131-2021 - page 9

9
Tiêu điểm
Các tuyến ưu tiên đầu tư
còn lại theo dự thảo
đến năm 2030
Hoàn thànhxâydựng tuyếnYênViên
- Phả Lại - Hạ Long - cảng Cái Lân (xây
dựngmới đoạn Lim- Phả Lại; nâng cấp,
cải tạo đoạn Yên Viên - Lim, đoạn Phả
Lại - Hạ Long). Xây dựng đường sắt nối
cảngLạchHuyện,ĐìnhVũvớiđườngsắt
Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân.
mới do Viện KH&CN Phương Nam
đề xuất mới.
“Tuy nhiên, qua xem xét tài liệu
cung cấp bởi đơn vị nghiên cứu đề
xuất, tư vấn thấy rằng phương án điều
chỉnh tuyến như đề xuất chưa có đủ
cơ sở kỹ thuật, không tạo ra sự khác
biệt lớn về mặt mạng lưới tuyến (so
với phương án duyệt)” - văn bản báo
cáo ý kiến, tiếp thu giải trình của Cục
Đường sắt Việt Nam nêu.
Vì vậy, theo Cục Đường sắt Việt
Nam, hướng tuyếncũđượcgiữnguyên
và trong trường hợp cần thiết, hướng
tuyến chi tiết sẽ được nghiên cứu
điều chỉnh trong quy hoạch chi tiết
có tính chất kỹ thuật chuyên ngành
theo Luật Quy hoạch.
Cần đổi mới phương thức
quản lý
Nói về sự cần thiết của ba tuyến
đường sắt bắt đầu từ TP.HCM, TS
PhạmVănHùng, PhóPhânviện trưởng
Phân việnKhoa học công nghệGTVT
phía Nam, cho biết quan trọng đầu
tiên là tuyến TP.HCM - Nha Trang,
vì có tuyến này mới phát triển kinh
tế ở tầm cao từ khu vực TP.HCM
đến Nha Trang.
“Tuyến về Cần Thơ là giải phóng
năng lực và phát triển kinh tế của cả
miền Tây, đây là vựa lúa cho cả đất
nước nên phải phát triển giao thông,
không bỏ được. Riêng tuyến Thủ
Thiêm - Long Thành thì theo tôi,
chưa cần ngay vì lo cho nhiều tuyến
quan trọng khác kết nối sân bay này
trước” - ông Hùng phân tích.
Nói thêm về dự thảo quy hoạch
mạng lưới đường sắt, ông Hùng cho
rằng cần thiết nghiên cứu thêm tuyến
đường sắt vận chuyển vật tư, máy
móc, sản phẩm xuất nhập khẩu cho
khu công nghiệp Bình Dương, khu
công nghiệp TP.HCM để không kẹt
xe khi giao thông đô thị đã quá tải
lại phải gánh thêm lượng xe tải, xe
container…
Trao đổi với PV, TS - kiến trúc sư
Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội
Quy hoạch và phát triển đô thị Việt
Nam, cho rằng chúng ta đang rất cần
quy hoạch mạng lưới đường sắt vì
quy hoạch mạng lưới giao thông hiện
nay thì đường bộ đang quá tải, mà
KIÊNCƯỜNG
T
heo dự thảoQuy hoạchmạng lưới
đường sắt thời kỳ 2021-2030,
tầm nhìn đến năm 2050 được
Cục Đường sắt Việt Nam trình Bộ
GTVT sẽ có chín tuyến đường sắt
được ưu tiên đầu tư, trong đó có ba
tuyến bắt đầu từ TP.HCM.
Ưu tiên đầu tư giai đoạn
2021-2030
Trong đó sẽ có chín tuyến đường
sắt mới được đề xuất ưu tiên đầu tư
giai đoạn 2021-2030 và ưu tiên hàng
đầu là tuyến đường sắt tốc độ cao
Bắc - Nam, xây dựng trước hai đoạn
Hà Nội - Vinh, Nha Trang - TP.HCM
(dự kiến đoạn Nha Trang - TP.HCM
có tổng chiều dài 370 km). Tổng nhu
cầu vốn của dự án cho giai đoạn này
là 112.325 tỉ đồng.
Tiếp đó, trong 10 năm tới sẽ đầu
tư xây dựng hai tuyến đường sắt liên
vùng, kết nối từ TP.HCM. Tuyến
thứ nhất là tuyến đường sắt nhẹ Thủ
Thiêm (khu đô thị Thủ Thiêm), TP
Thủ Đức - Long Thành (sân bay
Long Thành, tỉnh Đồng Nai), đương
đôi, khô 1.435 mm, dài khoang 38
km. Tuyến thứ hai là tuyên đương
săt TP.HCM - Cân Thơ, đương đôi,
khô 1.435 mm, điên khí hóa, dài
khoang 174 km.
Riêng về tuyến đường sắt TP.HCM
- Cần Thơ, ngày 3-6, Cục Đường
sắt Việt Nam đã có giải trình liên
quan đến đề xuất của Viện KH&CN
Phương Nam về việc điều chỉnh
hướng tuyến, bổ sung chín ga đô thị
vệ tinh của dự án tuyến đường sắt
tốc độ cao TP.HCM - Cần Thơ. Viện
KH&CN Phương Nam cũng đưa ra
tổng mức đầu tư lên đến 10 tỉ USD
cho tuyến này, chiều dài toàn tuyến
cũng rút ngắn (từ hơn 174 km còn
gần 170 km).
Theo Cục Đường sắt Việt Nam,
trong quá trình nghiên cứu, đơn vị tư
vấn đã phối hợp với Viện KH&CN
Phương Nam rà soát và xem xét
hướng tuyến. Hướng tuyến xem xét
là giữa phương án tuyến được đề
xuất theo quy hoạch đã được duyệt
trước đây và phương án hướng tuyến
Ba tuyến đường sắt được ưu tiên đầu tư bắt đầu từ TP.HCM. Đồ họa: HỒTRANG
Ưu tiên làm 3 tuyến đường sắt
từ TP.HCM
Ba tuyến đường sắt bắt đầu từ TP.HCMgồmđường sắt tốc độ cao TP.HCM - Nha Trang, đường sắt nhẹ
ThủThiêm - LongThành và đường sắt TP.HCM - CầnThơ.
đầu tư đường bộ thì chi phí rất lớn.
Đường sắt thì có sẵn rồi nên rất cần
quy hoạch để cải tạo, chỉnh trang và
cả nâng tốc độ đường sắt lên. Đồng
thời tạo nên cuộc “cách mạng” mới
về đường sắt, như khổ đường sắt
chẳng hạn. “Chúng ta cần đầu tư,
còn đầu tư như thế nào, thời điểm
nào thì cần phải cân đối nguồn vốn,
vì hiện nay đường sắt là lĩnh vực có
nguồn thu chưa tốt, từ đó đặt ra cho
Cục Đường sắt Việt Nam là nên ưu
tiên đầu tư đoạn nào trước” - ông
Nghiêm nói.
Ngoài ra, theo ông Nghiêm, bên
cạnh quy hoạch mạng lưới giao
thông đường sắt thì quan trọng nhất
là điều chỉnh lại điều hành đường
sắt hiện nay.
“Điều hành đường sắt hiện nay đã
lâu đời, có những cái truyền thống
nhưng cũng có những cái chưa thật
sự thích hợp với cuộc “cách mạng”
mới nên vừa cải thiện mạng lưới
vừa cải tạo chỉnh trang nhưng phải
gắn với đổi mới phương thức quản
lý, phương thức vận hành. Đây là
vấn đề cần quan tâm” - ông Nghiêm
thẳng thắn.•
Hải Phòng sẽ cưỡng chế 159 công trình trái phép trên đất quốc phòng
Trong 10 năm tới sẽ đầu
tư xây dựng hai tuyến
đường sắt liên vùng, kết
nối từ TP.HCM.
UBND quận Hải An (TP Hải Phòng) vừa cho biết lực
lượng chức năng của quận sẽ thực hiện cưỡng chế giải tỏa
159 công trình xây dựng trái phép trên khu đất quốc phòng
9,2 ha tại phường Thành Tô.
Theo đó, quận Hải An sẽ tổ chức lực lượng, phương tiện phá
dỡ công trình, vật kiến trúc, di chuyển tài sản, vật nuôi (nếu có)
ra khỏi diện tích đất vi phạm, buộc khôi phục lại tình trạng của
đất trước khi vi phạm, buộc trả lại diện tích đã bị chiếm.
UBND quận Hải An cho biết tại khu đất 9,2 ha này có
159 trường hợp vi phạm. Trong đó có 93 công trình cơ quan
chức năng xác định được người vi phạm, 66 công trình
không xác định được người vi phạm.
Sáng 21-6, lực lượng chức năng sẽ tiếp tục gặp gỡ, vận
động người vi phạm phải cưỡng chế chấp hành quyết định
áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, tự giác tháo dỡ công
trình, vật kiến trúc, di chuyển tài sản, vật nuôi trên đất vi
phạm, trả lại diện tích đang chiếm giữ. Sau đó, 7 giờ sáng
21-6, lực lượng chức năng mới bắt đầu thực hiện cưỡng
chế.
Lực lượng chức năng đã lên các phương án đảm bảo
an ninh trật tự, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, thiết lập
hồ sơ xử lý nghiêm những người có hành vi chống
người thi hành công vụ hoặc hủy hoại tài sản. Khi thực
hiện cưỡng chế, lực lượng chức năng sẽ bắt buộc tất cả
người không liên quan, kể cả những người bị cưỡng chế
ra khỏi khu vực cưỡng chế.
Khu đất 9,2 ha này nằm trong khu đất tổng diện tích 14,2
ha tại khu Đồng Xá (phường Thành Tô) có nguồn gốc đất
quốc phòng. Từ năm 2009, nguyên lãnh đạo Sư đoàn 363
(Quân chủng Phòng không - Không quân) cùng lãnh đạo
phường Thành Tô đã cho san lấp, phân lô bán nền trái phép
trên diện tích 5 ha. Năm 2014, Tổng công ty 319 tiếp nhận
khu đất 5 ha đã bị phân lô bán nền cùng 9,2 ha đất đầm
bên cạnh để triển khai dự án đô thị. Tuy nhiên, sau khi khu
đất 9,2 ha được san lấp, tại đây đã diễn ra tình trạng mua
bán, xây dựng công trình trái phép.
ĐỖ HOÀNG
Trước đó, trong văn bản góp ý dự thảo hồi cuối tháng
5, UBNDTP.HCMcũng góp ý về kế hoạch đầu tư thì ngoài
các tuyến đường sắt dự kiến đầu tư giai đoạn 2021-2030,
nên xem xét ưu tiên đầu tư một số dự án cấp bách khác.
Cụ thể như đầu tư tuyến ChơnThành - Biên Hòa thuộc
tuyến đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh hay đầu tư xây dựng
hoàn chỉnh ga Bình Triệu.
UBND TP cũng lưu ý hiện nay mạng lưới hạ tầng giao
thông vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung và
TP.HCM nói riêng chưa được đầu tư hoàn chỉnh, thiếu
đồng bộ…Do đó, UBND TP kiến nghị trong quá trình rà
soát, lập kế hoạch đầu tư hạ tầng giao thông cần xem
xét việc đóng góp ngân sách các tỉnh, khu vực và hiện
trạng giao thông để có kế hoạch đầu tư phù hợp, thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế đảm
bảo kết hợphài hòa giữa lợi ích của các vùng, địa phương.
Đề nghị xem xét ưu tiên đầu tư một số dự án cấp bách khác
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook