các cổ đông hầu hết
gặp khó khăn.
Nhiều CLB, nhiềuHLV rơi vào cảnh khó khăn khi thời gian nghỉ kéo dài mà kinh phí cho đội bóng
thì có hạn. Ảnh: X.HUY - Q.THẮNG
VPF rối và nỗi lo
há miệng mắc quai
Trong lúc 26 CLB chuyên nghiệpmệt mỏi chờ các giải pháp xử lý
chuyện dừng giải của VPF thì các nhà tổ chức vẫn im lặng.
Các “phiênbản”đòi
bỏgiải
Vụ hăm dọa đòi bỏ giải của bầu Đệ mới đây
được giới bóng đá nghi ngờ là ông bầu này bị “dân
bóng đá thứ thiệt” giật dây, xúi bậy. Mục đích là để
gây sức ép để VFF và VPF phải có trách nhiệm hỗ
trợ các CLB đang khó khăn trong việc nuôi quân
chờ đá lại.
Lâu nay bóng đá Việt Nam không lạ với chuyện
nhiều CLB đòi bỏ giải và họ đã làm thật nhân có
một sự cố nào đó.
Những “phiên bản” bỏ giải trước đây có rất nhiều
nguyên nhân nhưng đa phần từ ý đồ làm bóng đá
không nghiêm túc. Nói đúng hơn là những ông
bầu đấy làm bóng đá là phụ, còn mục tiêu chính là
nhắm vào dự án, vào đất vàng từ những ưu đãi của
địa phương.
Cũng có ông bầu khi đầu tư cho bóng đá thì hứa
hẹn với địa phương rất dữ nhưng khi mục đích
“khai thác” bất thành thì lập tức đẩy công văn xin
bỏ đội và kèm theo các vế “nếu”, “thì”… gây sức
ép ngược với địa phương.
Trước đây cũng có những ông chủ đầu tư cho
bóng đá và song song đó là xin đất để phục vụ cho
bóng đá và dự án nghe rất êm tai như xây chung
cư cho tầng lớp thu nhập thấp kết hợp cao ốc văn
phòng cho thuê cùng nhiều cơ chế khác.
Bóng đá Việt Nam khi lên chuyên nghiệp từng
mất nhiều đội bóng mà khởi điểm rất đình đám
nhưng khi kết thúc lại rất chóng vánh và gây ngỡ
ngàng. Như Thép miền Nam - CSG hay Thép
Pomina - Đông Á, Sài Gòn Xuân Thành, Vissai
Ninh Bình, Kiên Long Bank - Kiên Giang…
Nhưng với kế hoạch bỏ giải lần này của Thanh
Hóa, hay nói đúng hơn là của bầu Đệ thì lại rất lạ.
Thanh Hóa đang đứng vị trí thứ tám sau 11 lượt
trận. Một đội bóng có lượng cổ động viên lớn và
là niềm tự hào của xứ Thanh. Đó cũng là đội đang
có cuộc lội ngược dòng ngoạn mục từ vị trí chót
bảng lên nhóm đi tranh vô địch, lại cũng không
phải là đội bóng nghèo, thế thì tại sao lại đòi bỏ
giải?
Chẳng phải là vì ông bầu có nhiều quyền lực vốn
không phải là dân bóng đá nhưng dễ bị những đồng
nghiệp lọc lõi trong bóng đá xúi dại và nhân danh
đội bóng của cả tỉnh đi làm chuyện “rung cây”?
Khi đơn bỏ giải vừa ban hành thì hàng ngàn fan
Thanh Hóa tức giận nêu quan điểm “Đội bóng
Thanh Hóa là của dân Thanh Hóa chứ đâu phải
của cá nhân bầu Đệ mà ông bầu này đòi bỏ giải!”.
Từ đó, chính lãnh đạo Thanh Hóa đã lệnh cho bầu
Đệ phải rút đơn và duy trì việc Thanh Hóa tiếp tục
thi đấu.
Bóng đá là một cuộc chơi mà không chỉ có đá
trên sân cỏ. Thậm chí, có khi còn là cuộc chơi của
các ông bầu nhưng mỗi bầu “ôm” đội một kiểu.
Có bầu chi tất cho đội vì trúng nhiều dự án của
địa phương nhưng cũng có người mang danh bầu
lo cho đội bóng bằng tiền của địa phương và tiền
của doanh nghiệp có trách nhiệm “đóng góp” cho
đội bóng.
Giờ thì bóng ngừng lăn nhưng chắc chắn nhiều
ông bầu, nhiều lãnh đạo đội bóng đang ủ mưu với
nhiều phép tính để đội bóng ít bị thiệt hại nhất và
nhất là để có phần bánh từ 1,5 triệu USD mà FIFA
hứa cho bóng đá Việt Nam.
TẤN PHƯỚC
VFF sẽ hỗ trợ “một ít” cho các CLB
Ngày 29-7, Phó Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn tiết lộ chủ
tịch FIFA hứa hẹn sẽ trích từ quỹ đoàn kết hỗ trợ mỗi liên
đoàn thành viên 1 triệu USD và 500.000 USD cho phát triển
bóng đá nữViệt Nam. Hiện chưa biết số tiền này đã đến tay
VFF hay chưa nhưng một số CLB đề nghị VFF chia sẻ khó
khăn với họ. Nói thẳng ra các thành viên VFF muốn có một
khoản tiền do FIFA viện trợ mùa dịch COVID-19 của ít lòng
nhiều để thấy trách nhiệm và sự quan tâm lẫn nhau. Ông
Tuấnmới chỉ nói nhỏ sẽ“hỗ trợmột ít”cho các CLB dù chưa
biết bao nhiêu và lúc nào.
TT
Bầu Thụy
(trái)
từng bỏ đội Sài Gòn Xuân Thành,
còn bầuĐệ thì mới làmđơn bỏ giải đã bị CĐV lên án
và lãnh đạo tỉnh bắt hủy lá đơn bỏ giải. Ảnh: CTV
Đoàn VănHậu được FIFA khen ngợi là
cầu thủ tiềmnăng của châuÁ. Ảnh: CLB
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook