205-2020 - page 4

4
Thời sự -
ThứBa8-9-2020
ĐẶNG TRUNG
N
hiều người dân xã Ái
Thượng, huyện vùng
cao Bá Thước (Thanh
Hóa) không đồng tình với việc
huy động của địa phương để
đóng tiền làmđường xây dựng
đường nông thôn mới ở đây.
Địa phương huy động bằng
cách cào bằng theo nhân khẩu
nên trẻ sơ sinh, người già,
trẻ bị thiểu năng, đối tượng
chính sách... cũng phải đóng
tiền cho việc làm đường này.
Huy động tiền từ đối
tượng hưởng trợ cấp...
Chúng tôi đến nhà chị Phạm
Thị Quy ở thôn Vèn, xã Ái
Thượng lúc gia đình đang
chuẩn bị ăn bữa tối.
Đập vào mắt chúng tôi là
đứa trẻ hai tuổi đang ngồi bệt
trên chiếu, miệng gặmmiếng
cá khô một cách ngon lành.
Mâm cơmgia đình chị Quy
có một bát nước mắm, canh
rau đay, một bát rau tươi luộc
và mẩu cá khô bằng ngón tay.
Theo chị Quy, mẩu cá khô là
nhà chị mới cho đứa bé hai
tuổi vào buổi sáng nhưng
phải để dành cho bữa tối.
Gia đình chị Quy có bảy
nhân khẩu, gồm ông bà, hai
vợ chồng và ba đứa con,
trong đó đứa lớn nhất là cháu
TrươngVăn Khương, 13 tuổi,
bị thiểu năng trí tuệ từ nhỏ.
Hằng tháng cháu được Nhà
nước cấp 540.000 đồng.
Tuy nhiên, khi xây dựng
nông thôn mới ở thôn Vèn,
gia đình chị được yêu cầu
đóng 4,9 triệu đồng cho bảy
nhân khẩu theo cách tính bình
quân một nhân khẩu đóng
góp 700.000 đồng.
Chị Quách Thị Hoa (31
tuổi, ở thôn Vèn) cho biết gia
đình chị gồm hai vợ chồng và
ba cháu nhỏ, được bổ đồng
700.000 đồng/khẩu, gia đình
đóng 3,5 triệu đồng cho thôn
và thu theo kiểu ghi sổ chứ
không có hóa đơn gì.
“Khi chúng tôi chưa đóng
tiền họ vận động là “đâu có
đáng mấy mà không chịu
đóng”. Họ nói này nói nọ,
mắt khi kể việc đóng tiền.
Ở thôn Vèn, ngoài việc
phải đóng tiền theo nhân
khẩu, các hộ dân còn phải
đóng góp ngày công khi làm
đường nông thôn mới.
Chị Lê Thị Nhung ở thôn
Vèn như già hơn trước tuổi
cho biết: Gia đình có bảy
khẩu, trong đó có bốn khẩu
là người trong độ tuổi lao
động, hai khẩu là người già
trên 70 tuổi và một khẩu là
trẻ nhỏ. Ngoài việc đóng tiền,
gia đình còn phải đóng góp
7-8 ngày công.
“Gia đình nào chưa đóng
tiền, họ phát trên loa với nội
dung nhà ông này, bà kia còn
thiếu bao nhiêu tiền, thấy xấu
hổ lắm nên phải cố kiếm tiền
đóng góp, dù có chạy ăn từng
bữa” - chị Nhung chia sẻ.
“Biết là đường đẹp sẽ tốt
cho dân nhưng thu nhiều
quá, có người phải bán trâu
chứ chẳng lẽ lại đi vay lãi.
Chúng tôi đóng tiền làm hai
đợt. Đợt 1 là 400.000 đồng/
khẩu và đợt 2 là 300.000
đồng/khẩu, ngày 15-9 tới
đây là hạn cuối cùng” - chị
Bùi Thị Nương ở thôn Thung
Tâm, xã Ái Thượng chia sẻ.•
Kỳ sau: Lãnh đạo xã
và tỉnh Thanh
Hóa nói gì?
Trong khi xã cho rằng
việc huy động tiền là dân
chủ, công khai, đồng tình
thì tỉnh Thanh Hóa khẳng
định không văn bản nào cho
phép huy động trẻ sơ sinh,
người già, người nghèo,
người được hưởng trợ cấp
đóng tiền làm đường xây
dựng nông thôn mới.
Mâmcơmchỉ toàn rau của gia đình chị PhạmThị Quy. Ảnh: ĐẶNGTRUNG
Trong bữa ăn, em trai của
Khương (chín tuổi, học lớp
3) thỉnh thoảng chấm đũa
vào bát nước mắm đưa lên
miệng trước khi và vội cơm
trắng để đánh lừa vị giác.
“Kể từ khi chồng bị ngã
gãy chân, tôi phải ứng 6-7
tạ lúa non lấy tiền để chữa
trị chân cho chồng. Anh ấy
mới khỏi đã phải đi làm. Tôi
ở nhà làm ruộng thôi, ông bà
thì già yếu rồi có làm được
chi mô” - chị Quy kể.
Chỉ vào mâm cơm, chị cho
biết mấy tháng nay gia đình
chỉ rau với mắm, không dám
nghĩ đến thịt, cá... “Nhưng
cứ nghĩ đến việc bắt cả cháu
Khương bị thiểu năng trí tuệ
phải đóng 700.000 đồng tiền
làm đường nông thôn mới,
tôi buồn quá” - chị nói.
Chị Quy bẻ một mẩu cá
khô nhỏ bỏ lên bát em trai
Khương, cháu này liền đặt bát
xuống, dùng tay xé ra thành
từng mẩu nhỏ, dè dặt ăn từng
miếng cho đến xong bữa cơm.
Bữa tối của gia đình nhanh
chóng kết thúc lúc 7 giờ 30
và chị Quy ngóng ra ngoài
như chờ chồng đi làm thuê
vẫn chưa về.
Cơn mưa rừng bất chợt
ập xuống ở vùng đất thuộc
huyện nghèo diện 30a này.
... Đến trẻ sơ sinh,
người già cũng
không thoát
Không riêng gia đình chị
Quy mà nhiều gia đình ở các
thônVèn, Trênh, Đan, Thung
Tâm thuộc xã Ái Thượng,
huyện Bá Thước cũng đóng
góp xây dựng đường nông
thôn mới với số tiền quá
sức của họ.
cũng nặng nhẹ lắm! Nhiều
khi cũng muốn chửi nhau
thật. Tôi nói thật lòng, giờ
các ông có tới nhà, tôi cũng
nói vậy thôi!” - chị Hoa nói.
Theo chị Hoa, lúc đầu gia
đình xin chậm đóng nhưng
các cán bộ đến nhà nhiều lần
vận động nên gia đình chạy
vạy đóng luôn cho yên thân
chứ để họ đến nhà nói hoài
cũng tủi thân. Chị rớt nước
“Cứ nghĩ đến việc
bắt cả cháu Khương
bị thiểu năng trí tuệ
phải đóng 700.000
đồng làm đường
nông thôn mới, tôi
buồn quá.”
Chị
Phạm Thị Quy
”Một số nơi chạy theo thành
tích,huyđộngsứcdânquámức.
Quy định xã hội hóa các nguồn
lựcđểphát triển làđúngnhưng
không được phép huy động
quá mức trong nhân dân, đặc
biệt là dân nghèo.“
Thủ tướng
NGUYỄN XUÂN PHÚC
phát biểu ngày 30-9-2016,
tại hội nghị toàn quốc triển khai
Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới
Tiêu điểm
HậuGiang:Bắthàngchụcngười
đua xe trên quốc lộ 1A
Ngày 7-9, tin từ Công an tỉnh Hậu Giang
cho biết Phòng Cảnh sát hình sự Công an
tỉnh này vừa phối hợp với các đơn vị liên
quan triệt phá một vụ đua xe trái phép tại
TP Ngã Bảy. Theo đó, rạng sáng 6-9, các
chiến sĩ thuộc Phòng Cảnh sát hình sự phối
hợp với Phòng CSGT, Phòng Cảnh sát cơ
động và Công an TP Ngã Bảy kiểm tra,
vây bắt những người có hành vi đua xe và
cổ vũ đua xe trái phép trên tuyến quốc lộ
1A (đoạn thuộc phường Hiệp Lợi).
Sau hơn hai giờ chốt chặn, lực lượng
chức năng đã bắt 45 người cùng 29 mô tô
các loại và nhiều tang vật có liên quan. Vụ
việc sau đó được bàn giao cho Công an TP
Ngã Bảy để tiếp tục điều tra.
CHÂU ANH
Đến hết tháng 10-2020, Công an tỉnh
Đồng Nai sẽ bố trí đủ năm công an chính
quy đảm đương chức danh công an xã trên
địa bàn toàn tỉnh.
Đó là thông tin nêu trong hội nghị đánh giá
kết quả công tác đảm bảo tình hình an ninh
trật tự tháng 8-2020 và một tháng rưỡi thực
hiện cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm...
của Công an tỉnh Đồng Nai vừa qua.
Lãnh đạo Công an tỉnh Đồng Nai khẳng
định sẽ tiếp tục kiện toàn, triển khai một
số chủ trương xây dựng, kiện toàn công an
toàn tỉnh hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Cụ thể, đến hết tháng 10-2020, Công an
tỉnh Đồng Nai sẽ bố trí đủ năm công an
chính quy đảm đương chức danh công an
xã trên địa bàn toàn tỉnh, tiến hành luân
chuyển cán bộ công tác lâu năm ở những
đơn vị, bộ phận nhạy cảm.
Công an tỉnh cũng sẽ làm tốt công tác
quy hoạch và kiên quyết đưa ra khỏi quy
hoạch những cán bộ làm việc thiếu sức
chiến đấu, vi phạm kỷ luật, có dư luận
không tốt, siết chặt kỷ luật, kỷ cương để
phòng ngừa sai phạm...
Lãnh đạo công an tỉnh ghi nhận và đánh
giá cao những cố gắng, nỗ lực của công an
các đơn vị, địa phương trong công tác đấu
tranh phòng, chống tội phạm, xây dựng lực
lượng trong thời gian qua, góp phần chuyển
biến tình hình an ninh trật tự, nâng cao diện
mạo, uy tín của lực lượng công an.
Tuy nhiên, một số loại tội phạm nổi lên
gần đây, như gây rối trật tự công cộng, cố
ý gây thương tích dẫn đến chết người, giết
người, tội phạm về ma túy, lừa đảo qua
mạng; tranh giành bảo kê đất đai, in bằng
cấp, chứng chỉ giả… vẫn còn tiềm ẩn nhiều
phức tạp. Vì vậy, công an các đơn vị, địa
phương cần chủ động nắm chắc tình hình,
phát hiện từ xa và đẩy mạnh tuyên truyền
về phương thức, thủ đoạn của tội phạm.
Khi xảy ra các vụ việc phức tạp về an
ninh trật tự sẽ quy trách nhiệm cá nhân,
lãnh đạo phụ trách địa bàn. Công an các
đơn vị, địa phương cần phối hợp chặt chẽ
với các cơ quan hữu quan để giảm bớt thủ
tục hành chính, rườm rà, trên cơ sở thượng
tôn pháp luật; chống lạm quyền, lộng
quyền, làm tốt công tác quản lý cán bộ,
tránh sai phạm, tiêu cực.
VŨ HỘI
Làm đường nông thôn mới ở
Thanh Hóa: Tận thu triệt để
Địa phương thu tiền làmđường nông thônmới theo nhân khẩu nên người già, trẻ em, kể cả trẻ bị thiểu năng
cũng phải đóng tiền.
Mỗi xãởĐồngNai sẽ có5 côngan chínhquy
Gia đình chị Quy có con nhỏ bị thiểu năng, được trợ cấp
hằng tháng nhưng cháu vẫn phải đóng 700.000 đồng
xây đường nông thônmới. Ảnh: ĐẶNGTRUNG
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook