192-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứHai 24-8-2020
Tiêu điểm
Nhiều chỉ đạo của
UBNDTP.HCM
vềmetro số 1và2
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan vừa
có ý kiến chỉ đạo về các dự án đầu tư xây dựng
tuyến đường sắt đô thị trên địa bàn TP.
Theo đó, đối với tuyến metro số 1 (Bến Thành
- Suối Tiên), ông Hoan giao Sở KH&ĐT phối hợp
với Sở Tài chính nghiên cứu, tham mưu về việc gia
hạn Hiệp định vay vốn VN11-P7 theo quy định.
Đồng thời, UBND TP giao Sở GTVT chủ trì, phối
hợp với các cơ quan liên quan thực hiện tham mưu
về việc hiệu chỉnh quyết định phê duyệt điều chỉnh
dự án, báo cáo UBND TP. Bên cạnh đó, sở này
cũng được giao thẩm định, phê duyệt các hồ sơ tiêu
chuẩn kỹ thuật bổ sung của dự án theo quy định,
phấn đấu hoàn thành trước ngày 31-8.
Song song, Sở GTVT cần tham mưu giải quyết
kiến nghị của Ban quản lý đường sắt đô thị
(MAUR) theo quy định về việc di dời hạ tầng kỹ
thuật trong phạm vi thi công lối lên xuống của cầu
bộ hành các nhà ga trên cao thuộc gói thầu CP2.
Cùng đó, UBND TP giao Sở Xây dựng rà soát,
thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ thuật, kiến trúc của các
hạng mục lối lên xuống số 1 và 2 của ga Nhà hát
TP. Sau khi hoàn thành, gửi hội đồng thẩm định
thiết kế kỹ thuật của dự án xem xét, thông qua theo
quy định.
Riêng gói thầu “Tư vấn đấu thầu gói thầu tư vấn
đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống”, ông Hoan
giao Sở GTVT, Sở Xây dựng có ý kiến cụ thể bằng
văn bản về giá trị dự toán của gói thầu, gửi Sở
KH&ĐT tổng hợp, sau đó
báo cáo UBND TP.
Ông Hoan cũng giao Sở
KH&ĐT chủ trì làm việc
với Trung tâm Tư vấn đấu
thầu và hỗ trợ đầu tư cùng
các cơ quan liên quan
nghiên cứu, tham mưu lựa
chọn phương thức phù hợp
nhất để thực hiện gói thầu
trên. Trên cơ sở đó lập và
xác định giá trị dự toán của
gói thầu.
UBND TP giao Sở GTVT
chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, MAUR khẩn
trương xác định chi phí quản lý dự án của tuyến
metro số 1. Mục đích là để MAUR đủ điều kiện
thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong giai đoạn
2020-2022, xác định phương án hoàn trả tạm ứng
ngân sách TP.
Đối với dự án xây dựng tuyến metro số 2 (Bến
Thành - Tham Lương), ông Hoan giao Sở TN&MT
xem xét, báo cáo về việc hướng dẫn thực hiện lập
hồ sơ dự toán và phê duyệt đối với công tác di dời
hạ tầng kỹ thuật, trình UBND TP xem xét.
Sở KH&ĐT được TP giao nghiên cứu, tham mưu
giải quyết kiến nghị của MAUR về việc đàm phán
và thương thảo Phụ lục hợp đồng số 13 với Tư vấn
IC, trình UBND TP.
PHAN CƯỜNG
Công nhân thi công tại ga Ba Son của tuyếnmetro số 1
Bến Thành - Suối Tiên. Ảnh: HOÀNGGIANG
HUYVŨ
C
hủ đầu tư dự án giải quyết
ngập do triều khu vực
TP.HCM, có xét đến yếu
tố biến đổi khí hậu, giai đoạn
1 (viết tắt là dự án chống ngập
10.000 tỉ đồng) vừa tiếnhành lắp
đặt cửa van ngăn triều “khổng
lồ” tại khu vực cống Cây Khô.
Dự án đã đạt 88%
ÔngNguyễnTâmTiến,Giám
đốc Công ty Trung Nam BT
1547 (chủ đầu tư dự án chống
ngập 10.000 tỉ đồng), cho biết:
Khu vực cống Cây Khô có hai
cửa van “khổng lồ” đều có khẩu
độ 40m (độ dài), cao độ 8,5m,
nặng tới 230 tấn, được xem là
cửa van ngăn triều lớn nhấtViệt
Nam hiện nay.
Các cửa van được đỡ bởi ba
trụ bê tông lớn (trụ pin) hình
thànhmột lá chắn nước lên đến
hơn 80 m giữa lòng sông Cần
Giuộc. Đồng thời, các cửa van
nàyđượckéo lênhạxuốngbằng
hệ thống xy lanh thủy lực (hai
cái cho một cửa van).
Dự án chống ngập 10.000 tỉ
đồngđượctriểnkhaivớisáucống
ngăn triều lớn gồm Cây Khô,
BếnNghé, TânThuận, Mương
Chuối, Phú Xuân, Phú Định.
Khi hoàn thành, hệ thống
cửa van khổng lồ của các cống
sẽ giúp ngăn triều dâng, giảm
ngập và hạn chế xâmnhậpmặn
cho khu vực trung tâmTP. Khi
triều thấp, hệ thống van cũng
đóng lại, giữ nước cho TP.
Theo chủ đầu tư, cửa van
cống là phần hạng mục lớn
nhất của các cống ngăn triều.
Để đạt kết quả lắp đặt một
cửa van thành công, các công
nhân, kỹ sư phải thực hiện quá
trình gồm nhiều giai đoạn,
từ bước chuẩn bị tổ hợp cửa
van tại bãi tổ hợp đến bước
vận chuyển cửa van đến vị
trí lắp đặt. Quá trình này tối
thiểu cần khoảng 70-90 ngày.
Riêng thời gian hoàn thành lắp
đặt một cửa van vào trụ pin
cống cần trung bình 9 tiếng
đồng hồ.
“Hiện toàn dự án chúng tôi
đã lắp đặt được 6/11 cửa van
lớn. Các cửa van lớn nhỏ còn
lại sẽ hoàn thành trong tháng
9 và tháng 10. Dự án đã đạt
87%-88%khối lượng, dự kiến
đến tháng 12 sẽ đưa vào vận
hành” - ông Tiến thông tin.
Nhằmđẩynhanh tiến
độ xử lý hồ sơ các dự án
metro, UBNDTPyêucầu
các cơ quan được phân
côngnhiệmvụchủtrìxử
lýhồsơ thựchiệncơchế
định kỳ giao ban hoặc
hội ý đột xuất. Sau đó
các cơ quan cần thảo
luận, thống nhất giải
pháp xử lý, tổng hợp
báo cáo UBND TP xem
xét, chỉ đạo.
Tháng 12 sẽ vận hành
dự án chống ngập
10.000 tỉ đồng
Dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng ở TP.HCMđã hoàn thành 6/11 cửa van
và dự kiến đến tháng 12 sẽ đi vào vận hành.
Cận cảnh van ngăn triều lớn nhất Việt Nam. Ảnh: HUY VŨ
Các cửa van khổng
lồ của dự án chống
ngập 10.000 tỉ đồng
giúp ngăn triều
dâng, giảm ngập và
khi triều thấp, hệ
thống van đóng lại,
giữ nước cho khu vực
trung tâm TP.
Giảm ngập trên diện tích 570 km
2
Dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng là dự án thủy lợi, thuộc
Quy hoạch 1547, được Thủ tướng phê duyệt nhằm chống
ngập úng với giải pháp kiểm soát triều cường và chủ động
hạ thấp mực nước kênh trục. Dự án sẽ giúp ngăn triều cường
và ứng phó tác động của biến đổi khí hậu cho vùng diện tích
570 km
2
với khoảng 6,5 triệu dân thuộc bờ hữu sông Sài Gòn
và trung tâm TP.HCM.
Dự ánnày được coi làdự án trọngđiểmcủaTP.HCM, gópphần
hoàn thành chương trình đột phá “giảm ngập nước, ứng phó
với biến đổi khí hậu, nước biển dâng”. Dự án được Đại hội đại
biểu Đảng bộ TP.HCM lần X, nhiệm kỳ 2015-2020, đồng thuận
cho triển khai vào ngày 18-10-2015.
Ngoài sáu cống“khổng lồ”thì dự án còn thực hiện 7,8 kmđê
kè ven sông Sài Gòn từ VàmThuật đến sông Kinh với các cống
nhỏ khẩu độ dưới 10 m.
Địa điểm xây dựng dự án thuộc địa bàn các quận 1, 4, 7, 8,
huyện Nhà Bè và Bình Chánh.
Năm việc cần làm trước
khi vận hành dự án
Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ
tịchUBNDTP.HCM,chỉđạo:Trong
thời gian từ đây đến tháng 12,
để dự án về đích đúng hẹn thì
có nămviệc cần triển khai gồm:
Khẩn trươngphêduyệt phương
án vậnhành; kiểmtra kiểmtoán
dựán; chuẩnbị tổchứcđấu thầu
tư vấn quản lý dự án; xây dựng
danhmục các khu đất để thanh
toán cho nhà đầu tư (theo hợp
đồng BT đã ký kết); lên các kịch
bảnứngphókhicốngđivàohoạt
động (ví dụ việc khu vực ngoài
cống sẽ ngập hơn bên trong).
Bốn chức năng chính
của dự án
Ông Nguyễn Tâm Tiến cho
hay: Nguyên tắc vận hành của
hệ thống van ngăn triều là phải
cùng lúc, tức là tất cả cửa van
đều đóng mở như nhau ở cùng
thời điểm. Nếu việc đóng mở
không đồng bộ, nước sẽ bị đẩy
từ nơi này qua nơi khác, khó
đạt hiệu quả.
Vẫn theo ông Tiến, dự án sẽ
bao gồmbốn chức năng chính.
Thứ nhất là mục đích ngăn
triềuvới ảnhhưởng của biếnđổi
khí hậu khiến nước biển dâng.
Thứ hai là hỗ trợ bơm nước.
Cụ thể, khi triều lên và trong
TP có mưa lớn, các cửa van ở
các cống sẽ được đóng lại, nước
mưa từ các cống tiêu thoát nước
trongTP thoát ra kênh rạch, khi
đến cửa sông khu vực cống thì
cácmáy bơmcủa dự án sẽ bơm
nước ra bên ngoài.
Thứ ba là giữ nước cho TP.
Theo đó, trong trường hợp triều
xuống sâu, để giữ nước cho
kênh rạch trongTPthì các cống
này cũng sẽ thực hiện đóng cửa
van lại, ngăn nước từ trong TP
thoát ra ngoài.
Thứ tư là hạn chế xâm nhập
mặn. Cụ thể, khi có hiện tượng
xâmnhậpmặn,cáccửavancũng
đóng lại để giữ nước trong TP
thực hiện tưới tiêu.
“Hiện các công việc chính
của dự án gần như xong. Nếu
huyệnNhàBè bàngiaođược 36
hộ còn vướng mặt bằng trong
tháng 8 này, cuối tháng 12 năm
nay dự án sẽ hoàn thành” - ông
Tiến nhấn mạnh.•
Phó Chủ tịchUBNDTP.HCMVõ
VănHoan đang quan sát cửa
van ngăn triều lớn nhất Việt
Namtại khu vực cống Cây Khô.
Ảnh: HUY VŨ
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook