194-2020 - page 12

12
Đời sống xã hội -
Thứ Tư26-8-2020
HẢI ÂU
N
gày 25-8, Bộ GD&ĐT
tổ chức Hội nghị tổng
kết nămhọc 2019-2020
và phương hướng, nhiệm vụ
năm học 2020-2021 đối với
cấp tiểu học.
Nhìn lại một nămhọc trong
diễn biến phức tạp của dịch
COVID-19, ngành giáo dục
đã có nhiều thay đổi để vừa
đảm bảo an toàn chống dịch,
vừa hoàn thành năm học đảm
bảo chất lượng.
Năm học có nhiều
thay đổi trong đợt dịch
Đánh giá chung về kết quả
năm học, ông Thái Văn Tài,
Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu
học, cho biết: Kết thúc năm
học 2019-2020, toàn quốc có
14.904 cơ sở giáo dục thực
hiện chương trình giáo dục
phổ thông cấp tiểu học với
14.545 điểm trường.
So với năm học trước, số
lượng trường và điểm trường
khá ổn định, với tỉ lệ bình quân
1,19 trường tiểu học/đơn vị
hành chính cấp xã, tỉ lệ điểm
trường/trường tiểu học là 0,98,
trong đó nhiều trường tiểu học
có 3-5 điểm trường...
Trong năm qua, các địa
phương đã tích cực sắp xếp
lại mạng lưới, quymô trường,
lớp một cách phù hợp để tạo
thuận lợi cho người dân, đảm
bảo quyền lợi học tập của học
sinh (HS).
Năm học 2019-2020, các
địa phương đã làm tốt công
tác điều tra phổ cập, dự báo
được tình hình tăng giảmHS
tại các địa bàn, đã đáp ứng
được các điều kiện về cơ sở
vật chất và giáo viên (GV)
để thực hiện tổ chức dạy học
đúng quy định của chương
trình, đảm bảo số lượng HS/
lớp theo đúng quy định tại
cũng đạt một số kết quả đáng
khích lệ với tỉ lệ trường tiểu
học đạt chuẩn quốc gia của
cả nước là 60,1%.
Chủ động hơn nữa
nguồn lực giáo viên
Để khắc phục những hạn
chế, tồn tại năm học vừa qua,
năm học 2020-2021 cấp tiểu
học sẽ được tập trung các điều
kiện để triển khai chương trình
giáo dục phổ thông mới, sách
giáo khoa giáo dục phổ thông
mới đối với lớp 1 từ năm học
2020-2021 và chuẩn bị triển
khai đối với lớp 2 từ năm học
2021-2022.
Nămhọc mới, Bộ GD&ĐT
sẽ tăng cường cơ sở vật chất
đáp ứng thực hiện chương
trình giáo dục phổ thông mới
đối với cấp tiểu học.
Cấp tiểu học phải đảm
bảo đội ngũ GV và cán bộ
quản lý đủ về số lượng,
chuẩn hóa về trình độ đào
tạo, đồng bộ về cơ cấu, nâng
cao chất lượng theo chuẩn
nghề nghiệp; tăng cường
nề nếp, kỷ cương, nâng cao
chất lượng, hiệu quả các hoạt
động giáo dục trong các cơ
sở giáo dục tiểu học.
Kết luận hội nghị, Bộ trưởng
BộGD&ĐTPhùngXuânNhạ
đánh giá cao công tác chuẩn
bị cơ sở vật chất, nguồn lực,
tâm thế của các địa phương
cho việc triển khai chương
trình giáo dục phổ thông mới
đối với cấp tiểu học.
“Đây là bậc học nền tảng,
đóng vai trò quan trọng trong
hình thành nhân cách, trí tuệ
cho các em sau này nên càng
phảiquantâmthựchiệnnghiêm
túc” - ông Nhạ nhấn mạnh.
Các đơn vị tiếp tục phản
biện để Bộ GD&ĐT hoàn
thiện cơ sở pháp lý, đặc biệt
là đối với bậc tiểu học. Cùng
với đó, tăng cường công tác
truyền thông để cán bộ, GV,
phụ huynh vàHS hiểu rõ, hiểu
đúng về chương trình giáo
dục phổ thông mới.•
Tiếp tục đổi mới dạy và học
ở cấp tiểu học
Nămhọc
mới, Bộ
GD&ĐT sẽ
tăng cường
cơ sở vật chất
đáp ứng thực
hiện chương
trình giáo dục
phổ thông
mới đối với
cấp tiểu học.
Bộ trưởng BộGD&ĐT Phùng
XuânNhạđềnghịSởGD&ĐTcác
tỉnh, thành chủ động phương
ánvềnguồnlựcGVđápứngyêu
cầu chương trình dạy họcmới;
cókếhoạchmuasắmtrangthiết
bị phù hợp, tiết kiệm.
Tiêu điểm
Đề nghị sửa đổi quy định bố trí
học sinh theo vùng miền
Một thực tế được nêu ra là hiện nay việc dạy học ngoại
ngữ, tin học ở các tỉnh vùng cao, vùng sâu rất khó khăn do
thiếu GV, cơ sở vật chất. Do đó, tại hội nghị, đại biểu đề nghị
Bộ GD&ĐT điều chỉnh, sửa đổi quy định bố trí HS theo vùng
miềnđể tạo thuận lợi choviệcbố trí biênchếGV. Bêncạnhđó,
đại biểu cũng đề nghị triển khai mạnhmẽ hơn nữa phương
thức xã hội hóa giáo dục ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh.
Phụ huynh xemdanh sách lớp tại Trường Tiểu học Nguyễn Thái Bình, quận 12, TP.HCM. Ảnh: AN
điều lệ trường tiểu học.
Đặc biệt, các địa phương đã
tích cực thực hiện xét tuyển
số GV đang thực hiện chế
độ hợp đồng lao động theo
hướng dẫn của Bộ Nội vụ;
tăng cường thực hiện tuyển
mới GV, trong đó chú trọng
đến GV các môn học mới ở
cấp tiểu học khi thực hiện
chương trình mới như môn
tiếng Anh, tin học.
Trong năm học này, chất
lượng giáo dục tiểu học tiếp
tục đổi mới từ hình thức tổ
chức, phương pháp dạy học
đến hình thức tổ chức, phương
pháp đánh giá HS. Giáo dục
đã chuyển từ truyền thụ kiến
thức sang tổ chức hoạt động
nhằm phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của HS...
Các cơ sở giáo dục đã chủ
động điều chỉnh nội dung
dạy học một cách hợp lý
nhằm đáp ứng yêu cầu, mục
tiêu giáo dục tiểu học, phù
hợp với đối tượng HS, từng
Ngành giáo dục đã
có nhiều thay đổi
để vừa đảm bảo an
toàn chống dịch,
vừa hoàn thành
năm học đảm bảo
chất lượng.
bước thực hiện đổi mới nội
dung, phương pháp dạy học
theo hướng phát triển năng
lực của HS và phù hợp với
tình hình diễn biến của dịch
COVID-19…
Bên cạnh đó, công tác phổ
cập giáo dục, xóa mù chữ tiếp
tục được các địa phương quan
tâm; chú trọng nhiều hơn đến
đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ
để tăng tỉ lệ HS được học hai
buổi/ngày.
Phong trào xây dựng trường
tiểu học đạt chuẩn quốc gia
ĐàNẵng thêm7 canhiễmCOVID-19, tiếp tục cách ly toànxãhội
Chiều 25-8, Bộ Y tế cho biết Việt Nam có thêm bảy ca
mắc COVID-19 mới, đều ở Đà Nẵng. Trong đó, BN1025-
1029 là những người cùng gia đình và tiếp xúc với BN1017.
Hiện tất cả bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh
viện (BV) dã chiến Hòa Vang.
Cùng ngày, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP
Đà Nẵng, cho hay TP vẫn đang theo dõi diễn biến của dịch
COVID-19 một cách thận trọng. Dự kiến đến cuối tháng này,
tùy vào tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn, lãnh đạo TP
Đà Nẵng sẽ bàn về giải pháp giãn cách xã hội tiếp theo.
Hiện toàn TP Đà Nẵng vẫn đang tiếp tục thực hiện các
biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo Chỉ thị 16
ngày 31-3 của Thủ tướng Chính phủ.
Đợt cách ly xã hội mới nhất tại Đà Nẵng bắt đầu từ 0
giờ ngày 12-8 (đến khi có thông báo mới). Tính đến ngày
25-8 đã là ngày thứ 14 kể từ đợt cách ly xã hội này.
Văn phòng đoàn ĐBQH, HĐND, UBND TP Đà Nẵng
cũng vừa ra thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND
TP Lê Trung Chinh tại buổi giao ban trực tuyến ngày 24-8
về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Ông Lê Trung
Chinh đã giao Sở Y tế chủ trì, tham mưu đề xuất UBND
TP xem xét, quyết định việc dỡ bỏ thiết lập vùng cách ly y
tế tại BV Đà Nẵng.
Sở Y tế TP Đà Nẵng chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh
tật TP xây dựng kế hoạch xét nghiệm toàn TP. Ngành y tế
cũng phải phối hợp, hướng dẫn UBND các quận, huyện
đẩy nhanh việc lấy mẫu xét nghiệm các đối tượng có nguy
cơ cao, đảm bảo mở rộng lấy mẫu, xét nghiệm hiệu quả và
phù hợp với nguồn lực của TP.
“Lưu ý tập trung cho xét nghiệm toàn thể học sinh, cán
bộ, giáo viên, nhân viên chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp
THPT 2020 theo kế hoạch” - ông Chinh yêu cầu.
Trong một diễn biến liên quan, 16 giờ ngày 25-8, BV
Đà Nẵng đã được dỡ phong tỏa trong niềm vui của đội
ngũ y, bác sĩ.
BV đã xây dựng kế hoạch sau khi mở cửa hoạt động trở
lại. Cụ thể, từ ngày 26 đến 28-8, triển khai công tác chuẩn
bị, hoàn thiện các công trình cải tạo thông khí các tòa nhà,
khử khuẩn môi trường BV và tập huấn chuyển đổi mô
hình chăm sóc toàn diện. Khoảng hai tuần sau ngày 28-8,
BV sẽ tiếp nhận người bệnh cấp cứu nặng nguy kịch, tiếp
tục quản lý người bệnh suy thận chạy thận nhân tạo chu
kỳ mà BV đang quản lý. Khoảng hai tuần sau giai đoạn 2,
BV từng bước mở các bàn khám chuyên khoa, tiếp nhận
điều trị bệnh nhân nội trú, phục vụ cho mọi đối tượng.
Giai đoạn cuối cùng là triển khai thêm hoạt động phẫu
thuật chương trình.
HÀ PHƯỢNG - TẤN VIỆT - TÂMAN
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook