194-2020 - page 8

8
Đô thị -
Thứ Tư26-8-2020
Đang trình Sở
TN&MT phê duyệt
hệ số điều chỉnh
Đối với dựán cầuPhước Lộc, đại
diện Ban bồi thường giải phóng
mặt bằng huyện Nhà Bè cho biết
haithángtrướcđơnvịđãvậnđộng,
tuyên truyền cho ba hộ dân còn
vướng đồng thuận với chính sách
bồi thường và bàn giaomặt bằng
cho chủ đầu tư.
Đối với dự án cầu Long Kiểng,
hiện còn 111 hộ bị ảnh hưởng và
chưa được duyệt phương án tính
giá bồi thường nên đơn vị chưa
thực hiện bồi thường.
“HiệnUBNDhuyệnNhàBèđang
trình Sở TN&MT phê duyệt hệ số
điều chỉnh giá đất phục vụ công
tác bồi thường, hỗ trợ của dự án.
SaukhiTPphêduyệt, đơnvị sẽ tiến
hành bồi thường cho các hộ dân
bị ảnhhưởng”- vị đại diệnnày nói.
đẩy nhanh tiến độ. Hiện toàn công
trình đã hoàn thành 78% và dự kiến
thông xe trước tết Nguyên đán 2021
(tháng 2-2021).
“Do hiện trạng cầu sắt cũ chỉ cho
phép xe máy lưu thông nên sau khi
cầu Phước Lộc được thông xe, các
loại ô tô, xe tải, xe buýt sẽ kết nối
lưu thông trực tiếp từ trung tâm TP
qua xã Phước Lộc. Đây cũng là việc
người dânNhà Bèmong ngóng nhiều
năm nay. Đồng thời, việc thông cầu
sẽ giúp phát triển thêm hệ thống giao
thông công cộng, tăng cường khả
năng lưu thông cho các tuyến đường
lân cận như Lê Văn Lương, Nguyễn
Bình…” - vị đại diện cho hay.
Cầu Long Kiểng tắc tị vì
vướng mặt bằng
Cầu Long Kiểng mới (đường Lê
Văn Lương) được khởi công từ tháng
8-2018, dự kiến hoàn thành đầu năm
2020 nhưng đang ngừng thi công vì
vướng mặt bằng.
Đại diện Ban quản lý giao thông
cho biết trong phạm vi mặt bằng
được giao, đơn vị đã thi công hoàn
thành phần trụ T1 đến T6 và T8. Do
vướng mặt bằng tại vị trí hai mố (M1
và M2) nên chưa thi công mố và kết
cấu phần trên. Công trình phải tạm
dừng thi công từ tháng 12-2019.
THUTRINH
H
ai dự án cầu trên địa bàn huyện
Nhà Bè, TP.HCM gồm cầu
Phước Lộc
(nối hai xã Phước
Lộc và Phước Kiển) và cầu Long
Kiểng (nối hai xã Phước Kiển và
Nhơn Đức) được kỳ vọng sau khi
hoàn thành không chỉ thuận lợi cho
người dân đi lại mà còn góp phần phát
triển kinh tế - xã hội khu vực. Tuy
nhiên, các cây cầu này gặp vướng
và ngưng thi công nhiều năm nay.
Cầu Phước Lộc vừa được triển
khai trở lại và dự kiến thông xe vào
đầu năm 2021. Trong khi đó, những
vướngmắc của dự án cầu LongKiểng
vẫn đang chờ tháo gỡ.
Cầu Phước Lộc sắp
nối đôi bờ
Sau sáu năm dừng thi công, đến
nay chủ đầu tư dự án cầu Phước
Lộc đã có đủ mặt bằng để tái khởi
động dự án.
Theo ghi nhận của PV, tại công
trường ở đầu cầu xã Phước Kiển,
các công nhân đang tất bật thi công
và dần hoàn thiện mố cầu, trụ cầu.
Đại diện Ban quản lý dự án đầu tư
các công trình giao thông TP.HCM
(Ban quản lý giao thông - chủ đầu
tư dự án) cho biết sau khi nhận mặt
bằng, đơn vị đã đồng loạt khởi công
các gói thầu cầu dẫn và đường dẫn.
Sau đó, đơn vị tăng cường nhiều
mũi thi công cầu, đường, cống nhằm
Hiện trường thi công dự án cầu Phước Lộc, huyệnNhà Bè, TP.HCM. Ảnh: THUTRINH
Dân Nhà Bè nhiều nămmong
ngóng 2 cây cầu
Cầu Phước Lộc đã tái khởi động và sắp nối đôi bờ sau nhiều năm “đứng bánh”, còn cầu Long Kiểng vẫn tắc tị
vì vướngmặt bằng.
Hiện nay, Ban quản lý giao thông
đang phối hợp với UBND huyện
Nhà Bè thực hiện công tác bồi
thường giải phóng mặt bằng. Do
vậy, tiến độ hoàn thành dự án phụ
thuộc vào việc bàn giao mặt bằng
từ địa phương.
“Thời gian hoàn thành toàn bộ dự
án trong thời gian 12 tháng kể từ khi
nhận được 100%mặt bằng trống” - vị
đại diện thông tin.•
Việc thông xe cầu Phước
Lộc sẽ giúp phát triển
hệ thống giao thông
công cộng, giảm áp lực,
tăng cường khả năng
lưu thông cho các tuyến
đường lân cận.
Các hãng hàng không phải
chịu trách nhiệm về tuyển phi công
Tại hội nghị đánh giá công tác đảm bảo an ninh, an toàn
hàng không dân dụng tháng 7, diễn ra sáng 25-8, Phó Thủ
tướng Trương Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban An ninh hàng
không dân dụng quốc gia, đã chỉ ra một số tồn tại, hạn chế
dẫn đến uy hiếp an ninh hàng không.
Những tồn tại nói trên thường là tình trạng trộm cắp tài
sản ở sân bay; hành khách mang theo vũ khí, công cụ hỗ
trợ, vật phẩm nguy hiểm sai quy định; vi phạm quy định về
sử dụng giấy tờ đi máy bay; gây rối trật tự công cộng, đe
dọa, hành hung nhân viên hàng không.
Nguyên nhân của các vụ việc trên, theo Phó Thủ tướng,
ngoài ý thức chấp hành pháp luật về an ninh, an toàn hàng
không của người dân chưa cao còn có lỗ hổng về pháp lý,
năng lực chuyên môn và tính chủ động của đội ngũ nhân
viên hàng không còn hạn chế.
Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Cục Hàng không Việt
Nam cần điều tra làm rõ nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp và
các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn hàng không nhằm đưa ra
các biện pháp khắc phục, phòng ngừa.
Cạnh đó, các đơn vị cần nghiêm túc thực hiện công tác
bình giảng, rút kinh nghiệm đến toàn thể nhân viên hàng
không đối với các sự cố, vụ việc đã xảy ra. Trên cơ sở đó,
các đơn vị kịp thời sửa đổi, bổ sung tài liệu khai thác, yêu
cầu về huấn luyện cho đội ngũ phi công.
“Các hãng hàng không phải chịu trách nhiệm chính về
công tác tuyển dụng, sử dụng phi công, nhân lực có tay
nghề cao ở các vị trí quan trọng. Tuyệt đối không để tái
diễn các sự cố uy hiếp an ninh, an toàn hàng không xuất
phát từ nguyên nhân chủ quan của con người…” - Phó Thủ
tướng nhấn mạnh.
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp được Phó
Thủ tướng giao chủ trì triển khai kịp thời các công việc liên
quan đến thủ tục thành lập và đưa Công ty TNHH MTVAn
ninh hàng không Việt Nam vào hoạt động.
Báo cáo Phó Thủ tướng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt
Nam Đinh Việt Thắng cho biết trong tháng 7 không xảy ra tai
nạn hàng không. Tuy nhiên, có 31 sự cố uy hiếp đến an toàn
bay (giảm 40% so với cùng kỳ năm 2019).
VIẾT LONG
Hủy khoản vay 390 triệu USD
không ảnh hưởng đến metro số 2
Mới đây, theo đề nghị của Bộ Tài chính, Phó Thủ tướng
Phạm Bình Minh đã đồng ý hủy vay trước hạn số tiền 390
triệu USD từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) để làm dự
án metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương). Đây là khoản vay
được đại diện Việt Nam và ADB ký kết tại hiệp định vay vốn.
Theo đó, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh giao Bộ Tài
chính làm việc với ADB để thống nhất việc hủy vay vốn
trước hạn.
UBND TP.HCM được yêu cầu bố trí nguồn vốn ngân
sách địa phương để thanh toán các chi phí phát sinh liên
quan đến việc hủy vay vốn trước hạn. TP.HCM cũng chịu
trách nhiệm tính toán và huy động nguồn vốn bù đắp phần
thiếu hụt cho dự án.
Phó Thủ tướng yêu cầu TP.HCM rà soát, đánh giá khả
năng, tiến độ thực hiện dự án nhằm đảm bảo triển khai đúng
tiến độ, tránh việc phải trả nhiều phí cam kết hoặc hủy vốn
nhiều lần làm giảm hiệu quả nguồn vốn vay.
Trao đổi về vấn đề này, Ban quản lý đường sắt đô
thị (MAUR) cho biết việc hủy một phần khoản vay trị giá
390 triệu USD của ADB cho dự án tuyến metro số 2 đã
được UBND TP và MAUR đánh giá kỹ lưỡng. Việc hủy
khoản vay đã được ADB chấp thuận và khẳng định với các
nhà đồng tài trợ của dự án trước khi được các bộ, ngành
liên quan thông qua và được Chính phủ phê duyệt.
Trong đó, việc hủy một phần khoản vay của ADB trong
giai đoạn hiện nay không ảnh hưởng đến việc triển khai thực
hiện dự án theo kế hoạch do nguồn vốn này dự kiến sẽ được
bù đắp bằng một khoản vay mới của ADB. Ngoài ra, việc đề
nghị hủy một phần khoản vay trước khi hết hạn sẽ giảm thiểu
các chi phí tài chính như phí cam kết khoản vay của ADB.
ADB cũng đề nghị TP.HCM thực hiện sớm các thủ tục
hủy một phần vốn vay này để cân đối nguồn tài trợ cấp
bách cho các chương trình, dự án hỗ trợ khắc phục và đối
phó với ảnh hưởng của dịch COVID-19 như ADB đã thống
nhất với Chính phủ Việt Nam.
MAUR cho biết vào tháng 11-2019, trên cơ sở kết quả
thẩm định của các bộ, ngành trung ương về nguồn vốn và
khả năng cân đối vốn, UBND TP đã phê duyệt tổng mức
đầu tư điều chỉnh của dự án, trong đó có việc điều chỉnh lại
cơ cấu vốn vay từ các nhà tài trợ.
Theo đó, khoản vay hiện hữu của ADB sẽ được đóng
đúng hạn vào tháng 12-2020, sau khi thực hiện hủy một
phần vốn trước hạn.
Để đảm bảo đủ nguồn vốn cho dự án theo tổng mức đầu
tư điều chỉnh, Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu ADB cung
cấp một khoản vay mới ước tính khoảng 1 tỉ USD, dự kiến
sẽ được Chính phủ và ADB phê duyệt vào năm 2021.
ĐÀO TRANG
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook