086-2021 - page 7

7
Ngày 20-4, TAND tỉnh Đắk Nông tiếp tục xét xử Trịnh
Sướng cùng 38 bị cáo về tội sản xuất, buôn bán hàng giả
(xăng giả).
Sau phần bào chữa của luật sư, HĐXX quay lại phần xét
hỏi đối với các bị cáo về vấn đề công thức pha trộn xăng
giả, tỉ lệ sản xuất, mức hưởng lợi ứng với từng loại xăng.
Tuy nhiên, do lời khai của các bị cáo có sự khác nhau,
HĐXX đã tạm dừng phiên tòa, sau đó quyết định trả hồ sơ
để điều tra bổ sung làm rõ khối lượng xăng giả mà các bị
cáo phải chịu trách nhiệm hình sự, số tiền thu lợi bất chính
của các bị cáo trong vụ án.
Trịnh Sướng bị cáo buộc cầm đầu đường dây sản xuất
hơn 137 triệu lít xăng giả, tương đương với số lượng hàng
thật trị giá hơn 2.400 tỉ đồng. Trịnh Sướng đã bán ra thị
trường hơn 133 triệu lít xăng giả, thu lợi bất chính hơn
102 tỉ đồng (tại phần tranh luận, số tiền bị cáo buộc thu lợi
bất chính của Trịnh Sướng là hơn 106 tỉ đồng)…
Nội dung vụ án thể hiện ngày 22-1-2019, Cơ quan
CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông phát hiện, bắt quả tang hai
nhóm người có hành vi bán dung môi công nghiệp cho các
cửa hàng, đại lý bán lẻ xăng dầu pha trộn với xăng để bán
ra thị trường do Hồ Thị Nhẫn và Nguyễn Văn Hướng cầm
đầu.
Quá trình điều tra xác định nguồn dung môi Nhẫn có
được mua của vợ chồng Nguyễn Thị Kim Loan, Hoàng
Thụy Minh Việt ở Đồng Nai. Hướng, Loan, Việt mua
dung môi của Công ty TNHH Phạm Sơn ở Cần Thơ do
Nguyễn Thị Thu Hòa quản lý, điều hành.
Hòa còn bán dung môi cho rất nhiều tổ chức, cá nhân
khác, trong đó có Nguyễn Ngọc Quan ở TP.HCM. Quan
sử dụng Công ty TNHH Thương mại hóa chất Tâm
Quang, Công ty TNHH Thương mại hóa chất Tâm Quang
- Chi nhánh Vĩnh Long và nhiều cá nhân để mua dung
môi của Hòa.
Công ty Phạm Sơn của Hòa mua dung môi từ Công ty
cổ phần Dầu khí Bình Minh do Lưu Văn Nguyện trực tiếp
điều hành hoạt động. Ngoài việc bán dung môi cho Hòa,
Nguyện còn bán dung môi cho Trịnh Sướng và Đinh Chí
Dũng (TP.HCM).
Từ ngày 9-1-2017 đến 30-5-2019, Trịnh Sướng đã thông
qua Mai Trung Hậu, nhà phân phối Thành Long, Công ty
TNHH Tấn Phúc - Chi nhánh Vĩnh Long và cửa hàng sơn
Gia Hưng Phát mua dung môi với tổng số tiền thanh toán
là hơn 2.030 tỉ đồng.
Trịnh Sướng đã tổ chức pha chế, sản xuất hơn 137 triệu
lít xăng giả, tương đương với số lượng hàng thật trị giá
hơn 2.492 tỉ đồng. Sướng đã bán ra thị trường hơn 133,4
triệu lít xăng giả, thu lợi bất chính hơn 102 tỉ đồng.
Tại phần bào chữa, luật sư của Trịnh Sướng cho rằng cáo
trạng quy buộc bị cáo Sướng thể hiện là 42.847 lít xăng có
chất lượng không phù hợp quy định đối với xăng E5 RON
92 nhưng không nhắc đến việc số lượng này phù hợp quy
định đối với xăng không chì RON 95 mức 4. Do đó, 42.847
lít xăng này không phải là hàng giả. Từ đó, luật sư đề nghị
rút truy tố với Trịnh Sướng về số lượng xăng này.
Tiếp đó, luật sư cho rằng số lượng xăng giả mà VKS
cáo buộc đối với Trịnh Sướng hơn 137 triệu lít là không
chính xác. Theo luật sư, tổng lượng dung môi Trịnh
Sướng mua vào là 134.568.193,6 lít.
Tổng số lượng xăng giả mà ông Sướng phải chịu trách
nhiệm chính là số dung môi cộng với số xăng thật đã pha
vào dung môi (134.568.193,6 lít dung môi và 889.550 lít
xăng thật được pha trộn làm xăng giả), tức chỉ hơn 135
triệu lít xăng giả, chứ không phải hơn 137 triệu lít như
VKS đã cáo buộc.
Ngoài ra, luật sư này còn cho rằng cáo trạng truy tố mức
thu lợi bất chính của Trịnh Sướng là 800 đồng/lít xăng giả.
Tuy nhiên, Trịnh Sướng khai mức lợi nhuận 800 đồng/lít
là xăng A95, 300 đồng/lít là xăng A92 và E5 nên mức thu
lợi trung bình là 520 đồng/lít xăng giả. Từ đó có thể số
tiền thu lợi bất chính của Trịnh Sướng sẽ nhỏ hơn so với
truy tố.
Q.NAM
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứTư21-4-2021
CÙHIỀN
N
gày 20-4, TAND quận 5 (TP.
HCM) mở phiên tòa xét xử vụ
tranh chấp về bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng giữa nguyên
đơn là ông Nguyễn Phương Du (ngụ
quận Gò Vấp, TP.HCM) và bị đơn
là Tổng công ty cổ phần Bia Rượu
Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).
Sau khi nghị án, HĐXX đã chấp
nhận đề nghị của VKS về việc tạm
dừng phiên tòa để thu thập thêm
chứng cứ.
Theo HĐXX, kết quả giám định
hiện có chưa đủ cơ sở xác định chai
bia làm vật chứng là của Sabeco.
Do đó cần làm rõ nguồn gốc chai
bia dùng làm vật chứng có phải của
Sabeco hay không, đồng thời tìm
hiểu cách dán nhãn, gắn mã trên
chai bia của Sabeco. Thời gian mở
lại phiên tòa sẽ được thông báo sau.
Nguyên đơn rút yêu cầu
bồi thường 1 triệu USD
Theo đơn kiện, đầu tháng 9-2018,
ông Du mua một két bia nhãn hiệu
Sài Gòn đỏ về uống thì khui phải
một chai chỉ có khoảng 1/2 lượng
chất lỏng bên trong và có mùi lạ.
Tiếp đó, ông Du phát hiện một chai
bia khác còn nguyên nắp, nguyên
tem nhưng bên trong chỉ có 1/4 chất
lỏng dù hạn sử dụng đến năm 2019.
Theo ông Du, phía Sabeco không
thực hiện lời hứa cùng ông mang
chai bia đi kiểm định xem chai bia
này là của Sabeco hay là bia giả
và chất lỏng trong chai là bia hay
nước hoặc hóa chất gì.
Do đó, ông khởi kiện đề nghị tòa
buộc Sabeco bồi thường giá trị chai
bia nhãn hiệu Sài Gòn là 10.500
đồng; tổn thất tinh thần tương đương
10 tháng lương tối thiểu tại khu vực
TP.HCM là 39,8 triệu đồng; buộc
Sabeco đăng xin lỗi công khai ông
với tư cách người tiêu dùng trên ba
số báo liên tục của bốn tờ báo, bồi
thường thiệt hại đối với người tiêu
dùng 1 triệu USD (tương đương 23
tỉ đồng). Ông Du tuyên bố nếu tòa
chấp nhận số tiền 23 tỉ đồng này
thì ông Du sẽ chuyển giao cho Hội
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
TP.HCM để bảo vệ quyền lợi cho
người tiêu dùng.
Tại phiên tòa hôm qua, luật sư
của Sabeco cho rằng ông Du không
uống loại bia này trong bàn nhậu.
Ông cũng không phải là người phát
hiện ra chai bia lỗi mà từ một bạn
nhậu khác. Lúc này ông mới xin
được trả tiền chai bia để mang sản
phẩm lỗi về nhà nên ông không có
quyền kiện.
Đối đáp lại, luật sư của ông Du
khẳng định ông là người tính tiền
cả cuộc nhậu tại quán, trong đó
có chai bia bị lỗi. Do đó, ông Du
hoàn toàn có đủ tư cách khởi kiện.
Theo luật sư của ông Du, trong vụ
Thẩmphán chủ tọa phiên tòa xử vụ khách hàng kiện Sabeco sáng 20-4.
Ảnh: CÙHIỀN
án liên quan đến người tiêu dùng,
pháp luật quy định người tiêu dùng
không có nghĩa vụ chứng minh lỗi
của nhà sản xuất. Còn mục đích
tiêu dùng, mua chai bia để làm gì
thì không có luật pháp nào đặt ra.
“Làm sao bắt người tiêu dùngmua
về là phải uống, phải thế này thế nọ
mới có quan hệ với Sabeco” - luật
sư bảo vệ cho ông Du nhấn mạnh.
Tại tòa, ba người làm chứng trong
vụ việc này đều vắng mặt nhưng
đã có lời khai gửi tòa. Những lời
khai này không trùng khớp với lời
trình bày của ông Du.
Sabeco đề nghị chuyển
hồ sơ qua cơ quan điều tra
Đại diện bị đơn cho biết Sabeco
không nhận được phản ánh trực
tiếp từ ông Du mà chỉ biết sự việc
qua báo chí. Sau khi biết thông
tin, Sabeco đã liên hệ và làm việc
với ông Du nhưng ông không chấp
nhận bàn giao chai bia cho Sabeco.
Sabeco được xem chai bia lỗi khi
đi gặp ông Du lần đầu tiên ở quán
cà phê. “Nhìn bề ngoài thì chai bia
lỗi mà ông Du đang sở hữu giống
nhãn mác chai bia Sài Gòn. Tuy
nhiên, đây có phải sản phẩm của
Sabeco cung cấp ra thị trường hay
không thì Sabeco không biết” - đại
diện bị đơn nói.
Đại diện cho Sabeco đề nghị
đình chỉ vụ án. Chai bia mà ông
Du cho là của Sabeco không có
giá trị chứng cứ, không được thu
thập hợp pháp, chỉ dựa vào thông
tin phản ánh một chiều của ông Du.
“Chai bia được phát hiện ở đâu,
thời gian nào, ai làm chứng... không
ai biết. Điều này không đảm bảo
về mặt chứng cứ” - phía Sabeco
lập luận.
“Giám định kỹ thuật hình sự
không xác định được đó là chai
bia Sài Gòn thì làm sao Sabeco xác
nhận được” - phía Sabeco trình bày.
Luật sư của bị đơn nhận định lời
khai của nguyên đơn mâu thuẫn
với chính mình và mâu thuẫn với
lời khai của các nhân chứng. Luật
sư phân tích trong bữa nhậu cùng
ông Du, một người bạn ông Du
uống bia Sài Gòn đỏ và phát hiện
chai bia bị lỗi. Người này nói hãy
mang chai bia đến Sabeco để làm
rõ thì ông Du không đồng ý và
xin được trả tiền cho chai bia lỗi
này để được mang chai bia về nhà.
Luật sư của bị đơn cho rằng nay
ông Du đã rút yêu cầu đối với khoản
bồi thường 1 triệu USD tại tòa
nên bị đơn không yêu cầu HĐXX
chuyển hồ sơ qua cơ quan điều tra
nữa. Tuy nhiên, đại diện Sabeco thì
khẳng định tiếp tục đề nghị HĐXX
chuyển hồ sơ qua công an để làm
rõ mục đích, ý đồ của nguyên đơn
trong vụ án này.
Dù tại tòa ông Du đã rút
yêu cầu đối với khoản
bồi thường 1 triệu USD
nhưng đại diện Sabeco
tiếp tục đề nghị điều tra
để làm rõ mục đích, ý đồ
của ông trong vụ án này.
VụTrịnhSướng: Tòa yêu cầu làmrõ số tiền thu lợi bất chính
Tòa yêu cầu làm rõ khối lượng xăng giảmà các bị cáo phải chịu trách nhiệmhình sự, số tiền thu lợi bất chính của các bị cáo trong vụ án.
Bất ngờ vụ kiện Sabeco
đòi 1 triệu USD
HĐXX chấp nhận đề nghị của VKS, tạmdừng phiên tòa để thu thập thêm chứng cứ
do kết quả giámđịnh hiện có chưa thể xác định chai bia làmvật chứng là của Sabeco.
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook