192-2020 - page 11

11
Kinh tế -
ThứHai 24-8-2020
Niềm vui kép của gạo Việt
Loại gạo ngon và có thương hiệu của Việt Namxuất hiện ngày càng nhiều tại các đại siêu thị trên thế giới.
Tiêu điểm
QUANGHUY
S
au khi vượt qua nhiều
nước và đoạt giải ngon
nhất thế giới, gạo Việt
Nam tiếp tục đón nhận tin
vui: Lần đầu tiên trong hơn
30 năm xuất khẩu, gạo Việt
Nam vượt lên dẫn đầu thế
giới về giá bán.
Đắt khách, bán được
giá cao
Hiệp hội Lương thực Việt
Nam (VFA) mới đây cho hay
giá gạo xuất khẩu loại 5%
tấm của nước ta đang ở mức
cao nhất thế giới. Theo đó,
từ giữa tháng 7 năm nay, giá
gạo xuất khẩu của Việt Nam
liên tục tăng và đến nay đã
vượt qua giá gạo cùng chủng
loại của nhiều nước, thậm chí
vượt cả Thái Lan.
Cụ thể, thời điểm giá giữa
tháng 8, giá gạo 5% tấm của
Việt Nam được giao dịch ở
mức 493-497 USD/tấn. Với
mức giá này, gạo của nước ta
đang cao hơn gạoThái Lan tới
20 USD/tấn. Còn nếu so với
gạo cùng loại của Pakistan,
gạoViệt cao hơn đến 70USD/
tấn và cao hơn gạo Ấn Độ tới
115 USD/tấn. Đây được xem
là những nước xuất khẩu gạo
hàng đầu thế giới.
Ông Nguyễn Thanh Long,
Giám đốc Công ty Gạo Việt,
đánh giá nguồn cung gạoViệt
Nam đang dồi dào, giao hàng
cho đối tác nhanh và đúng
cam kết nên có lợi thế hơn
các đối thủ xuất khẩu khác
như Thái Lan, Ấn Độ trong
thời điểm dịch COVID-19
vẫn diễn biến phức tạp.
“Giá gạo trắng5%tấmtrước
đây chỉ bán được giá 380-390
USD/tấn, đầu vụ đông xuân
tăng lên 500-520 USD/tấn
nhưng giờ có lúc giá bán lên
tới 550 USD/tấn” - ông Long
dẫn chứng.
Bên cạnh nguyên nhân trên,
đại diện một số công ty xuất
khẩu gạo cho rằng gần đây
chất lượng gạo Việt đã được
cải thiện. Theo đó, tư duy,
cách làm của nông dân đã có
nhiều thay đổi, làm lúa chất
lượng thay vì chỉ chạy theo
số lượng và các công ty cũng
từng ngày nâng chất lượng,
giữ uy tín hạt gạo. Chính vì
vậy, không riêng gạo 5% tấm
có giá tốt mà còn nhiều loại
khác và hiện gạo Việt đã có
mặt tại nhiều siêu thị lớn trên
thế giới.
Tổng giám đốc Tập đoàn
Giống cây trồng Việt Nam
(Vinaseed) Nguyễn Quang
Trường cho biết: Công ty con
của Vinaseed là Vinarice đã
đạt chứng nhận hệ thống quản
lý an toàn thực phẩm về chế
biến, đóng gói và xuất hàng
tiêu chuẩn quốc tế để đưa sản
phẩm gạo thương hiệu Việt
Nam tiến tới thị trường EU.
Nhờ đó vừa qua công ty đã
xuất khẩu thành công gạo
thơm sang Hà Lan và Czech
với mức giá lên đến 1.040
USD/tấn. “Chúng tôi sẽ tiếp
tục xuất khẩu gạo trắng và
gạo lứt sang thị trường Úc
đầy tiềm năng” - ông Trường
tự tin.
Cạnh tranh khốc liệt với
gạo Thái Lan tại thị trường
Singapore và Hong Kong,
ông Đinh Minh Tâm, Giám
đốc Công ty Gạo Cỏ May,
thông tin: Hiện nay giá loại
gạo thơm Jasmine có giá
khoảng 600 USD/tấn, ngang
ngửa gạo Thái Lan cùng loại.
Còn loại gạo ngon nhất thế
giới của Việt Nam là ST25
hiện bán rất được giá lên tới
1.200 USD/tấn, cao hơn 300
USD/tấn nếu so với giá gạo
thơm ngon nhất của Thái Lan
là Hom Mali.
“Hiện tại gạo thơm của
công ty được đóng từng bao
5 kg, gắn thương hiệu đã lên
được kệ siêu thị các nước trên
nên bán được giá cao” - ông
Tâm chia sẻ.
Đừng ngủ quên trên
chiến thắng
GSVõ Tòng Xuân, chuyên
gia nông nghiệp, nhận định
gần đây đối thủ lớn nhất của
gạo Việt là Thái Lan đang
mất một số lợi thế. Thứ
nhất, do nguồn cung gạo
Thái Lan sụt giảm khoảng
2 triệu tấn trong năm nay
vì nhiều yếu tố về thời tiết,
thu hẹp diện tích…
Thứ hai, đồng baht Thái
liên tục tăng giá so với USD,
cộng với chi phí sản xuất
của nước này cũng cao nên
gặp nhiều khó khăn khi xuất
khẩu. Nếu bán giá cao quá thì
không bán được, các nước
sẽ mua gạo Việt Nam, bán
giá thấp thì lỗ. Vì vậy, nước
này đã có kế hoạch giảm dần
lượng gạo xuất khẩu dự kiến
chỉ còn khoảng 6,5 triệu tấn,
mức thấp nhất trong vòng 10
năm qua.
Ngoài ra, theo GS Xuân,
gạo Việt Nam sau khi đoạt
giải gạo ngon nhất thế giới
đã tăng được uy tín thương
hiệu với người tiêu dùng nhiều
nước trên thế giới nên họ tăng
mua gạo nước ta.
Tuy nhiên, điểm hạn chế
của gạo Việt Nam hiện nay
GS Xuân chỉ ra là thiếu chính
sách hỗ trợ quảng bá thương
hiệu gạo ra thế giới. Ví dụ,
gạo ST25 của nước ta đoạt
giải gạo ngon nhất thế giới
thực sự là cơ hội rất tốt để làm
thương hiệu, quảng bá với các
thị trường và tạo được mức
giá riêng cho loại gạo ngon
của Việt Nam.
“Bộ, ngành liên quan cần
đẩy mạnh nhân giống lúa
ST25, gia tăng sản lượng,
tăng cường các hoạt động
xúc tiến thương mại, quảng
bá loại gạo ngon này đến từng
thị trường mà mình sẽ khai
thác như Mỹ, EU…Chứ đến
nay, gạo ST25 vẫn phải theo
giá gạo thơm Thái Lan chịu
“kèo dưới”, trong khi nếu tạo
được thương hiệu gạo ST25
chúng ta hoàn toàn có thể đưa
ra một mức giá tốt hơn” - GS
Xuân nói.
Đồng quan điểm, đại diện
một số công ty xuất khẩu gạo
cũng cho rằng gạo Việt đã có
tiếng vang và xuất khẩu bán
giá cao nhưng làm sao để
giữ được phong độ đó mới
là cái khó.
“Chỉ có đầu tư bài bản,
giống chất lượng, áp dụng
quy trình sản xuất an toàn…
mới bền vững. Nếu không
làm được những điều trên thì
nguy cơ khách hàng không
còn tin tưởng nữa. Đặc biệt
không nên chủ quan tự mãn
nghĩ rằng Việt Nam đã làm
tốt hơn Thái Lan về giống,
chất lượng và nhất là khâu
thị trường” - đại diện một
công ty nhấn mạnh.•
Lần đầu tiên trong
hơn 30 năm xuất
khẩu, gạo Việt Nam
vượt lên dẫn đầu thế
giới về giá bán.
Hiệp địnhThươngmại tự do
Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu
lực từ 1-8-2020. Theo đó, EU sẽ
dành choViệt Namhạn ngạch
80.000 tấn gạo/năm với thuế
suất 0%. Đây là cơ hội cho gạo
Việt vào thị trường này.
Lần đầu tiên giá gạo xuất khẩu Việt Namvươn lên dẫn đầu thế giới, vượt qua cả nước đứng sốmột
thế giới về xuất khẩu gạo là Thái Lan. Ảnh: QUANGHUY
Nhiều nước tăng mua gạo Việt Nam
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, bảy tháng đầu nămnay,
ViệtNamxuất khẩuđược khoảng3,9 triệu tấngạo, kimngạch
đạt 1,9 tỉ USD. Con số này giảm 1,4% về khối lượng nhưng
tăng 11% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Đặc biệt giá gạo xuất khẩu bình quân sáu tháng đầu năm
nayđạt gần488USD/tấn, tăng13%sovới cùngkỳnămngoái.
Đáng chú ý trong nửa đầu năm nay, nhiều thị trường
có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh như Senegal tăng gấp
19,6 lần. Xuất khẩu gạoViệt Nam sang thị trường Indonesia
cũng tăng gấp 2,8 lần so với cùng kỳ năm2019. TrungQuốc
cũng là thị trường nhập nhiều gạo Việt Nam với số lượng
hơn 460.000 tấn, giá trị xuất khẩu gạo sang nước này tăng
gần 90% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đồ chơi, dụng cụ thể thao Việt
được Mỹ mua nhiều
Dù nhiều mặt hàng xuất khẩu sụt giảm do dịch COVID-19
nhưng đồ chơi, dụng cụ thể thao của nước ta vẫn xuất khẩu tăng
mạnh sang nhiều nước. Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải
quan, xuất khẩu nhóm đồ chơi, dụng cụ thể thao tháng 7 tăng
18% so với tháng trước đó, thu về hơn 291 triệu USD. Tính
chung cả bảy tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu nhóm
hàng này đạt 1,4 tỉ USD, tăng 72% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, đồ chơi, dụng cụ thể thao của Việt Nam xuất
sang Mỹ đứng đầu về kim ngạch, đạt 735 triệu USD. Con số
này chiếm đến 52% trong tổng kim ngạch xuất khẩu đồ chơi,
dụng cụ thể thao của cả nước và tăng 135% so với cùng kỳ
năm ngoái.
Xuất khẩu đồ chơi, dụng cụ thể thao từ Việt Nam sang
Nhật, Đức, Tây Ban Nha... cũng tăng mạnh.
MINH LONG
Hầu hết công ty lữ hành chưa tiếp cận được gói 62.000 tỉ
Sở Du lịch TP.HCM vừa có công văn gửi UBND
TP.HCM, Bộ VH-TT&DL về việc hỗ trợ doanh nghiệp
(DN) du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trong
giai đoạn hiện nay.
Công văn dẫn báo cáo sơ bộ của các DN cho hay đến
ngày 17-8 đã có khoảng 90%-95% công ty lữ hành (trong
35%-40% công ty hoạt động giai đoạn bình thường mới) đã
tạm ngưng hoạt động. Nhưng hầu hết người lao động, DN
lữ hành chưa tiếp cận được gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng.
Từ thực tế trên, Sở Du lịch TP.HCM đề xuất bộ kiến
nghị Chính phủ tiếp tục có giải pháp thiết thực để tạo
điều kiện cho DN du lịch tiếp cận các gói hỗ trợ tại Nghị
quyết 42, Quyết định 15; kiến nghị Chính phủ tiếp tục
chỉ đạo các bộ, ngành tham mưu chính sách hỗ trợ cho
các DN kinh doanh dịch vụ du lịch chậm nộp thuế thu
nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng trong năm 2020 từ sáu
tháng đến 12 tháng. Cùng đó là giảm 50% thuế thu nhập
DN và thuế giá trị gia tăng trong năm 2020, tiếp tục
giảm tiền điện, nước, phí dịch vụ Internet...
TÚ UYÊN
Du khách
chọnmua
quà lưu
niệmtại
gaĐà Lạt
hồi tháng
7-2020.
Ảnh:
TÚUYÊN
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook