192-2020 - page 13

13
Đời sống xã hội -
ThứHai 24-8-2020
Trùmbầu sô chuyển giới kể chuyện
Là trùmbầu sô cho cộng đồng đồng tính, chuyển giới hát tại các đámma, đám cưới, sự kiện…
nhiều thập niên, anhMinhThành được gọi là “máThành” vậymà có ngày vẫn phải lấy vợ…
QUỲNHTRANG
A
nhMinhThành, sống tại
quậnTânPhú (TP.HCM)
là gương mặt không hề
xa lạ với cộng đồng đồng
tính, chuyển giới tại TP.HCM.
Mê hát cải lương như
con nít mê ăn cà lem
Minh Thành sinh năm
1968 ở Sài Gòn, thuộc thế
hệ những người đồng tính
sinh vào thập niên 1960, lớn
lên, trưởng thành, nhận ra xu
hướng tính dục của mình vào
thập niên 1970-1980. Đây là
quãng thời gian không dễ dàng
tại Việt Nam để có thể công
khai mình là đồng tính. Cùng
đó, anh là con trai trưởng
trong gia đình bảy anh chị
em nên chuyện phải có vợ,
có con để nối dõi… luôn là
điều ba má trông chờ ở anh.
“Nhỏ lớn tui trắng bóc à,
nói chuyện nhẹ nhàng, hay
sợ này sợ kia, thích chơi cột
nơ đồ vậy… như có máu (ý
nói đồng tính - PV) trong
người nó vậy. Từ khi tui
nhận ra máu mình không
phải thích con gái, tui bắt
đầu sợ trong nhà chửi bởi
mình là con cả, phải có vợ,
sinh con. Suốt thời gian dài
tôi như người trầm cảm, chỉ
cắm cúi đi làm, dành dụm và
luôn thấy cô độc dẫu thương
ba má…” - anh Thành kể.
Từ thuở 17-18 tuổi, quãng
những năm 1985-1986, anh
MinhThành ngược xuôi buôn
bán sầu riêng, mít… từ vườn
ở các vùng Đồng Xoài, Sông
Bé về dọc đường Âu Cơ,
Sài Gòn. Hết mùa trái cây
anh lại đi mua củi, chẻ củi
bó bán… Đó cũng là thuở
cải lương Sài Gòn đang giai
đoạn hoàng kim với nhiều
cuộc thi, đoàn diễn đi tỉnh.
Ngày đi làm, đêm về anh
Minh Thành bắt đầu học và
luyện thi các giải cải lương
Bông lúa vàng, Tuyển lựa
giọng ca cải lương…
“Mỗi
lần đi hát là tui vui lắm, đúng
là chỉ cần được ca, mê ca cải
lương như con nít mê ăn cà
lem (cà rem) vậy đó. Nghe
tiếng đờn là bủn rủn tay chân,
nên đám cưới, đámma…nào
cho hát là mình hát. Tui ca
không hay nhưng cũng không
phải dở. Hát riết rồi đi học,
đi thi, quen thêm các anh chị
trong nghề nên tui được đi
theo các đoàn cải lương diễn
ở tỉnh, thời đó pê-đê (đồng
tính nam) nó vui mà không
có bậy bạ” - anh Minh Thành
hào hứng kể về ngày xưa.
Mấy chục năm
không đụng vào vợ
Rong ruổi theo các đoàn hát
nhiều năm từ các tỉnh miền
Tây đến các tỉnh miền Trung
nhưng rồi anh Thành cũng
phải về lại Sài Gòn lấy vợ.
Ngày anh đang đi theo đoàn
diễn cải lương ở Bến Tre thì
má anh xuống tận đoàn đưa
về. “Khi đó tui chừng 24, 25
tuổi, bà già về Bến Tre kêu
lên, bả cứ nói thương tui sao
nhà cửa có ở Sài Gòn không
ở với ba má mà đi ngủ bờ ngủ
bụi. Bà nói về lấy vợ đi có
gì bà già chết còn có người
lo cho. Có tin không? Bà già
về quê chồng của chị Hai tui
dưới Cao Lãnh thấy có con
nhỏ hiền lành, chịu thương
chịu khó, bả tự cưới vợ cho
tui luôn, không có mặt tui
ở đó đâu nha, vậy mà con
nhỏ cũng lên Sài Gòn với
bà già” - anh Minh Thành
kể buồn buồn…
“Có lẽ má mường
tượng được tui
đồng bóng nhưng
trong lòng chắc
vẫn hy vọng tui có
chỗ nương tựa khi
về già.”
Minh Thành tại vòng chung
kết xếp hạng cuộc thi Tuyển lựa
giọng ca cải lương 1990-1991.
(Ảnh do nhân vật cung cấp)
Minh Thành ngày nay.
(Ảnh do nhân vật cung cấp)
Ngày má của anh Minh
Thành về Cao Lãnh hỏi vợ
cho anh cũng là ngày anh
trốn khỏi nhà, uống cho say,
viện cớ bệnh viêm xoang để
ói ra máu rồi vào nằm bệnh
viện, bởi anh không muốn
lấy vợ nhưng chẳng dám nói
ra là mình đồng tính. “Suốt
hơn 20 năm ở với nhau, tui
không đụng vô vợ dù vợ tui
vẫn làm dâu với má. Cứ ngủ
cùng là gối ở giữa, tui bên
này, bả bên kia. Tui không
thể nhắm mắt để có con với
vợ bởi tui nghĩ khi có con
thì càng khó bỏ nhau và xa
hơn tui vẫn muốn vợ giữ
tiết trinh đặng còn đi bước
nữa… Tui nói miết mà vợ
tui cũng không hiểu, cứ ở
vậy chờ” - anh Minh Thành
rưng rưng kể.
Và vợ của anh cho đến giờ
vẫn không đi bước nữa, chị
vẫn ở vậy, cho tới khi má
của anh mất (năm 2010) thì
về quê Cao Lãnh. Đến giờ,
mỗi khi anh Minh Thành đau
ốm, chị lại ở quê lên chăm.
“Chưa bao giờ vợ tui đụng
vào một đồng của tui, cô
ấy giỏi lắm, tự lo tài chính
hết” - anhMinh Thành tự hào
nói về người vợ hơn 20 năm
không chung đụng của mình.
Cho người đồng tính,
chuyển giới ở miễn phí
Sau khi được má cưới vợ,
anh Minh Thành vẫn tiếp tục
bươn chải cuộc sống củamình
để tự xây riêng cho mình một
đời sống khác. Hằng đêm anh
vẫn tham gia các buổi hát ở
đám ma, riết rồi làm MC tại
các buổi hát. “Các đám ma,
đám cưới muốn có chuyển
giới đẹp đều nhờMinh Thành
kêu. Trời ơi, hồi đó mỗi đêm
bốn, năm sô hát, gái đẹp và
giỏi không hà… Qua Minh
Thành khách có thể yêu cầu
từ ca cổ, Hồ Quảng, hát nhạc
mới cho tới ảo thuật, múa
lửa” - anh kể.
Thời đó cứ đi làmdành dụm
tiền lại mua nhà, bán nhà, từ
từ anh Minh Thành xây nên
cơ ngơi riêng, có nhà cho thuê
và cho cả những người đồng
tính, chuyển giới ở miễn phí
khi sa cơ lỡ vận.
Giờ ngoài 50 tuổi, anh vẫn
sống độc thân với quán ăn ở
đường Kênh Tân Hóa, quận
Tân Phú. Quán ăn của anh có
sân khấu nhỏ, là nơi lui tới
của mọi người cho đến giới
đồng tính, chuyển giới… hát
giao lưu cùng nhau. Hỏi anh
có bao giờ anh nói với má
anh đồng tính không, anh
Minh Thành nói: “Có lẽ má
mường tượng được tui đồng
bóng nhưng trong lòng chắc
vẫn hy vọng tui có chỗ nương
tựa khi về già. Tui nói chuyện
với vợ là ba má lại vui. Tuy
nhiên, khi cả ông bà già nằm
xuống thì tui… lộ luôn rồi, có
lẽ nhờ vậy mà 10 năm nay tui
sống đỡ căng thẳng hơn…”.•
Thêm163.000người thamgiabảohiểmxãhội tựnguyện
Theo BHXHViệt Nam, hiện cả nước có 737.000 người tham
gia BHXH tự nguyện, tăng 163.000 người so với năm 2019,
đạt 61,4% kế hoạch.
Kết quả này là nhờ ngành bảo hiểm chủ động phối hợp
với các bộ, ngành, tổ chức chính trị, xã hội… tuyên truyền,
phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm.
Chẳng hạn như BHXHViệt Nam phối hợp với Tổng Công
ty Bưu điện Việt Nam tổ chức hai lễ ra quân vận động người
dân tại các địa phương trên toàn quốc tham gia BHXH tự
nguyện, BHYT hộ gia đình…
Cạnh đó, BHXH Việt Nam triển khai có hiệu quả chiến
dịch truyền thông cao điểm với chủ đề “Ngành BHXH chung
tay cùng cả nước phòng, chống dịch COVID-19”. Trong đó,
kịp thời cảnh báo, ngăn chặn tình trạng mạo danh cơ quan
bảo hiểm thu mua sổ BHXH của người lao động để trục lợi
bất chính trong đợt dịch COVID-19.
Dù vậy, BHXH Việt Nam nhận định dịch COVID-19 làm
cho các đơn vị, doanh nghiệp trên cả nước gặp nhiều khó
khăn trong sản xuất, kinh doanh… dẫn đến tình trạng nợ
đọng, chậm đóng BHXH, BHYT. Đến hết tháng 7, tổng số
tiền nợ BHXH phải tính lãi (từ một tháng trở lên) khoảng
20.682 tỉ đồng, chiếm 5,1% số phải thu.
Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, BHXH Việt Nam
chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành kịp thời thẩm định hồ sơ,
tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với các doanh
nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch đến hết năm 2020.
Theo báo cáo của BHXH các tỉnh, tính đến hết ngày 30-6,
số doanh nghiệp nộp hồ sơ được phê duyệt tạm dừng đóng
vào quỹ hưu trí và tử tuất do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
là 1.519 đơn vị, tương ứng với 130.794 lao động với số tiền
khoảng 475 tỉ đồng.
Cạnh đó, BHXH cũng giám sát việc đóng bảo hiểm trong các
doanh nghiệp. Đến tháng 7, ngành thực hiện thanh tra, kiểm tra
tại 3.465 đơn vị, kịp thời phát hiện 3.651 lao động thuộc đối
tượng phải tham gia BHXH, BHYT… nhưng chưa tham gia
hoặc đóng thiếu thời gian. Qua đó, truy thu số tiền gần 90 tỉ đồng.
Đoàn thanh tra bảo hiểm cũng ban hành 108 quyết định xử
phạt vi phạm hành chính với số tiền phải thu là 7,5 tỉ đồng.
Hiện số tiền xử phạt thu được gần 5 tỉ đồng.
VIẾT LONG
Gương mặt từ thiện của chùa
Anh Minh Thành là gương mặt làm từ thiện nổi bật ở
nhiều chùa, nhiều tỉnh, thành… Cứ mỗi mùa rằm tháng
Tư, Vu lan, anh lại mua quà tặng các nhà nuôi trẻ mồ côi,
người già ở chùa và bất cứ chương trình văn nghệ mừng
Đản sanh nào cũng có anh.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook