179-2020 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy8-8-2020
Tại tòa phúc thẩm,
đại diện VKS cho rằng
tòa án cấp sơ thẩm công
nhận thỏa thuận hủy
hợp đồng này là chưa có
cơ sở.
Ly kỳ vụ đòi
văn phòng công
chứng bồi thường
Tòa sơ thẩm cho rằng công chứng viên có lỗi khi không
phát hiện ra người ký công chứng và người đứng tên
trong giấy tờ đất không phải làmột.
MINHVƯƠNG
T
ừ một vụ ly hôn, phân chia
tài sản chung, một văn phòng
công chứng (VPCC) bị xác
định là người liên quan do trước
đó đã công chứng việc mua đất
của người chồng. Tuy nhiên, hai
cấp tòa còn có quan điểm khác
nhau về lỗi của công chứng viên
trong vụ việc.
Tòa sơ thẩm:
Công chứng có lỗi
Theo hồ sơ, năm 1999, bà LNA
và ông TTL kết hôn hợp pháp và
chung sống với nhau. Khoảng năm
2016, ông L. thường ở lại chỗ làm
khiến vợ nghi ngờ ông có bồ nên
hai người nảy sinh mâu thuẫn. Bà
A. còn cho rằng ông L. đã lén lấy
tiền tiết kiệm chung để đi mua đất.
Từ đó bà A. gửi đơn yêu cầu tòa
cho bà được ly hôn với ông L. và
chia đôi số tiền tiết kiệm chung là
300 triệu đồng.
Tuy nhiên, trước đó, ngày 7-9-
2015, ông L. mua một mảnh đất
tại xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè,
TP.HCM với một người xưng là
Lê Thị Cẩm (trùng tên với người
đứng tên trong giấy tờ đất) với giá
300 triệu đồng. Hợp đồng mua bán
được hai bên ký tại VPCC TC, nay
đổi tên thành VPCC NTT có trụ sở
tại huyện Nhà Bè.
Tháng 9-2018, TAND quận 12,
Không mua đất mà cầm cố?
Liên quan đến vụ án, trong hồ sơ vụ án có thông báo kết quả giải quyết
tin tốgiác về tội phạmngày 10-2-2016 của Công anhuyện Nhà Bè,TP.HCM.
Theo đó, tại công an huyện, ông L. khai có nhận cầm của một phụ nữ tên
Cẩm 301,7 m
2
đất với lãi suất là 9 triệu đồng/tháng. Theo công an, hợp
đồng chuyển nhượng đất vô hiệu do giao dịch giả tạo nhằm che đậymột
giao dịch khác nên VPCC không có lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu mà lỗi
thuộc về ông L.
Văn bản đề nghị HĐXX thu thập thêm chứng cứ để làm rõ bản chất của
giao dịch cầm cố là giao dịch thật, che đậy bởi giao dịch giả tạo là chuyển
nhượng quyền sử dụng đất. Ông L. không xuất trình được biên nhận giao
cho bà Cẩm (tự xưng tên Lê Thị Cẩm) số tiền 300 triệu đồng nên không
đủ cơ sở để xác định bị thiệt hại số tiền này.
TP.HCM xử sơ thẩm, VPCC được
xác định là bên liên quan vì ông L.
có hai yêu cầu độc lập với VPCC
này là hủy hợp đồng công chứng và
bồi thường cho ông 300 triệu đồng.
Tại tòa, ông L. thừa nhận mình
đã lấy tiền chung của vợ chồng
đi mua đất và làm thất thoát nên
đồng ý trả lại 1/2 số tiền cho bà
A. Tuy nhiên, ông yêu cầu VPCC
bồi thường vì người ra công chứng
bán đất cho ông không phải là
người có quyền sử dụng hợp pháp
lô đất. VPCC phải có trách nhiệm
kiểm tra tính xác thực của người
yêu cầu công chứng cùng với các
giấy tờ, tài liệu kèm theo.
Theo ông L., vì VPCC không
làm đúng trách nhiệm nên dẫn đến
kẻ gian thực hiện hành vi gian dối
khiến ông bị thiệt hại. Cũng tại tòa,
ông L. cho rằng bà Lê Thị Cẩm
người đang tham dự phiên tòa và
người ký hợp đồng tại VPCC với
ông là hai người khác nhau.
Tại tòa, đại diện VPCC cho
rằng ông L. là người yêu cầu công
chứng thì phải có trách nhiệm biết
mình giao dịch với ai. Công chứng
viên chỉ chứng kiến việc các bên
ký hợp đồng nên không đồng ý
bồi thường.
Đại diện VKS cho rằng bà Cẩm
(người đứng tên trong sổ đỏ) không
đến VPCC để ký hợp đồng với ông
L. và không nhận tiền bán đất, mà
bị một người khác giả mạo. Lỗi làm
cho hợp đồng công chứng vô hiệu là
do công chứng viên đã chứng nhận
sai tính xác thực, tính hợp pháp của
hợp đồng, không đảm bảo an toàn
pháp lý cho các bên tham gia gây
thiệt hại cho ông L. Việc ông L. yêu
cầuVPCC phải bồi thường là có căn
cứ chấp nhận.
Cuối cùng, HĐXX tuyên không
chấp nhận yêu cầu ly hôn của bà A.
vì tình trạng hôn nhân chưa đếnmức
trầm trọng, không thỏa mãn khoản 1
Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình.
Đối với yêu cầu chia đôi số tiền là tài
sản chung, HĐXX tuyên chấp nhận,
buộc ông L. phải trả cho bà A. một
nửa số tiền tiết kiệm chung là 150
triệu đồng. HĐXX tuyên chấp nhận
yêu cầu của ông L., buộc VPCC TC
phải bồi thường cho ông này 300
triệu đồng.
Tòa phúc thẩm:
Phải đánh giá tài liệu
Không đồng ý với bản án sơ thẩm,
VPCC đã kháng cáo yêu cầu tòa
phúc thẩm tuyên mình không phải
bồi thường cho ông L. và tuyên hợp
đồng công chứng vô hiệu.
TAND TP.HCM xử phúc thẩm.
Tại tòa, luật sư của ông L. cho rằng
lỗi làm cho hợp đồng công chứng vô
hiệu là do công chứng viên không
làmhết trách nhiệm, nêu yêu cầu đòi
bồi thường của ông L. là có căn cứ.
Trong khi đại diện VPCC vẫn giữ
quan điểmkhông chấp nhận yêu cầu
bồi thường của ông L.
Phát biểu, đại diện VKS cho rằng
tòa án cấp sơ thẩm công nhận hủy
hợp đồng công chứng là chưa có
cơ sở. Từ đó, VKS đề nghị HĐXX
hủy một phần bản án, trả về tòa án
cấp sơ thẩm xem xét, giải quyết lại.
Cuối cùng, HĐXX đã tuyên
hủy một phần bản án sơ thẩm về
hai nội dung yêu cầu độc lập của
ông L. Tòa nhận định lời khai của
ông L. và đại diện VPCC thì bà Lê
Thị Cẩm là người ký hợp đồng và
chủ sở hữu hợp pháp của mảnh đất
không phải là một người, nên cấp
sơ thẩm xác định hợp đồng chuyển
nhượng vô hiệu là có căn cứ.
Tuy nhiên, cấp sơ thẩm lại công
nhận sự thỏa thuận hủy hợp đồng
giữa ông L. và bà Cẩm (người có
quyền sử dụng đất hợp pháp) là
không đúng, vì bà không phải là
người giao kết hợp đồng.
Cũng theo HĐXX, việc xác định
công chứng viên có thực hiện đúng
quy định hay không thì cần phải
thu thập tài liệu về nhân thân của
bà Lê Thị Cẩm trong hồ sơ công
chứng để xác minh tính hợp pháp
của tài liệu. Từ đó, HĐXX cấp phúc
thẩm quyết định hủy yêu cầu độc
lập để giải quyết lại.•
Ngày 7-8, TAND TP.HCM xử sơ thẩm đã tuyên phạt
Trần Thanh Việt (ngụ quận 12) 12 năm tù và Dương Văn
Ninh (ngụ quận Bình Tân) 14 năm tù về hai tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan,
tổ chức.
Hai bị cáo này có quan hệ quen biết với bà P. (ngụ quận
Bình Tân). Năm 2015, Việt vay của bà P. 200 triệu đồng để
làm ăn, sau đó nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền.
Việt lên mạng Internet thuê người làm giả giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ), quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất, do UBND huyện Hóc Môn,
TP.HCM cấp cho Việt.
Việt còn thuê người làm giả hợp đồng chuyển nhượng
QSDĐ do công chứng viên ký chứng nhận, có đóng dấu
nhưng chưa điền thông tin người mua, người bán.
Sau đó, Việt đến gặp bà P. vay 300 triệu đồng và cho
xem các giấy tờ đã làm giả. Việt nói đây là tài sản của
mình và muốn thế chấp với hình thức ký hợp đồng công
chứng mua bán. Nếu không trả lãi, trả gốc đầy đủ, Việt sẽ
sang tên thửa đất trên cho bà P.
Khi đã được đồng ý cho vay, Việt nhờ Ninh viết vào
phần lời chứng của công chứng viên trong hợp đồng
chuyển nhượng đã làm giả. Sau đó, Việt cùng bà P. đến
một quán cà phê ký hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ giá
500 triệu đồng, có sự chứng kiến của Ninh.
Bà P. giao cho Việt 300 triệu đồng và nhận các giấy
tờ trên để làm tin. Việt trả công cho Ninh 20 triệu đồng.
Tương tự, Ninh cũng nhiều lần vay tiền của bà P. với tổng
số tiền 750 triệu đồng.
Sau khi phát hiện các giấy tờ trên là giả, bà P. đã làm đơn
tố giác Việt, Ninh. Việt đã trả lại cho bà P. 500 triệu đồng
chiếm đoạt, còn Ninh chưa trả lại tiền.
HOÀNG YẾN
Hai bị cáo
Ninh và Việt.
Ảnh: HY
Bán ma túy, thủ cả súng ngắn,
quả nổ và bình xịt hơi cay
Ngày 7-8, TAND tỉnh Đồng Nai xử sơ thẩm và
tuyên phạt bị cáo Lương Thành Đạt (sinh năm
1991) 19 năm tù về hai tội mua bán trái phép chất
ma túy và tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng. Mai
Duy Thịnh (sinh năm 1996) bị phạt 12 năm tù về
tội mua bán trái phép chất ma túy.
Theo hồ sơ, ngày 25-9-2019, tại xã Gia Tân, huyện
Thống Nhất, Đồng Nai, công an phát hiện Thịnh
tàng trữ một gói ma túy loại methamphetamine,
trọng lượng 50 g. Thịnh khai ma túy do Đạt đưa để
mang đi bán cho một người tên Yến (không rõ lai
lịch).
Tuy nhiên, Thịnh chưa bán được thì bị bắt như
trên. Căn cứ lời khai của Thịnh, cơ quan điều tra
bắt khẩn cấp Đạt. Khám xét nơi ở của Đạt, cơ quan
chức năng phát hiện một khẩu súng ngắn, hai quả
nổ tự chế, một bình xịt hơi cay.
Quá trình điều tra xác định Đạt mua bán ma túy
11 lần với các đối tượng khác chưa xác định được
danh tính, tổng cộng 780 g.
MINH VƯƠNG
2người đànông lừa1phụnữ
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook