205-2020 - page 10

10
Bất động sản -
ThứBa8-9-2020
&Drinks, Dynasty House
HongkongDimsum&Hotpot,
Au Lac Do Brazil, Embassy
Lounge... Mảng chuỗi cà phê
có Saigon Casa cafe, Gloria
Jean’s Coffees; Mojo Coffee,
cà phê Cô Ba…
Hầu hết thương hiệu nhà
hàng - cà phê kể trên đều thuộc
phânkhúc cao cấpnằmở trung
tâm, địa điểm vàng của quận
1, 3 và 7. Phong cách quán
hết sức đa dạng, từ châu Âu,
châu Á đến thuầnViệt. Ngoài
ra, Nova F&B còn đang trong
tiến trình làm việc để hợp tác
với Magal BBQ, Lotteria,
Pizza Maru (Korea), Mango
Tree (Thailand), Yakiniku
BBQ (Japan)…nhằm tiếp tục
mở rộng lĩnh vực này trong
tương lai.
“Nova F&B sẽ từng bước
phát triển và nhượng quyền,
hợp tác với nhiều thương
hiệu khác để trở thành điểm
đến vui chơi, giải trí và ẩm
thực hàng đầu Việt Nam và
khu vực” - Novaland tuyên
bố về mục tiêu của mình khi
tham gia mảng F&B.
Bên cạnh Novaland, một
đại gia khác trong lĩnh vực
BĐS là Tập đoàn Sơn Kim
cũng có Công ty Sơn Kim
Retail phụ trách mảng bán lẻ
và F&B. Vừa qua, Sơn Kim
vừa khai trương nhà hàng
Watami Japanese Dining ở
khu Thảo Điền, quận 2.
Theo kế hoạch, năm 2020,
Với riêng ngành F&B, khi
có các doanh nghiệp BĐS
tham gia, việc gia tăng số
lượng đối thủ cạnh tranh là
điều đáng quan tâm. Để giữ
được vị thế của mình, chủ
các doanh nghiệp sẽ phải tìm
cách nâng cao chất lượng sản
phẩm, dịch vụ cũng như luôn
sáng tạo các ý tưởngmới trong
ưu đãi, quà tặng. Điều này là
yếu tố có lợi cho khách hàng.
Đại diện Novaland cho biết
mục tiêu của doanh nghiệp là
hướng đến phục vụ hàng triệu
lượt khách mỗi năm với hệ
thống hàng trăm chuỗi nhà
hàng, cà phê, bar, club…Đây
cũng là một hoạt động nằm
trong chiến lược mang đến
những trải nghiệm văn hóa,
nghệ thuật đẳng cấp, gia tăng
giá trị kết nối cho du khách
trong và ngoài nước.
Chưa thể nói rằng các chủ
đầu tư BĐS sẽ thành công
ngay khi vừa lấn sân sang
lĩnh vực mới. Tuy nhiên, đây
là một động thái đáng hoan
nghênh, một cách đi sáng
tạo, tận dụng triệt để lợi thế
sẵn có để gia tăng nguồn lực
của doanh nghiệp. Đặc biệt,
trong khi dịch COVID-19
vẫn còn gây ảnh hưởng, giao
dịch BĐS tạm thời suy giảm,
các chủ đầu tư BĐS phải tự
mình xoay xở để vượt qua khó
khăn trước mắt. Điều này sẽ
tác động tích cực đến uy tín
và nội lực của doanh nghiệp.
Từ đó gián tiếp tạo cơ hội ổn
định cho thị trường BĐS.
“Ngoài ra, các doanh nghiệp
BĐS này cũng sẽ góp phần tạo
ra nhiều việc làm hơn cho xã
hội, không chỉ để dòng tiền
xoay quanh những tài sản “bất
động”” - ông Việt phân tích.•
Sơn Kim sẽ mở tiếp các nhà
hàngWatami JapaneseDining
và KyoWatami Grill &Sushi.
Trước thương hiệu Watami,
Sơn Kim đã có hai nhà hàng
cao cấp chuyên về ẩm thực
châu Âu là Mama Sens và
Jardin Des Sens.
Lợi thế trên
sân chơi mới
“Các chủ đầu tư BĐS có
thể sẽ thành công nhờ lợi thế
về quỹ mặt bằng. Đó chính là
các shophouse còn trống tại
những tòa nhà, khu căn hộ,
khu villa của họ. Nếu biết
khai thác, họ có thể tạo ra
những mô hình kinh doanh
sinh lợi rất tốt vì không có
áp lực về tiền thuê như các
đơn vị khác” - ông Nguyễn
Hoàng Việt, Chủ tịch HĐQT
SonViet Property JSC (SVP),
một đơn vị phát triển và phân
phối BĐS, nhận định.
Theo ông Việt, gần đây
Các chủ đầu tư BĐS
có thể sẽ thành công
nhờ lợi thế về quỹ
mặt bằng.
một số chủ đầu tư bắt đầu
triển khai mô hình F&B.
Đây cũng là một lựa chọn tốt,
thành công hay không còn cần
thời gian kiểm chứng. Hiện
nay, ngành F&B cũng đã có
những thương hiệu lớn, lâu
đời và được người tiêu dùng
yêu thích. Để cạnh tranh, các
chủ đầu tư cần tìm ý tưởng
mới lạ về sản phẩm, mô hình
kinh doanh, thiết kế nội ngoại
thất... Tất nhiên, giá cả là yếu
tố khách hàng sẽ cân nhắc
trong bối cảnh kinh tế còn
nhiều thách thức.
HUYVŨ
K
hông ít doanh nghiệp
bất động sản (BĐS)
sớm hướng tới việc mở
rộng lĩnh vực kinh doanh để
củng cố nguồn lực và thương
hiệu. Tùy vào năng lực và
sở trường, không ít người
đã gặt hái thành công nhất
định trên các sân chơi mới.
Mới đây,TậpđoànNovaland
công bố thương hiệu chuyên
cung cấp dịch vụ ẩm thực,
Tập đoàn Sơn Kim cũng lên
kế hoạch kinh doanh với lĩnh
vực F&B (Food andBeverage
Service - dịch vụ nhà hàng
và quầy uống )…Ngày càng
nhiều tậpđoàn tìmthêmhướng
đi mới trong việc kinh doanh
của mình.
Ông lớn BĐS đầu tư
F&B như thế nào?
Tháng 8 vừa qua, Tập đoàn
Novaland đã giới thiệu Nova
F&B - thương hiệu chuyên
cung cấp dịch vụ ẩm thực,
dịch vụ quản lý và vận hành
các thương hiệu đẳng cấp
quốc tế trong lĩnh vực F&B
tại các dự án do Novaland
phát triển.
Danh mục các thương hiệu
do Nova F&B quản lý gồm
mảng nhà hàng và chuỗi cà
phê. Mảng nhà hàng gồm
các thương hiệu như Jumbo
Seafood, The Dome Dining
Những tập đoàn bất động sản có
khá nhiều lợi thế để thành công
trong lĩnh vực F&B.
Ông lớn bất động sản
lấn sân kinh doanh F&B
Theo thống kê của Bộ KH&ĐT, hiện có 1%
doanh nghiệp nông nghiệp nhưng có tới
8% doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông
nghiệp. Điều này cho thấy doanh nghiệp ở
các lĩnh vực khác, trong đó có BĐS, đầu tư
vào nông nghiệp khá nhiều. Những năm
gầy đây, các doanh nghiệp BĐS có lợi thế
sẵn đã tích tụ ruộng đất quy mô lớn để đầu
tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Đơn cử như Tập đoàn Vingroup với thương
hiệu VinEco; FLC cũng cho biết sẽ triển khai
dự án nông nghiệp công nghệ cao tại Việt
Nam với quỹ đất dự kiến đến 4.000 ha...
Nhiều chủ đầu tư còn có khuynh hướng tập
trung phát triển và chuyển nhượng trang
trại nông nghiệp.
Doanh nghiệp bất động sản cũng hứng thú với nông nghiệp
Nhàgiàuquyết giữgiá thuêmặt bằnghạng sang
Trong khi nhiều chủ nhà chấp nhận giảm giá cho thuê
mặt bằng 15%-30%/tháng thì vẫn có những chủ nhà quyết
tâm giữ giá, tìm khách “sộp”.
Dịch COVID-19 khiến nhiều khách thuê nhà phố phải
tái cấu trúc kinh doanh. Rất nhiều chuỗi nhà hàng, thời
trang tại vị trí đắc địa kinh doanh sụt giảm phải đóng cửa.
Mặt bằng nhà phố tại các khu vực trung tâm phụ thuộc
thương mại du lịch bị hoàn trả do vắng khách kéo dài.
Theo số liệu khảo sát mới nhất trong nửa đầu năm nay
của Savills Việt Nam, khách thuê tiềm năng đang kiếm
tìm các ưu đãi giảm giá thuê lên tới 40% so với cuối năm
trước là giảm 20%.
Theo ông Lê Tuấn Bình, Trưởng bộ phận cho thuê
thương mại của Savills, mặt bằng bán lẻ khu phố cổ Hà
Nội nhiều tháng qua phải chịu cảnh “treo biển”. Vị trí
“vàng” có thể giảm giá đến 30%-40% nhưng vẫn không
dễ tìm được khách.
Theo tìm hiểu của PV, giá cho thuê tại nhiều địa điểm ở
TP.HCM đã giảm mạnh. Chủ một căn nhà có vị trí đẹp sát
chợ Bến Thành, đường Lê Thánh Tôn, quận 1 đã đồng ý
giảm 15% giá thuê. Cụ thể, căn nhà
120 m
2
hiện có giá cho thuê 115 triệu
đồng/tháng thay vì 135 triệu đồng/
tháng như trước đây. Tuy nhiên, mức
giá này chỉ duy trì trong ba tháng.
Tương tự, chủ một căn nhà diện
tích 105 m
2
, hai lầu, có tầng hầm ở
khu đô thị Vạn Phúc, quận Thủ Đức
trước dịch cho thuê được 34 triệu
đồng/tháng, nay giảm còn 25 triệu
đồng/tháng. Chủ nhà chia sẻ: “Sau
tết khách báo trả nhà, tôi đã gửi
ngay thông tin lên các diễn đàn để
tìm khách mới. Chờ mãi không có ai
liên lạc, hỏi ra mới biết mặt bằng xung quanh đều đã đồng
loạt giảm 30% nên tôi cũng phải giảm. Giá này mỗi tháng
tôi phải bù thêm mới đủ để trả tiền vay ngân hàng”.
Trong khi nhiều nơi chấp nhận giảm giá mạnh thì vẫn
không hiếm những căn nhà treo bảng cho thuê trên đường
Hai Bà Trưng (quận Phú Nhuận), đường Lê Văn Sỹ (quận
3) vẫn quyết tâm không giảm. Tùy
từng vị trí, nhìn chung giá cho thuê
nguyên căn ở khu vực này dao động
trong khoảng 25-35 triệu đồng/tháng
cho diện tích 60 m
2
. Mức giá này
không hề thay đổi so với trước tết.
Chuyên gia bất động sản Phan
Công Chánh nhận định phần lớn gia
chủ không giảm giá thuê đơn giản là
vì họ thuộc nhóm nhà giàu, thậm chí
là siêu giàu. Số căn nhà họ sở hữu
cho thuê có nhiều nên việc thất thu ở
một, hai căn không quan trọng.
“Hơn nữa, hệ quả của việc giảm
giá cho thuê đó là rất khó để tăng trở lại. Chính vì lẽ đó
mà họ lựa chọn cách giữ nguyên giá và kiên nhẫn đợi
đến khi tìm được khách chấp nhận giá thuê như họ mong
muốn. Với giá thuê cao họ vẫn có thể bù đắp cho thiệt hại
phải chịu trong thời gian để nhà trống” - ông Chánh nói.
THÙY LINH
Một trong những chuỗi quán cà phê có ông chủ là tập đoàn bất động sản. Ảnh: HUYỀNPHẠM
Nhiềumặt bằng vị trí tốt treo biển cho thuê .
ẢnhQUANGHUY
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook