199-2020 - page 16

16
VĨ CƯỜNG
H
ôm 28-8, ông Shinzo
Abe bất ngờ tuyên bố
từ chức Thủ tướng Nhật
vì lý do sức khỏe, sẽ chỉ điều
hành chính phủ cho đến khi
tìm được người thay thế. Là
thủ tướng tại vị lâu nhất, ông
Abe tạo được dấu ấn sâu đậm
trong đường lối đối ngoại
của Nhật là điều dễ hiểu.
Dưới thời ôngAbe các nước
khác cũng dễ dàng tiếp xúc
với Nhật hơn vì tính ổn định
trong quyết sách, đặc biệt so
với các giai đoạn trước Nhật
thay đổi lãnh đạo liên tục.
Giờ đây, cộng đồng quốc
tế nhất là các nước như Hàn
Quốc (HQ) và Trung Quốc
(TQ) đang chờ xem người
kế nhiệm ông Abe là ai và
sẽ đem đến những thay đổi
gì trong bối cảnh trật tự thế
giới nói chung và khu vực
Đông Á nói riêng đang có
nhiều diễn biến đáng chú ý.
Trung Quốc chủ
động nắm thời cơ
Căng thẳng trong quan hệ
Trung - Nhật thời gian gần
đây tiếp tục gia tăng khi Bắc
Kinh liên tiếp có hành vi gây
hấn tại biển Hoa Đông, cụ thể
là xung quanh quần đảo Điếu
Ngư/Senkakumà hai bên đang
tranh chấp. Mới đây nhất,
Tân
Hoa Xã
ngày 20-8 đưa tin
hải quân TQ đã điều hai hộ
vệ hạm và hai khu trục hạm
đến tham gia diễn tập bắn đạn
thật tại vùng biển này.
Dưới thời ông Abe, Nhật
luôn cố gắng duy trì một chính
sách cứng rắn với BắcKinh dù
vẫn chú ý không để leo thang
thành xung đột quân sự. Cụ
thể, Tokyo thường xuyên điều
tàu tập trận chung với đồng
minh Mỹ cũng như tham gia
các đợt diễn tập đa quốc gia
chiến II là một ví dụ, khiến
tiến trình bình thường hóa
khó khăn hơn khi so với đối
đầu Trung - Nhật.
Tháng 8-2019, Nhật chính
thức loại HQ khỏi danh sách
các đối tác thươngmại ưu tiên
nhằmđáp trả việcTối caoPháp
việnHQquyết định trừng phạt
một loạt công ty Nhật bị cáo
buộc liên quan đến lao động
bị cưỡng ép thời chiến. Đáp
trả, Seoul tuyên bố rút khỏi
Hiệp định Chia sẻ thông tin
tình báo quân sự (GSOMIA)
với Tokyo với lý do hoạt động
này không đáp ứng được “lợi
ích quốc gia” của HQ.
Trongbối cảnhTokyokhông
chịu nhượng bộ vì rõ ràng vấn
đề này có liên quan đến danh
dự quốc gia, Tổng thống HQ
Moon Jae-in đã chủ động đưa
ra đề nghị hòa giải, đối thoại.
Đơn cử, phát biểu hôm 15-8
nhân kỷ niệm ngày đế quốc
Nhật rút quân khỏi bán đảo
Triều Tiên, ông Moon khẳng
định: “Seoul sẵn sàng ngồi
xuống đàm phán hòa bình
với Tokyo để giải quyết mọi
vấn đề còn tồn đọng và sẽ
luôn mở cửa chào đón họ”.
Dù vậy, theo tờ
The Korea
Times
, sẽ khó có khả năng
người kế nhiệm Thủ tướng
Abe sẽ thay đổi chính sách
với HQ vì hầu hết các ứng
viên tiềm năng hiện nay đều
từng là quan chức dưới quyền
của ôngAbe, ít nhiều chịu ảnh
hưởng của nhà lãnh đạo này.
Trên thực tế, chừng nào đảng
Dân chủTự do vẫn nắmquyền
ở Nhật thì quan hệ với HQ sẽ
còn nguội lạnh do đường lối
cứng rắn với Seoul đã được
đảng này duy trì suốt nhiều
năm qua.
Một số tờ báo khác như
Dong-A Ilbo
hay hãng thông
tấn
Yonhap
cũng đồng ý rằng
về ngắn hạn, quan hệ Nhật
- Hàn sẽ tiếp tục tình trạng
như hiện tại. Tuy nhiên, về
dài hạn thì vẫn có khả năng
mọi chuyện sẽ diễn biến theo
chiều hướng tốt đẹp hơn vì
Thủ tướng Abe được đánh
giá là nhà lãnh đạo có quan
điểm tiêu cực với HQ hơn so
với những người tiền nhiệm
và nhiều chính trị gia nổi bật
khác của Nhật. Bên cạnh đó,
không loại trừ Mỹ cũng có
thể chủ động giúp hai đồng
minh hàn gắn mâu thuẫn, kéo
thêm lực lượng chống TQ.•
Quốc tế -
ThứBa1-9-2020
khác nhằm củng cố năng lực
quốc phòng cũng như gửi đi
thông điệp cảnh báo mạnh
mẽ đến Bắc Kinh. Thủ tướng
Abe cũng nỗ lực kêu gọi bãi
bỏ Điều 9 Hiến pháp Nhật,
cho phép lực lượng Phòng vệ
nước này tự do hơn trong tiến
hành các chiến dịch quân sự,
hỗ trợ Washington kiềm chế
Bắc Kinh.
Hiện chưa rõ ai sẽ trở thành
người kế nhiệm ông Abe dù
một số ứng cử viên sáng
giá đã xuất hiện như cựu bộ
trưởng quốc phòng Shigeru
Ishiba hay cựu ngoại trưởng
Fumio Kishida. Trong số này,
ông Ishiba là một trong số ít
các chính khách thuộc đảng
cầm quyền Dân chủ Tự do
đã từng công khai chỉ trích
ông Abe.
Cụ thể, ông Ishiba dù ủng
hộ các nỗ lực về sửa đổi hiến
pháp nhưng lại chỉ trích cách
tiếp cận của ông Abe là quá
vội vàng vì sửa đổi một nội
dung quan trọng như vậy
cần một tiến trình chuẩn bị
lâu dài. Có thể thấy nếu ông
Ishiba trở thành thủ tướng
Nhật, giấc mơ hiện đại hóa
quân đội của ông Abe có thể
sẽ còn lâu mới thành hiện
thực, còn Bắc Kinh sẽ thở
phào.
Tân Hoa Xã
ngày 29-8
đã đăng một bài dự đoán ông
Ishiba sẽ kế nhiệm ông Abe,
chứng tỏ TQ cũng đặt nhiều
kỳ vọng vào nhân vật này.
Chủ tịch TQTập Cận Bình
dự kiến sẽ có buổi hội đàm
trực tiếp với tân thủ tướng
Nhật do chuyến thăm Tokyo
hồi tháng 4 của ông đã bị hủy
bỏ do đại dịch COVID-19.
Tờ
The Nikkei
cho hay việc
phải nhanh chóng thiết lập
quan hệ tốt đẹp với người kế
nhiệm ông Abe đang là ưu
tiên hàng đầu của Bắc Kinh
do nước này không thể liều
lĩnh để một lãnh đạo mới
tiếp tục đường lối cứng rắn
cũ trong lúc Mỹ ngày càng
siết chặt vòng vây.
Tương lai Hàn - Nhật
khó lường
Bên cạnh TQ, chính quyền
HQ cũng đang tranh thủ cuộc
chuyển giao quyền lực ởNhật
để nhanh chóng cải thiện quan
hệ với nước này. Mâu thuẫn
hai bên xuất phát từ nhiều
vấn đề lịch sử, việc người
dân HQ bị quân Nhật cưỡng
ép lao động giai đoạn Thế
ThủtướngTrungQuốcLýKhắcCường
(giữa),
ThủtướngNhậtShinzoAbe
(phải)
vàTổngthốngHànQuốc
Moon Jae-in trongcuộchội đàmbabên tại TPThànhĐô (TQ) hồi tháng12-2019. Ảnh: YONHAP
Đài
NDTV
(Ấn Độ) ngày 30-8 dẫn lời một quan chức
chính phủ Ấn Độ đề nghị không nêu tên tiết lộ ngay sau
khi binh sĩ nước này và binh sĩ Trung Quốc (TQ) đụng
độ hồi tháng 6 ở khu vực thung lũng Galwan, phía đông
vùng Ladakh đang tranh chấp, New Delhi đã lập tức bí
mật điều một tàu chiến ra Biển Đông để đáp trả. Động
thái này được giữ bí mật là do giới chức Ấn Độ không
muốn kích động dư luận trước tình hình đang căng thẳng
với TQ.
Thông tin về tàu chiến này không được tiết lộ nhưng theo
nguồn tin của
NDTV
, đây là một trong các tàu chiến đang
hoạt động trong lực lượng hải quân Ấn Độ (
ảnh
). Tàu này
cũng được cho là đã trao đổi thông tin qua các kênh bảo
mật với tàu chiến Mỹ tại khu vực vào thời điểm đó.
Ngoài ra, Ấn Độ cũng triển khai thêm một nhóm tàu
chiến khác ra gần eo biển Malacca chiến lược để tăng
cường theo dõi tàu chiến TQ ra vào Ấn Độ Dương.
“Ấn Độ có đủ khả năng theo dõi và kiểm soát hoàn
toàn mọi động thái, hành trình của đối thủ tại các cửa ngõ
chính ra vào Biển Đông, từ đó giúp chúng tôi nắm được
tình hình ở bên trong và xung quanh Ấn Độ Dương nói
chung” - quan chức giấu tên nêu rõ.
Quan chức này cũng chia sẻ nhờ sự xuất hiện của tàu
chiến nói trên, TQ đã nhanh chóng thay đổi thái độ trên
bàn đối thoại theo hướng có lợi cho Ấn Độ dù liên tục
phản đối việc New Delhi mở rộng hiện diện ở Biển Đông.
Hiện Ấn Độ còn đang lên kế hoạch mua và điều động các
tàu ngầm tự hành cùng hệ thống cảm biến chuyên dụng để
bổ trợ công tác theo dõi tàu chiến TQ, theo
NDTV
.
PHẠM KỲ
QuanhệMỹ - Nhật cũng sẽbiếnđộng?
Theo đài
CNN
, liên minh Mỹ - Nhật vốn là nền tảng an
ninh của Tokyo trong hơn 60 năm qua. Suốt thời kỳ đó,
vai trò và phạm vi hoạt động của Nhật đã được mở rộng.
Nhật ngày càng tích cực hơn trong việc thúc đẩy hòa bình,
ổn định trên toàn cầu. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống
Donald Trump đã tạo ra sóng gió lớn trong quan hệ giữa
hai nước khi yêu cầu Tokyo tăng đóng góp quân sự cho lực
lượng Mỹ đồn trú tại đây.
Tùy thuộc vào kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
tháng 11 tới, tân thủ tướng Nhật sẽ có giải pháp củng cố
liên minh Mỹ - Nhật ở cả cấp độ lãnh đạo và cấp độ thể
chế. Việc này nhằmđảmbảo đáp ứng được nhu cầu về chia
sẻ gánh nặng an ninh, đưa mối quan hệ song phương về
đúng quỹ đạo. Nhật cũng sẽ hướng Mỹ quay trở lại với lập
trường ủng hộ chủ nghĩa đa phương, các tổ chức quốc tế
cũng như theo đuổi cách tiếp cận truyền thống hơn trong
chính sách đối ngoại.
Khảnăng lãnhđạomạnhmẽ
và đưa ra quyết định là hai yếu
tố cần thiết để đưa Nhật vượt
qua những thách thức sắp tới.
Tuy nhiên, tân thủ tướng cũng
cần phải thể hiện rõ tầm nhìn
về tương lai của đất nước, gây
dựng được uy tín với người
dân và mang lại cho họ niềm
hy vọng về tương lai.
GS
FUKUSHIMA MIEKO
,
ĐH Tokyo (Nhật)
Tiêu điểm
Thiết lập quan hệ
tốt đẹp với người kế
nhiệm ông Abe đang
là ưu tiên hàng đầu
của Bắc Kinh trong
lúc Mỹ ngày càng
siết chặt vòng vây.
Tam giác Hàn - Trung - Nhật
hậu Shinzo Abe
Giới lãnh đạoHànQuốc và Trung Quốc đang tranh thủ việc ông Abe từ chức để thay đổi cách tiếp cận
với Nhật - vốn trong thời gian dài cứng rắn với hai nước này.
ẤnĐộâmthầmđiều tàu chiếnraBiểnĐông
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook