194-2020 - page 9

9
Rút thời hạn bằng lái xe
con 5 năm: Không hơp ly
Bộ Công an đề xuất rút ngắn thời hạn củamột số hạng giấy phép lái xe
từ 10 nămxuống nămnăm.
T.PHAN-V.LONG- T.NHUNG
T
rong dự thảo Luật Bao
đảm trật tự an toàn giao
thông đương bô do Bộ
Công an soan thao mơi nhât
vưa đề xuất rút ngắn thời hạn
của một số hạng giấy phép lái
xe (GPLX).
Công an TP Hà Nội
tưng đề xuất
Cu thê, tai điêm 9 Điêu 51
vê GPLX, quy đinh thơi han
GPLX như sau: GPLX hạng
A1, A2, A3 không thời hạn;
GPLX hạng B, C, D1, D, BE,
CE, D1E, DE có thời hạn năm
năm kể từ ngày cấp.
Đề xuất trên nhanh chóng
nhận được sự quan tâm lớn cua
nhiêu ngươi. Nhiều ý kiến bày
tỏ băn khoăn liệu việc rút ngắn
thời hạn GPLX có gây rắc rối,
tốn kém cho người lái xe.
TheoôngNguyễnVănQuyền,
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô
Việt Nam, việc rút ngắn thời
hạn GPLX từ 10 năm xuống
năm năm chỉ nên áp dụng đối
với một số hạng GPLX, các
hạng B1 và B2 nên giữ nguyên
như hiện nay. Ông Quyền cũng
cho rằng cần làm rõ mục đích
của đề xuất này. Nếu thay đổi
thời hạn GPLX để yêu cầu cập
nhật kiến thức mới cho người
lái xe thì có ý nghĩa, còn chỉ
tăng số lần đổi GPLX sẽ có
thể gây nhiều phiền toái cho
người dân.
Còn theo ông Võ Trọng
Lương, một giáo viên có kinh
nghiệm nhiều năm dạy lái xe
ở TP.HCM, cho răng vân nên
giư nguyên theo quy đinh cu.
Việc làm thủ tục cấp đổi lai
GPLX ngoài việc phải khám
sức khỏe lại cho người lái xe
thì chi phí, tiền lệ phí cấp đổi
cũng sẽ gây tốn kém cho người
dân. Đặc biệt là việc người dân
phải tốn nhiều thời gian đi lại.
 Được biết, hồi năm 2017,
Phòng CSGT Công an TP Hà
Nội cũng từng đưa ra đề xuất
tương tự. Khi ấy, rất nhiều ý
kiến cũng lo ngại việc này sẽ
gây phiền hà cho người dân.
Tư duy ngược?
Đại diện một trung tâm
đào tạo và sát hạch lai xe tại
TP.HCM cung không đồng ý
với đê xuât này. Theo vi nay,
trước đây đã từng quy định
thời gian câp đôi GPLX là năm
năm, sau đó đổi thành 10 năm,
nay quay lại năm năm, không
khác gì nói thời gian qua đa làm
sai và người đưa ra quy định
đó cũng sai. Hiện nay, các cơ
quan quản lý nhà nước đã lam
tôt va cung đa thống nhất với
nhau cac quy định hiện hành,
cải tổ cho phù hợp với thực tế.
Nếu lấy lý do về sức khỏe đê
yêu câu ngươi co GPLX năm
nămphai đổi giây phep la không
thực tế. Bơi vi hiện nay, các đơn
vị vận tải khi sử dụng tài xế đêu
yêu câu cac tai xê hằng năm
phai khám sưc khỏe và kiêm
tra ma túy. Con đôi với người
dân, khi lai xe nêu sử dụng ma
túy thì đã có lực lượng CSGT
kiêm tra trên đường.
Ông Bùi Danh Liên, Phó
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà
Nội, cho rằng trong lúc Quốc
hội đang tăng tuổi nghỉ hưu,
Bộ Công an lại đề xuất giảm
thời hạn của bằng lái là một
nghịch lý không phù hợp với
sự phát triển của kinh tế - xã
hội. Điêu nay còn tạo ra nhiều
thủ tục hành chính, gây khó
khăn đối với người dân.
“Tôi cho rằng có nhiều biện
pháp để quản lý tài xế chứ
không nhất thiết phải rút ngắn
thời gian cấp, đổi lại bằng lái.
Bởi việc này gây tốn kém tiền
bạc, sức lao động của người
dân. Đặc biệt, trong xã hội tiêu
cực vẫn là nỗi lo lớn của người
dân thì việc chỉ năm năm đã
bắt đổi, cấp lại bằng lái là đề
xuất gây hại cho dân…” - ông
Liên khẳng định.
Dẫn chứng những công nhân
làmviệc trong các nhàmáy, ông
Liên cho rằng nghề lái xe cũng
như nhiều nghề khác, càng lái
lâu năm thì kinh nghiệm càng
nhiều, nếu bắt họ đổi, cấp lại
bằng lái thì phi lý, một đề xuất
với lối tư duy ngược.
“Chúng ta muốn tăng cường
quản lý tài xế, cần phải áp
dụng công nghệ để quản lý
con người chứ không ai lại đi
quản lý bằng lái của họ được
bao năm để buộc đi đổi, cấp
lại. Sắp tới người ta cũng tiến
tới bỏ hộ khẩu, sao ta cứ gây
thêmkhó khăn, phiền phức cho
dân…” - ông Liên nói.•
Theo đề xuât của Bộ Công an, GPLX hạng B, C, D1, D, BE, CE, D1E, DE có thời hạn nămnămkể từ ngày cấp. Anh: LƯUĐỨC
Bô Công an vân đang nghiên cưu
Trao đổi với PV về vấn đề trên, một lãnh đạo Cục CSGT, Bộ
Công an cho biết đơn vị đang nghiên cứu, xây dựng các quy
định trong dự án Luật Bao đảm trật tự an toàn giao thông
đương bô, hiện nay dư thao nay “vẫn chưa xong”. “Khi nào có
quyết định chính thức, đơn vị sẽ thông tin” - vi nay cho biêt.
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, tại dự thảo Luật Giao
thông đường bộ (sửa đổi) đang được Bộ GTVT lấy ý kiến, cơ
quan này đề xuất giữ nguyên thời hạn GPLX như hiện nay.
Được biết, hiện Chính phủ đang giao cho Bộ GTVT soạn Luật
Giao thông đường bộ (sửa đổi), Bộ Công an soạn Luật Bao đảm
trật tự an toàn giao thông đương bô. Tuy nhiên, hiện nay việc
đào tạo, sát hạch cấp bằng lái xe vẫn chưa được phân rõ giao
cho đơn vị nào quản lý về mặt nhà nước (quy định hiện hành
thuộc Bộ GTVT) nên ở hai dự luật đều có điều khoản quy định
về đào tạo, cấp bằng lái xe.
Bộ Công an đề xuất
giảm thời hạn của
bằng lái là một
nghịch lý không phù
hợp với sự phát triển
của kinh tế - xã hội.
Bình Định đề nghị điều chỉnh tên gọi
Qui Nhơn thành Quy Nhơn
Ngày 25-8, một lãnh đạo UBND tỉnh Bình
Định xác nhận tỉnh vừa có công văn đề nghị các bộ
Nội vụ, Công an, KH&ĐT xem xét, trình Thủ tướng
Chính phủ điều chỉnh tên đơn vị hành chính đã công
bố là TP Qui Nhơn (Bình Định) thành TP Quy Nhơn.
Theo UBND tỉnh Bình Định, ngày 3-7-1986, Hội
đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 81/HĐBTmở
rộng, đổi tên thị xã Quy Nhơn thành TPQuy Nhơn. Tuy
nhiên, theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 8-7-
2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bảng
danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam,
tỉnh Bình Định có đơn vị hành chính là TPQui Nhơn.
Nay UBND tỉnh Bình Định đề nghị đổi tên đơn vị
hành chính TP Qui Nhơn thành TP Quy Nhơn theo
tên đã được thể hiện trong các quyết định thành lập
và trên con dấu hành chính của địa phương đang sử
dụng. UBND tỉnh Bình Định cũng đề nghị Bộ Tư
pháp cập nhật, điều chỉnh tên đơn vị hành chính TP
Quy Nhơn trên hệ thống thông tin đăng ký, quản lý
hộ tịch dùng chung phục vụ công tác cấp giấy tờ hộ
tịch cho công dân và các hệ thống thông tin, cơ sở
dữ liệu quốc gia…
Theo Sở VH&TT tỉnh Bình Định, địa danh Quy
Nhơn có từ năm 1602, khi chúa Nguyễn Hoàng đổi
phủ Hoài Nhơn thành phủ Quy Nhơn và coi đây là
đơn vị hành chính cấp tỉnh. Năm 1832, vua Minh
Mạng đổi tên phủ Quy Nhơn thành tỉnh Bình Định.
Ngày 20-10-1898, vua Thành Thái ra chỉ dụ thành lập
thị xã Quy Nhơn, là đô thị tỉnh lỵ của tỉnh Bình Định.
Trong nhiều tài liệu, văn bản hành chính, từ điển tiếng
Việt… vẫn dùng tên gọi Quy Nhơn. Tuy nhiên, cũng
có tài liệu, văn bản lại gọi là Qui Nhơn.
TẤN LỘC
Xe buýt liền kề Quảng Nam không
còn được vào nội thành Đà Nẵng
Ngày 25-8, Văn phòng đoàn ĐBQH, HĐND,
UBND TP Đà Nẵng cho hay Chủ tịch UBND TP
Huỳnh Đức Thơ đã có kết luận về việc điều chỉnh
hành trình các tuyến buýt liền kề giữa Đà Nẵng và
Quảng Nam.
Theo đó, ông Thơ thống nhất đề xuất của Sở
GTVT, phê duyệt phương án điều chỉnh hành trình
chạy xe các tuyến xe buýt liền kề Đà Nẵng - Quảng
Nam theo hướng không đi vào nội thành Đà Nẵng.
Chủ tịch TP Đà Nẵng giao Sở GTVT có văn bản
gửi Sở GTVT tỉnh Quảng Nam và các cơ quan liên
quan để phối hợp thực hiện. Đến nay, Sở GTVT tỉnh
Quảng Nam chưa có phản hồi về việc này.
Theo lãnh đạo Sở GTVT TP Đà Nẵng, đơn vị đề
xuất việc điều chỉnh như trên bắt đầu từ ngày 1-9
và Chủ tịch UBND TP đã duyệt. Tuy nhiên, do giãn
cách xã hội vì dịch COVID-19, các tuyến buýt này
đang tạm dừng hoạt động. Vì vậy, thời điểm bắt đầu
thực hiện sẽ tùy theo diễn biến dịch COVID-19.
Hiện có năm tuyến buýt liền kề Quảng Nam - Đà
Nẵng gồm: Đà Nẵng - Hội An, Đà Nẵng - Ái Nghĩa,
Đà Nẵng - Tam Kỳ, Đà Nẵng - Phú Đa, Thọ Quang
- Quế Sơn. Sau điều chỉnh, điểm đầu cuối của các
tuyến buýt nói trên tại Đà Nẵng sẽ là Trường CĐ
Việt - Hàn, Trung tâm hành chính huyện Hòa Vang
và Bến xe phía nam Đà Nẵng.
Khi xe buýt chở khách từ Quảng Nam ra các điểm
này, hệ thống xe buýt của Đà Nẵng sẽ nhận khách
đưa vào nội thành.
Như vậy, sau nhiều năm loay hoay điều chỉnh lộ
trình các tuyến buýt, nhất là tìm tiếng nói chung giữa
hai địa phương, phương án cuối cùng đã được chốt.
Như
Phap Luât TP.HCM
 đã nhiều lần thông tin,
năm 2013, Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch xe buýt
giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Tại quy hoạch này, Đà Nẵng chủ trương điều
chỉnh lộ trình năm tuyến xe buýt liên tỉnh Đà Nẵng -
Quảng Nam ra khỏi nội thành. Phương án này nhằm
tránh xung đột giữa các tuyến, giúp vận tải buýt liên
hoàn, đảm bảo an toàn giao thông, phù hợp với quy
hoạch hệ thống giao thông công cộng trong tương
lai của Đà Nẵng.
Đà Nẵng hiện đã phủ sóng 12 tuyến buýt nội thành,
hoạt động theo phương thức trợ giá với hàng trăm
phương tiện mới, hiện đại, phục vụ chuyên nghiệp.
TẤN VIỆT
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook