086-2021 - page 8

8
đột ngột thì tảo cộng sinh sẽ chết
trước, san hô chết sau.
“Thật ra vị trí nhận chìmkhá nghèo
sinh vật. Chất nạo vét khi đổ xuống
biển không tác động nhiều ngay tại
chỗ nhưng vì là cát thô đồng nghĩa
với việc động lực học dòng chảy
ở khu vực đó rất lớn, làm phát tán
vật chất. Các dòng chảy lan truyền
theo những hướng khác nhau tùy
theo thời tiết, lan truyền đến sát
chân bán đảo Sơn Trà, hủy diệt rạn
san hô. TP nên tìm vị trí khác hợp
lý hơn” - bà Phương nói.
Mục tiêu hướng tới
đô thị sinh thái
PGS-TS Võ Văn Minh, Chủ tịch
Hội đồng Trường ĐH Sư phạm Đà
Nẵng, khẳng định
sự cố môi trường
không nghiêm trọng
bằng sự suy thoái hệ
sinh thái về lâu dài.
“Ở góc độ kỹ thuật,
việc nhận chìm hoàn
toàn làm được. Tuy
nhiên, Đà Nẵng phát
triển du lịch, du khách đến Đà Nẵng
không chỉ để tắm biển mà còn ăn
hải sản, mà sau này không còn hải
sản thì làm sao. Tất cả các bên phải
cùng nhau chia sẻ trách nhiệm để
bảo vệ môi trường cho tốt” - ông
Minh nói.
Theo ông Dương Ngọc Đức, Phó
Tổng giám đốc Tổng công ty Bảo
đảm an toàn hàng hải miền Bắc
(đơn vị được giao trách nhiệm duy
tu, bảo trì các tuyến luồng hàng hải
quốc gia), đơn vị không bao giờ tiết
kiệm chi phí cho việc quan trắc môi
trường. Với sự giám sát của công
nghệ hiện đại, ông Đức khẳng định
sẽ đảm bảo thi công đúng chỗ, đổ
vật chất đúng vị trí. “Chi phí quan
trắc rất lớn, khoảng 3 tỉ đồng cho
một chương trình giám sát trong vài
tháng. Chúng tôi cam kết thực hiện
đúng các yêu cầu của cơ quan có
thẩm quyền” - ông Đức nhấn mạnh.
Ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở
TN&MT TP Đà Nẵng, khẳng định
mục tiêu và định hướng phát triển
TP rất rõ, hướng tới đô thị sinh thái.
Đà Nẵng hầu như không có quỹ đất
Tuy nhiên, theo ông Ca, phải coi
chất nạo vét là nguồn tài nguyên
quý giá. Ông Ca đề xuất vị trí nhận
chìm nên ở gần bờ, trong vịnh Đà
Nẵng. Bởi sóng mạnh gần bờ sẽ rửa
trôi dần bùn, sóng dài vào mùa hè
sẽ mang cát vào bồi đắp bãi.
“Đà Nẵng nên xác định các khu
vực bị xói lở ở bờ biển và chở cát
tới để nhận chìm vào vị trí phía
ngoài doi cát gần bờ. Nước biển
tại một số bãi tắm sẽ khá đục trong
thời gian nhận chìm nên làm giảm
lượng du khách tắm biển. Tuy nhiên,
nước đục trong biển sẽ bồi lắng
rất nhanh do hiện tượng kết bông,
khu vực ảnh hưởng sẽ không quá
lớn” - ông Ca đề xuất.
TS Nguyễn Thị Minh Phương,
Trưởng Khoa môi trường - công
nghệ hóa (Trường ĐH Duy Tân),
lại cho rằng chất nạo vét khi nhận
chìm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến san
hô. Theo khảo sát của bà Phương,
san hô khu vực Bãi Bắc (bán đảo
Sơn Trà) đã gần như bị hủy diệt hoàn
toàn, ở phía nam của
bán đảo san hô cũng
chết rất nhiều. Một
trong những nguyên
nhân san hô bị hủy
diệt là do trầm tích.
San hô phát triển do
cộng sinh với tảo.
Nếu trầm tích tăng
Đô thị -
ThứTư21-4-2021
Kinh phí để nạo vét 200.000m
3
vật chất tại luồng hàng hải ĐàNẵng là 46 tỉ đồng. Ảnh: TẤNVIỆT
Dự kiến kinh phí nạo vét 46 tỉ đồng
BàTrầnThịTúAnh, PhóTrưởngphòngKhoa học, côngnghệ vàmôi trường
(Cục Hàng hải Việt Nam), cho hay: Khối lượng nạo vét dự kiến hơn 200.000
m
3
. Kinh phí được giao từ ngân sách nhà nước để thực hiện nạo vét là 46
tỉ đồng. Khi được giao khu vực biển, có vị trí nhận chìm chất nạo vét ổn
định, dự kiến kế hoạch thực hiện nạo vét duy tu hằng năm từ năm 2022
đến 2025 với khối lượng trung bình khoảng 150.000 m
3
/năm.
Theo bà Tú Anh, kết quả phân tích các năm 2014, 2017 cho thấy thành
phần chất nạo vét tại luồng hàng hải Đà Nẵng chủ yếu là hạt bụi có đường
kính rất nhỏ (chiếm trung bình khoảng 80%), lượng cát chỉ chiếm trung
bình khoảng 20%.
Tiêu điểm
Theo Sở TN&MT
TP Đà Nẵng, TP
hầu như không có
quỹ đất nào để có thể
đổ chất nạo vét nên
mới chọn vị trí nhận
chìm trên biển.
Trong hội thảo về xử lý hiệu quả chất nạo vét từ các tuyến
luồng hàng hải, cảng tại Đà Nẵng với 200.000 m
3
, các
chuyên gia đã bày tỏ nhiều ý kiến băn khoăn về vấn đề môi
trường. Vấn đề được quan tâm nhất chính là hệ sinh thái
biển của Đà Nẵng, trong đó hệ sinh thái san hô được các
chuyên gia cảnh báo đang bị suy thoái.
Các ý kiến cũng cho rằng Cục Hàng hải Việt Nam cần
công bố minh bạch hơn về số liệu đánh giá tác động môi
trường (ĐTM) khi thực hiện cho dự án vì hiện tại số liệu
còn rất chung chung.
Các chuyên gia môi trường cho biết việc chạy mô hình
nhận chìm của chủ đầu tư cần phải được soi xét lại, bởi tới
đây không chỉ dự án này mà TP còn có nhiều dự án phải
nạo vét khác như cảng Liên Chiểu hay Thọ Quang.
Theo nghiên cứu của Viện Sinh thái học miền Nam năm
2019, vùng biển xung quanh bán đảo Sơn Trà có 177 loài
san hô, 130 loài cá và nhiều loại rong, cỏ sinh sống. Tuy
nhiên, hệ sinh thái biển tại đây đang bị suy thoái nghiêm
trọng. TS Nguyễn Thị Minh Phương đã dẫn chứng số liệu
này do chính bà quan sát.
Vật chất của biển phải trả về với biển là điều tất nhiên,
tuy nhiên trả về bằng cách nào một cách hiệu quả nhất và
ít tác động nhất là điều mà Đà Nẵng cần phải hết sức quan
tâm. Bởi vật chất nhận chìm đó không phải là chất thải mà
phải xem nó là tài nguyên. Tài nguyên vật chất này có thể
dùng để nuôi bãi biển, bù cát vốn đang bị xói lở nghiêm
trọng mà chính Đà Nẵng đang đối mặt. Nhiều chuyên gia
cũng đánh giá là vật chất có thể bổ sung vào vùng biển
ngập mặn để trồng rừng nuôi dưỡng sinh kế lâu dài, sao lại
hoang phí đem đi đổ. Trong khi đó, nhiều nước tân tiến trên
thế giới, điển hình như Singapore vẫn phải bỏ rất nhiều tiền
để đi mua cát của các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam
về tạo bãi biển.
Đà Nẵng vừa công bố kế hoạch xây dựng TP môi trường
và những danh hiệu về một TP môi trường xanh, đáng sống
được công nhận nhiều năm qua phải được thể hiện bằng
hành động cụ thể của lãnh đạo TP. Cần phải soi xét kỹ các
hệ quả của việc nhận chìm vật chất trong bối cảnh không
đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế bằng mọi giá.
Kinh tế, sản nghiệp thậm chí cả chỉ số tăng trưởng của
TP có thể làm được không năm này thì năm sau. Còn nếu
tác động vào môi trường gây ra hậu quả đáng tiếc thì
không gì có thể cứu vãn được, mà theo các chuyên gia là
đến đời con cháu chúng ta cũng không khắc phục được.
Mới đây thôi, TP vừa công bố đề án TP môi trường giai
đoạn 2021-2030 với kinh phí ước tính tới 15.000 tỉ đồng.
Một đề án rất lớn và đầy hoài bão. Vì vậy, TP không thể
tiếc kinh phí để đánh giá một cách tổng thể về tác động đến
biển dù kinh phí cho việc này là rất lớn. Bởi biển chính là
kho báu của TP, khi biết gìn giữ, trân trọng thì biển sẽ trả
lại giá trị xứng đáng cho người dân Đà Nẵng hiện tại và
lâu dài.
Một TP du lịch, TP biển mà không bảo vệ tốt nhất môi
trường biển thì mọi cố gắng phát triển sẽ bị vùi sâu hơn cả
lớp vật chất được nạo vét từ dưới luồng biển lên. Vì vậy, xin
đừng vội vã để rồi nhận chìm cả tương lai!
LÊ PHI
Toàn bộ dải đất ven biển đều
là đất đã có mục đích sử dụng,
đã là dự án, không gian công
cộng. Bây giờ không nhận chìm
thì làm thế nào, mà không nạo
vét thì cũng không thể nói câu
chuyện khai thác và phát triển
cảng được. Chủ trương nhất
quán của Đà Nẵng là phát triển
kinh tế nhưng không vì thế mà
hy sinh môi trường.
Ông
TÔVĂN HÙNG
,
Giám đốc Sở TN&MT TP Đà Nẵng
Đà Nẵng tìm
hướng xử lý
200.000 m
3
vật chất
Các chuyên gia đầu ngành về môi trường
biển cùng hiến kế giúpĐà Nẵng tìmđược
vị trí tốt nhất để xử lý 200.000m
3
chất nạo
vét luồng hàng hải vào cảng Tiên Sa.
nào để có thể đổ chất nạo vét nên
mới chọn vị trí nhận chìm trên biển.
Theo ông Hùng, mọi người tham
gia hội thảo đều bày tỏ lo lắng trước
việc nhận chìm vật chất là điều hoàn
toàn hợp lý. Ai cũng yêu Đà Nẵng,
cảm thấy có gì đó ảnh hưởng đếnmôi
trường của Đà Nẵng đều sẽ lo lắng.
“Hiện nay ở Đà Nẵng tôi khẳng
định là không ai dám tham mưu gì
không đúng. Ngoài quy định pháp
luật, chúng tôi thường xuyên tham
khảo ý kiến các chuyên gia. Ý kiến
nào có cơ sở khoa học, chúng tôi
đều tiếp thu. Bộ TN&MT duyệt báo
cáo đánh giá tác động môi trường
của dự án nhưng Sở TN&MTTPĐà
Nẵng là đơn vị giám sát. Thời gian
tới, chúng tôi sẽ đề xuất chủ trương
phê duyệt luôn các vị trí nhận chìm
chứ không chờ từng dự án rồi mới
làm” - ông Hùng cho hay.•
TẤNVIỆT
C
hiều 20-4, Sở TN&MT TP Đà
Nẵng chủ trì hội thảo khoa học
về giải pháp xử lý hiệu quả
chất nạo vét từ hoạt động duy tu,
xây dựng các tuyến luồng hàng hải,
cảng tại Đà Nẵng. Hội thảo được
tổ chức ngay sau loạt bài của báo
Pháp Luật TP.HCM
xoay quanh đề
xuất của Cục Hàng hải Việt Nam
(Bộ GTVT) kiến nghị nhận chìm
200.000 m
3
vật chất trên biển Đà
Nẵng.
Rạn san hô có bị hủy diệt?
Tại hội thảo, PGS-TS Vũ Thanh
Ca, giảng viên cao cấp - Trường
ĐH TN&MT Hà Nội, cho hay theo
báo cáo của Tổ chức Hàng hải quốc
tế năm 2016 thì khoảng 80%-90%
chất được cấp phép nhận chìm ở
biển là chất nạo vét.
Theo ông Ca, vị trí dự kiến nhận
chìm ở vùng biển mở, sóng và
dòng chảy mạnh. Vị trí này khá
xa bờ và có độ sâu khá lớn. Khu
vực này được dự báo là có hệ sinh
thái đáy mềm với đa dạng sinh học
không cao. Các quá trình động lực
rất mạnh xung quanh bán đảo Sơn
Trà sẽ làm cho nước đục từ chất
nạo vét nhưng sẽ ảnh hưởng không
đáng kể tới hệ sinh thái san hô, cỏ
biển xung quanh bán đảo Sơn Trà.
Sổ tay
Xinđừngnhận chìmcả tương lai!
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook