192-2020 - page 7

7
(Tiếp theo trang 1)
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 24-8-2020
Luật & đời
HOÀNGYẾN
T
AND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
vừa xử sơ thẩm bị cáo Phạm
Văn Minh (cựu giám đốc Công
ty TNHH Thương mại và Chế biến
thực phẩm Phú An Sinh) về tội sử
dụng trái phép tài sản.
Miễn trách nhiệm hình sự
HĐXX nhận định bị cáo phạm
tội như đã truy tố nhưng do tình
hình chuyển biến tội phạm không
còn nguy hiểm cho xã hội nữa nên
miễn trách nhiệm hình sự.
Ban đầu, ông Minh bị truy tố về
tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản và bị tòa sơ thẩm tuyên phạt
19 năm tù về tội này.
SaukhiTANDCấpcao tạiTP.HCM
xử phúc thẩm cuối năm 2016 tuyên
hủy án sơ thẩm để điều tra, xét xử
lại, cơ quan điều tra (CQĐT) đã
đổi tội danh sang tội sử dụng trái
phép tài sản. Đầu năm 2017, ông
Minh được tại ngoại điều tra sau
gần một năm bị tạm giam.
Theo hồ sơ, từ ngày 23-8-2010
đến ngày 30-11-2010, ôngMinh đại
diện Công ty Phú An Sinh ký hợp
đồng nhận tiền tạm ứng vốn ngân
sách của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Tiền này ông Minh để thực hiện
chương trình phòng, chống dịch
heo tai xanh và chương trình bình
ổn giá trên địa bàn với cam kết sử
dụng vốn đúng mục đích, hoàn vốn
lại sau khi hoàn thành các chương
trình. Tuy nhiên, sau đó công ty
này không sử dụng vốn đúng mục
đích, không hoàn trả vốn tạm ứng
ngân sách.
Công ty đã tạm ứng vốn của Sở
NN&PTNT tỉnh 35 tỉ đồng để tham
gia chương trình thu mua, giết mổ
heo trữ đông nhằm bình ổn giá thị
trường và phòng, chống dịch bệnh
heo tai xanh. Ngoài ra, công ty
nhận số vốn tạm ứng 16,5 tỉ đồng
của Sở Công Thương tỉnh.
Công ty đã sử dụng vốn sai mục
đích của các chương trình là 22
tỉ đồng. Tại thời điểm khởi tố vụ
án, công ty đang nợ ngân sách 34
tỉ đồng.
Theo CQĐT, với vai trò là giám
đốc, ông Minh trực tiếp thỏa thuận,
đề xuất phương án, ký hợp đồng
nhận tiền, cam kết thực hiện đúng
chương trình… Vì vậy, ông Minh
phải chịu trách nhiệm trong việc
sử dụng vốn không đúng mục đích.
Tuy nhiên, cựu giám đốc này cùng
công ty đã trả bớt khoản nợ của Sở
Công Thương, trả dần số nợ của
Sở NN&PTNT.
Luật sư và bị cáo trao đổi tại phiên tòa. Ảnh: HY
Nhiều người liên quan
Liên quan tới vụ án này, nhiều cán bộ của Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa-
Vũng Tàu bị khởi tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Tuy nhiên, quá trình điều tra xét không đủ yếu tố cấu thành tội phạmnên
VKSND tỉnh đã quyết định đình chỉ vụ án.
Ngoài ra, có một số người liên quan được cơ quan điều tra xác định có
sai phạm nhưng không đủ căn cứ để xử lý hình sự.
Công ty Phú An Sinh
đã sử dụng vốn sai mục
đích của các chương
trình là 22 tỉ đồng, nợ
ngân sách 34 tỉ đồng tại
thời điểm khởi tố vụ án.
Từ 19 năm tù thành
trắng án
HĐXX nhận định do tình hình chuyển biến tội phạmkhông
còn nguy hiểm cho xã hội nữa nênmiễn trách nhiệmhình sự
cho bị cáo PhạmVănMinh.
Vận dụng luật có lợi cho
bị cáo
Tội danh sử dụng trái phép tài sản
được quy định tại Điều 142 BLHS
1999 và Điều 177 BLHS 2015.
Theo Công văn 276 của TAND
Tối cao thì Điều 142 BLHS cũ nặng
hơn Điều 177 mới nên cần áp dụng
Điều 177 khi xử tội này. Tuy nhiên,
khoản 1 Điều 142 BLHS cũ có cấu
thành cơ bản sẽ nhẹ hơn nếu trong
trường hợp bị cáo phạm tội mà không
có tình tiết tăng nặng định khung
khác để chuyển khung.
Từ đó, việc truy cứu trách nhiệm
hình sự chỉ căn cứ vào số tiền thì
xác định bị cáo phạm tội ở khoản
1 Điều 142 BLHS cũ, dù số tiền đó
lớn đến mức nào.
Khoản 1 Điều 142 BLHS cũ quy
định vụ lợi mà sử dụng trái phép tài
sản của người khác có giá trị từ 50
triệu đồng trở lên. Trong khi khoản
1 Điều 177 BLHS mới thì xác định
số tiền vụ lợi mà sử dụng trái phép
tài sản của người khác trị giá từ 100
triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
Nghị quyết 41 về thi hành BLHS
mới có nêu các điều khoản của
BLHS năm 2015 xóa bỏ một tội
phạm, một hình phạt, một tình tiết
tăng nặng; quy định hình phạt nhẹ
hơn, tình tiết giảm nhẹ mới; miễn
trách nhiệm hình sự, miễn hình
phạt, giảm hình phạt, xóa án tích
và các quy định khác có lợi cho
người phạm tội thì được áp dụng.
Đối chiếu với hành vi của bị cáo
thấy rằng cấu thành cơ bản của Điều
142 BLHS cũ từ 50 triệu đồng đến
không giới hạn nên so với khoản
1 Điều 177 là 100-500 triệu đồng.
Nếu vận dụng Điều 177 BLHS mới
là nặng hơn nên đủ căn cứ để áp
dụng Điều 142 BLHS cũ. Theo nghị
quyết, quy định có lợi cho bị cáo thì
được áp dụng khi tội phạm xảy ra
trước khi BLHS 2015 có hiệu lực.•
Chi tiết có thể khác nhau nhưng những chuyện sỉ nhục người khác
ở ngoài đời hoặc trên mạng xã hội tựa như trên đã xảy ra nhiều lần.
Tùy nội dung, tính chất, mức độ vi phạm, các cơ quan chức năng sẽ
xử lý hành chính (như cách nói của nhiều người là phạt nhẹ, phạt
tiền) hay truy cứu trách nhiệm hình sự (theo cách nói của nhiều
người là phạt nặng, là đi tù).
Vậy trường hợp nào xử nhẹ, trường hợp nào xử nặng?
1. Phạt hành chính đối với cá nhân: Tối đa 10 triệu đồng
Sai phạm của Huấn “hoa hồng” (tên là Bùi Xuân Huấn) được các
cơ quan công an
xác định như sau: Ngày 21-4, khi dùng Facebook cá
nhân phát trực tiếp bán hàng, Huấn nói với những người đang xem
rằng “… 80% cán bộ, công chức, thanh niên TP.HCM từng sử dụng
ma túy”.
Theo Cục An ninh chính trị nội bộ (Bộ Công an), khi được triệu
tập, Huấn không cung cấp được bằng chứng về chuyện đã nói đó.
Cho là Huấn đã thiếu chuẩn mực, bôi nhọ, vu khống nhiều cán bộ
TP.HCM nhưng xét thấy hành vi của Huấn không đủ yếu tố cấu thành
tội phạm hình sự nên cục trên đã chuyển vụ việc đến Sở TT&TT TP
Hà Nội để xử phạt hành chính.
Trên cơ sở đó,
Sở TT&TT TP Hà Nội đã
ra quyết định xử phạt
Huấn theo quy định nêu tại khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020.
Đây là điều khoản dành cho việc vi phạm các quy định về trách
nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội.
Điều khoản này quy định: Mức phạt tiền 5-10 triệu đồng đối với
cá nhân có hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các
hành vi như cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu
khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm
của cá nhân…
Trong vi phạm đã nêu, do Huấn không có tình tiết giảm nhẹ và tình
tiết tăng nặng nên
Sở TT&TT TP Hà Nội đã xử phạt Huấn ở mức
trung bình cộng là 7,5 triệu đồng.
2. Xử hình sự: Án tù cao nhất là năm năm
So với Huấn “hoa hồng”, người chủ quán tên là
Nguyễn Văn Thiện
đã có hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của một nữ khách hàng
ở mức nghiêm trọng hơn. Chính vì mức nghiêm trọng đó mà Thiện đã
bị khởi tố.
Chuyện không hay xảy ra có liên quan đến việc chị này vào ngày
17-8 đã đăng tin lên Facebook về việc miếng lòng heo của quán có
giun sán. Sau đó, dù đã gỡ tin trên theo yêu cầu của nhân viên quán
nhưng chị vẫn bị nhắn tin dọa nạt.
Đến lúc tới quán để nói chuyện thì chị bị đám đông trong quán đe
dọa và bắt quỳ xin lỗi. Lý do được quán đưa ra là chị “đã chủ mưu
nói xấu quán, nhằm hạ uy tín kinh doanh” nhưng theo chị thì chị chỉ
có ý cảnh báo. Cũng theo chị này, khi người bạn đi cùng van xin, can
ngăn, chủ quán đã lớn giọng quát và rút dép đánh vào má chị. Do
hoảng sợ, chị lên cơn co giật, cắn chặt lưỡi nên được bạn đưa vào
bệnh viện…
Điều 155 Bộ luật Hình sự quy định về tội làm nhục người khác như
sau: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của
người khác thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30
triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp (như là phạm tội hai lần trở lên, gây
rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỉ lệ tổn thương cơ thể
từ 31% đến 60%...) thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp như gây rối loạn tâm thần và hành vi
của nạn nhân mà tỉ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; làm nạn nhân
tự sát thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.
Trong tội làm nhục người khác, người phạm tội đã có sự xúc phạm
nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác bằng lời nói hoặc
bằng việc làm.
Thể hiện bằng lời nói như sỉ nhục, chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu
với tính chất hạ thấp nhân cách, danh dự của người bị hại, đồng thời
làm cho người bị hại cảm thấy xấu hổ, nhục nhã trước những người
khác. Thể hiện bằng việc làm như có những hành vi bỉ ổi (có hoặc
không kèm theo lời nói thô tục) với chính bản thân mình hoặc với
người bị hại trước đám đông nhằm để bêu riếu.
Các hành vi nêu trên thường diễn ra trực tiếp, công khai, trước
nhiều người.
Thường thì xử lý hình sự mất nhiều công sức hơn nên cần phải chờ
một thời gian nữa mới rõ chủ quán sẽ phải chịu phạt thế nào. Tất
nhiên, mức hình phạt thấp, cao sẽ tùy thuộc vào việc bị cáo không có
hay có ít, nhiều tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự.
“Điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác”. Trong sự
tổn thương danh dự, nhân phẩm, uy tín, lời dạy này của người xưa
luôn còn nguyên giá trị. Điều đáng nói hơn, hành vi xâm hại nhân
phẩm, danh dự của cá nhân, tổ chức theo các cách thức khác nhau
đều bị xem là vi phạm pháp luật để phải bị chế tài nghiêm khắc.
NGUYÊN THY
Nặng, nhẹ từvụ chủquán ép
kháchquỳ
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook