179-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy8-8-2020
Danhmục bímật
nhà nước thuộc
viện kiểmsát
Ngày 4-8, Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quyết định 1180/QĐ-TTg
về danh mục bí mật nhà nước thuộc
VKSND.
Theo đó, các báo cáo, văn bản của
VKS xin ý kiến của Quốc hội, cơ quan
nhà nước, cấp ủy, tổ chức Đảng có
thẩm quyền và văn bản trao đổi với các
cơ quan bảo vệ pháp luật về công tác
thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt
động tư pháp, phương hướng giải quyết
đối với các vụ việc, vụ án sau đây được
xem là bí mật nhà nước độ tối mật:
- Vụ việc, vụ án xâm phạm an ninh
quốc gia;
- Vụ việc, vụ án đặc biệt nghiêm
trọng xâm phạm trật tự, an toàn xã hội;
- Vụ việc, vụ án tham nhũng, chức vụ
nghiêm trọng;
- Vụ việc, vụ án dư luận xã hội đặc
biệt quan tâm.
Các nội dung, văn bản họp Ủy ban
Kiểm sát của VKSND các cấp về
phương hướng chỉ đạo xử lý các vụ
việc, vụ án trên cũng là tối mật.
Cạnh đó, các chỉ thị, nghị quyết,
phương án, kế hoạch, kết luận, thông
báo, văn bản chỉ đạo của VKSND về
công tác thực hành quyền công tố,
kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các
vụ việc, vụ án xâm phạm an ninh quốc
gia; vụ việc, vụ án đặc biệt nghiêm
trọng xâm phạm trật tự, an toàn xã hội;
vụ việc, vụ án tham nhũng, chức vụ
nghiêm trọng; vụ việc, vụ án dư luận xã
hội đặc biệt quan tâm chưa công khai
cũng là tài liệu tối mật.
Ngoài ra, các phương án, kế hoạch,
báo cáo, văn bản về triển khai lực
lượng, phương tiện, biện pháp đấu
tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm
hoạt động tư pháp, tội phạm tham
nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động
tư pháp đặc biệt nghiêm trọng hoặc
được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm
cũng là bí mật nhà nước độ tối mật.
Cạnh đó, quyết định còn quy định
các tài liệu được xem là bí mật nhà
nước độ mật, trong đó có:
- Kế hoạch, nội dung phối hợp công
tác liên ngành của VKSND với các
cơ quan có thẩm quyền về đấu tranh
phòng, chống tội phạm xâm phạm an
ninh quốc gia; tội phạm xâm phạm
trật tự, an toàn xã hội đặc biệt nghiêm
trọng; tội phạm tham nhũng, chức vụ
nghiêm trọng; tội phạm dư luận xã hội
đặc biệt quan tâm chưa công khai.
- Quan điểm, ý kiến của kiểm sát
viên VKSND Tối cao, thành viên Ủy
ban Kiểm sát VKSND Tối cao, Ủy
ban Kiểm sát VKSND Cấp cao, kết
luận của viện trưởng, phó viện trưởng
VKSND Tối cao, viện trưởng, phó viện
trưởng VKSND Cấp cao trong quá
trình giải quyết đơn đề nghị kháng nghị
giám đốc thẩm, tái thẩm chưa công
khai. Các văn bản trao đổi nghiệp vụ
của VKSND với các cơ quan tiến hành
tố tụng về việc giải quyết vụ việc, vụ
án xâm phạm an ninh quốc gia; vụ việc,
vụ án đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm
trật tự, an toàn xã hội; vụ việc, vụ án
tham nhũng, chức vụ nghiêm trọng; vụ
việc, vụ án dư luận xã hội đặc biệt quan
tâm…
Quyết định này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 4-8.
YẾN CHÂU
NGỌC THƯ
N
gày 7-8, TAND quận Thủ
Đức, TP.HCM xử sơ thẩm
vụ tranh chấp kinh phí công
đoàn giữa nguyên đơn là Liên
đoàn Lao động (LĐLĐ) quận
Thủ Đức (TP.HCM) và bị đơn
là Công ty CP Thực phẩm dinh
dưỡng Kim Linh (Công ty Kim
Linh, trụ sở tại quận Thủ Đức).
Theo đơn khởi kiện, năm2007,
Công tyKimLinh thành lập, đăng
ký kinh doanh và hoạt động đến
nay. Tuy nhiên, từ tháng 1-2013
đến tháng 12-2019, công ty này
không thực hiện nghĩa vụ đóng
kinh phí công đoàn dù LĐLĐ
quận Thủ Đức đã nhiều lần nhắc
nhở, vậnđộng. Dođó, LĐLĐkhởi
kiện đề nghị tòa án buộc Công
ty Kim Linh phải đóng kinh phí
công đoàn từ năm 2013 đến 2019
là 314,3 triệu đồng.
Tại tòa, nguyên đơn giữ nguyên
yêu cầu khởi kiện. Trái lại, bị đơn
đồng ý đóng khoản kinh phí liên
đoàn này nhưng muốn dời thời
điểm thực hiện đến năm 2022 do
ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Tuy nhiên, phía LĐLĐ không
đồng ý vì đã nhiều lần nhắc nhở,
vận động nhưng doanh nghiệp
này không thực hiện.
Trả lờiHĐXXvềcăncứthukinh
phí công đoàn, phía nguyên đơn
dẫn Điều 5 Nghị định 191/2013
(quy định về tài chính công đoàn)
và Quyết định 35/2017 về phân
Thua kiện, DN phải trả hơn
314 triệu kinh phí công đoàn
Sau nhiều lần nhắc đóng kinh phí công đoàn không được, Liên đoàn Lao động
quậnThủĐức (TP.HCM) khởi kiện doanh nghiệp, yêu cầu phải đóng đủ
số tiền này.
Đại diện Liên đoàn Lao động quận ThủĐức tại phiên tòa. Ảnh: MV
Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn
Điều 5 Nghị định 191/2013 quy định mức đóng và căn cứ đóng
kinh phí của công đoàn như sau:
Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho
người laođộng. Quỹ tiền lươngnày là tổngmức tiền lương của những
người lao động thuộc đối tượng phải đóng BHXH theo quy định của
pháp luật về BHXH.
HĐXX cho rằng căn
cứ vào Luật Công
đoàn năm 2012 và các
nghị định hướng dẫn,
Công ty Kim Linh
dù có hay không có
tổ chức công đoàn cơ
sở vẫn phải có trách
nhiệm đóng kinh phí
công đoàn.
cấp thu kinh phí công đoàn của
LĐLĐ TP.HCM. Theo đó, kinh
phí công đoàn mà doanh nghiệp
phải đóng là 2% quỹ tiền lương
làm căn cứ đóng BHXH cho
người lao động. 
Đại diệnCông tyKimLinh cho
biết từ năm 2012 công ty không
còn tổ chức công đoàn nên không
có khoản kinh phí để trích nộp.
HĐXX hỏi thời gian năm
2013-2019, bị đơn không đóng
kinh phí công đoàn thì LĐLĐ
có biện pháp gì để khắc phục.
Phía LĐLĐ khẳng định nhiều lần
nhắc nhở việc thực hiện nghĩa vụ
nhưng doanh nghiệp này không
thực hiện.
Phát biểu quan điểm, VKS
cho rằng căn cứ khoản 2 Điều
26 Luật Công đoàn năm 2012 và
quy định tại Nghị định 191/2013,
Công ty KimLinh phải đóng 2%
quỹ tiền lương làm căn cứ đóng
BHXH cho người lao động và
đóng mỗi tháng một lần, cùng
thời điểm đóng BHXH bắt buộc
cho người lao động. Việc công ty
không đóng kinh phí công đoàn
là vi phạm pháp luật nên có căn
cứ để chấp nhận yêu cầu khởi
kiện của LĐLĐ quận Thủ Đức.
Từ đó, VKS đề nghị HĐXX chấp
nhận yêu cầu khởi kiện.
Cuối cùng, HĐXXTANDquận
Thủ Đức cho rằng căn cứ vào
Luật Công đoàn năm 2012 và
các nghị định hướng dẫn, Công
ty Kim Linh dù có hay không
có tổ chức công đoàn cơ sở vẫn
phải có trách nhiệm đóng kinh
phí công đoàn. Từ năm 2013 đến
nay, công ty không thực hiện
trách nhiệm này. Do đó, HĐXX
chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi
kiện của nguyên đơn, tuyên buộc
công ty này phải đóng kinh phí
công đoàn tổng cộng là 314,3
triệu đồng.•
Tử hình 1 người Singapore
vận chuyển ma túy thuê
Ngày 7-8, TAND tỉnh Tây Ninh xử sơ
thẩm đã tuyên tử hình bị cáo Cher Wei Hon
(sinh năm 1980, quốc tịch Singapore) về
tội vận chuyển trái phép chất ma túy.
Theo hồ sơ, rạng sáng 29-6-2019, lực
lượng chức năng kiểm tra một chiếc ô tô
trên quốc lộ 22 (huyện Bến Cầu, Tây Ninh)
do Dương Hùng Tâm điều khiển. Kiểm tra
hành lý của Cher Wei Hon, người đi cùng
trên xe, công an phát hiện lượng lớn ma
túy. Kết luận giám định là hơn 9,95 kg ma
túy loại methamphetamine.
Quá trình điều tra, Cher Wei Hon khai
quen biết người phụ nữ tên Quỳnh (không
rõ lai lịch) tại quán karaoke ở Phnom Penh,
Campuchia.
Người này cho Cher Wei Hon vay 200
triệu đồng. Hon làm thuê cho Quỳnh để trừ
nợ. Lúc đầu Quỳnh thuê Hon vận chuyển
điện thoại iPhone, iPad từ Campuchia về
Việt Nam, sau đó là ma túy. Mỗi chuyến
vận chuyển Quỳnh trả công cho Hon 500-
1.000 USD.
Tối 28-6-2019, Quỳnh nhờ Dương
Hùng Tâm chở Wei Hon sang Campuchia.
Sau đó, Tâm chở hai túi xách về lại
TP.HCM thì bị bắt. Cher Wei Hon thừa
nhận vận chuyển ma túy cho Quỳnh được
năm lần thì bị bắt. Còn Tâm chỉ khai nhận
là người chở thuê cho Quỳnh. Giữa Tâm
và Cher Wei Hon không có trao đổi liên
quan đến ma túy.
Cơ quan tố tụng cho rằng do chưa bắt
được Quỳnh và chỉ có lời khai trên của
Tâm nên không còn tài liệu, chứng cứ và
căn cứ nào khác để truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với Tâm.
HOÀNG YẾN
Thủ quỹ trường tiểu học
tham ô hơn 696 triệu
Ngày 7-8, TAND TP.HCM xử sơ thẩm
đã tuyên phạt Phan Thị Mỹ Dung (sinh
năm 1974, ngụ quận Tân Bình, TP.HCM)
bảy năm tù về tội tham ô tài sản.
HĐXX nhận định bị cáo có nhiều tình
tiết giảm nhẹ về nhân thân, trước khi khởi
tố vụ án đã bồi thường khắc phục toàn bộ
hậu quả nên chiếu cố một phần hình phạt.
Theo hồ sơ, năm 1995, Dung được
trưởng Phòng GD&ĐT quận Tân Bình,
TP.HCM ký hợp đồng lao động tuyển dụng
làm nhân viên đánh máy tại Trường Lê
Lợi - Tân Trụ (sau này là Trường Tiểu học
Tân Trụ). Cuối năm 2010, Dung được giao
nhiệm vụ văn thư kiêm thủ quỹ của trường.
Cơ quan tố tụng xác định từ tháng 10-
2017, Dung lợi dụng nhiệm vụ được giao
trực tiếp quản lý thu các khoản tiền đầu
năm học gồm tiền học phí, tiền bán trú... từ
phụ huynh. Dung đã thu tiền nhưng không
nộp số biên lai cho kế toán để lập phiếu thu
nộp tiền vào kho bạc, chiếm đoạt hơn 696
triệu đồng. Tại tòa, Dung khai số tiền này
bị cáo dùng để tiêu xài cá nhân.
HY
Bị cáo CherWei Hon. Ảnh: TM
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook