131-2021 - page 16

16
ĐĂNGKHOA
T
ổng thống Mỹ Joe Biden
đang có chuyến công du
châu Âu và theo lịch
trình thì hôm nay (14-6) ông
sẽ dự hội nghị thượng đỉnh
khối Hiệp ước an ninh Bắc
Đại Tây Dương (NATO) và
thượng đỉnh Mỹ - Liên minh
châuÂu (EU) tại Brussels (Bỉ).
Đây là hội nghị thượng đỉnh
EU - Mỹ đầu tiên ông Biden
tham gia kể từ năm 2014 và
thượng đỉnh NATO đầu tiên
kể từ năm 2018.
Ông Biden cần gì
ở NATO và EU?
Trongmột bài viết trên hãng
tin
Bloomberg
, ông James
Stavridis, Đô đốc hải quân
Mỹ về hưu và là cựu Tư lệnh
tối cao NATO, là trưởng khoa
danh dự tại Trường Luật và
Ngoại giao thuộc ĐH Tufts
(Mỹ), nhận định chuyện ông
Biden chọn châu Âu là điểm
công du nước ngoài đầu tiên
hoàn toàn hợp lý. Ông Biden
sẽ cố làm suôn sẻ lại quan hệ
với châu Âu vốn gập ghềnh
từ thời người tiền nhiệm
Donald Trump.
Tuần rồi, Thư kýNhàTrắng
Jen Psaki cho biết ông Biden
sẽ nhân các cuộc thượng
đỉnh lần này “củng cố an
ninh xuyên Đại Tây Dương
trước những thách thức từ
Nga và Trung Quốc (TQ)”,
cũng như “điều chỉnh NATO
để giải quyết các mối đe dọa
như tấn công mạng và biến
đổi khí hậu”. Ông Stavridis
cũng cho rằng ông Biden sẽ
bàn với các lãnh đạo NATO
xem có thể hợp tác cùng nhau
Dương. Chuyện kéo châu
Âu gia nhập nhóm “Bộ tứ”
(Úc, Ấn Độ, Nhật, Mỹ) cũng
có ý nghĩa. Còn về mặt kinh
tế, yếu tố quan trọng là tăng
mức độ hợp tác giữa Mỹ và
châu Âu về thương mại và
công nghệ.
Tuy nhiên, thực tế có phần
phức tạp hơn. Theo báo
South
China Morning Post
, hầu hết
các lãnh đạo châu Âu đều đã
mong ông Biden chiến thắng
trong cuộc bầu cử năm ngoái
ở Mỹ nhưng hơn bốn tháng
tổng thống qua của ông đã
khiến các lãnh đạo này có
phần thất vọng và lo lắng.
Dù chủ trương “Nước Mỹ trở
lại” nhưng ông Biden vẫn giữ
một số chính sách gây tranh
cãi của ông Trump.
Chính phủ ông Biden vẫn
chưa dỡ các khoản thuế quan
áp lên nhôm và thép châu
Âu, chưa bỏ lệnh cấm bay
với EU. Chưa kể việc Mỹ
bất ngờ muốn bỏ bằng sáng
chế vaccine ngừa COVID-19
cũng đặt châu Âu vào tình
huống khó xử. Một trở ngại
nữa trong quan hệ giữa Mỹ
và châu Âu là bất đồng quanh
dự án đường ống dẫn khí
Nord Stream 2 kéo từ Nga
sang Đức.
Tuần trước, Cố vấn an ninh
quốc gia Mỹ Jake Sullivan
cho biết khi họp với NATO,
ông Biden sẽ đề cập chuyện
chia sẻ chi phí liên minh, góp
tiền cho các chiến dịch và các
cuộc tập trận của khối. Thư
ký Nhà Trắng Psaki cũng nói
ông Biden sẽ nỗ lực “đảmbảo
sự chia sẻ trách nhiệm công
bằnghơngiữa cácđồngminh”.
Chưa biết quan hệ giữa Mỹ
với NATO và EU tới đây sẽ
thế nào khi ngày 11-6, chỉ vài
ngày trướckhi họp thượngđỉnh
với ông Biden, Tổng thư ký
NATO Stoltenberg lên tiếng
rằng khối này sẵn sàng hợp
tác với Nga và chờ Moscow
trả lời về việc NATO đề xuất
họp Hội đồng Nga - NATO,
theo hãng tin
Sputnik
.•
Quốc tế -
ThứHai14-6-2021
như thế nào để đối phó với
Nga và TQ.
Nga và TQ được xem là
những đối thủ hàng đầu trong
chiến lược an ninh của Mỹ.
Và bất lợi hơn cho Mỹ là
hai nước này đang dần xích
lại gần nhau. Từ Sáng kiến
Vành đai - Con đường của
TQ, ông Stavridis cảnh báo
rằng nước này sẽ nỗ lực thiết
lập trật tự thế giới bất lợi cho
Mỹ và châu Âu.
Trong bối cảnh này, Mỹ
sẽ phải cần một mạng lưới
đồng minh, đối tác và bạn bè
vững chắc để giúp cân bằng
ảnh hưởng của Nga và TQ.
Có thể nói so với Nga và TQ,
Mỹ có hệ thống đồng minh,
đối tác sôi nổi và có năng lực
hơn trên khắp thế giới. Tuy
nhiên, nếu đánh giá về tính
hiệu quả thì Mỹ chỉ có thể tìm
thấy ở châu Âu sự hợp nhất
của các giá trị, kinh tế, khả
năng quân sự và công nghệ
trên quy mô cần thiết để đối
phó đe dọa từ Nga và TQ.
Châu Âu còn
nhiều băn khoăn
Vậy để củng cố quan hệ
với châu Âu, ông Biden sẽ
phải làm thế nào? Theo ông
Stavridis, điều quan trọng
trước tiên là ông Biden phải
đầu tư quan hệ với các lãnh
đạo NATO và EU, cụ thể là
với Chủ tịch Ủy ban châu Âu
Ursula von der Leyen, Tổng
thưkýNATOJensStoltenberg.
May mắn là điều này không
khó với ông Biden - vốn có
hàng chục năm kinh nghiệm
về đối ngoại.
Để kéo châu Âu về phía
mình đối phó TQ thì Mỹ sẽ
phải tính đến cả các yếu tố
quân sự - ngoại giao và kinh
tế. Về quân sự và ngoại giao,
tốt nhất nên tăng cường hợp
tác trong các chiến dịch, chủ
trương chung, chẳng hạn
như cùng đẩy lùi các tuyên
bố chủ quyền lãnh thổ của
TQ ở Biển Đông, theo ông
Stavridis. Trước mắt, Pháp
và Đức đã cam kết thực hiện
tuần tra tự do hàng hải trong
khu vực với sự hợp tác của
Mỹ. Tháng trước, một nhóm
tác chiến tàu sân bay củaAnh
đã tiến hành tuần tra trên
biển tới Đông Á qua Ấn Độ
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg
(ngồi, phải)
đến thămMỹ và gặp Tổng thốngMỹ Joe Biden (ngồi,
trái) tại Nhà Trắng ngày 7-6. Ảnh: NATO
Làn sóng phản đối các viện Khổng Tử của Trung Quốc
(TQ) đang lan mạnh từ Tây sang Đông. Tại Hàn Quốc và
Nhật, nhiều chính trị gia và nhà hoạt động xã hội kêu gọi
điều tra hoặc đóng cửa các cơ sở này, theo báo
South China
Morning Post
. Hàn Quốc có 22 Viện Khổng tử TQ, nhiều
hơn bất kỳ nước nào. Một nhóm hoạt động cánh hữu cáo
buộc các cơ sở này là “công cụ tẩy não” của TQ. Đầu tháng
6, ông Han Min-ho, cựu quan chức Bộ Văn hóa Hàn Quốc,
dẫn đầu nhóm người biểu tình trước Đại sứ quán TQ ở Seoul
phản đối sự hiện diện của các viện Khổng Tử TQ. Nghị sĩ
Chung Kyung-hee thuộc đảng đối lập Sức mạnh nhân dân
kêu gọi điều tra toàn diện hoạt động của các cơ sở này.
Bộ Giáo dục Nhật xác nhận sẽ điều tra toàn bộ 14 Viện
Khổng Tử TQ ở nước này với cáo buộc các cơ sở này
được sử dụng để tuyên truyền và thu thập thông tin tình
báo. Các trường đại học (ĐH) có các viện Khổng Tử TQ
phải cung cấp chi tiết thông tin hoạt động của các cơ sở
này, bao gồm cả mảng nghiên cứu học thuật và nguồn tiền
hoạt động. Tại một cuộc họp Quốc hội tháng trước, Bộ
trưởng Giáo dục Nhật Koichi Haguida có nhắc đến “lo
ngại ngày càng tăng ở nước đồng minh Mỹ, cũng như ở
các nước châu Âu” về các viện Khổng Tử TQ.
Số phận các viện Khổng Tử TQ đã gặp khó ở Mỹ, nhiều
nước châu Âu, Úc. Năm ngoái, Bộ Ngoại giao Mỹ liệt
các viện Khổng Tử TQ ở nước mình là “phái bộ nước
ngoài” thuộc chính phủ TQ. Bộ Ngoại giao Mỹ mô tả các
viện Khổng Tử TQ như “một thực thể thúc đẩy chiến dịch
tuyên truyền toàn cầu của Bắc Kinh và gây ảnh hưởng xấu
lên các trường học Mỹ”. Tính đến thời điểm tháng 4, Mỹ
còn 47 cơ sở hoạt động so với hơn 100 cơ sở lúc trước.
Tại Úc, tháng trước, chính phủ liên bang yêu cầu các
trường ĐH có Viện Khổng Tử TQ đến ngày 10-6 phải
trình hợp đồng để kiểm tra. Tại châu Âu, các trường ĐH ở
Thụy Điển, Đức, Bỉ đã cắt quan hệ hoặc đóng cửa toàn bộ
Viện Khổng Tử TQ.
TQ hiện có hơn 500 Viện Khổng Tử ở 160 nước và lãnh
thổ, kể từ khi mở cơ sở đầu tiên ở Seoul (Hàn Quốc) năm
2004. Các viện Khổng Tử TQ tồn tại dưới hình thức là
các đối tác giáo dục giữa các trường ĐH, cao đẳng TQ với
các trường ĐH, cao đẳng nước ngoài để dạy tiếng Hoa
và phổ biến văn hóa TQ. Tuy nhiên, ngày càng xuất hiện
nhiều cáo buộc rằng các cơ sở này được TQ sử dụng cho
các chiến dịch tuyên truyền, thậm chí để hoạt động gián
điệp. Trong bài viết đăng trên tạp chí
Heritage
thuộc Viện
nghiên cứu chính sách Heritage Foundation ngày 27-5,
TS-sử gia Mỹ Lee Edwards ví Viện Khổng Tử TQ như
“con ngựa thành Troy”.
THIÊN ÂN
Châu Âu không phải là ưu tiên
của ông Biden?
Trang tin
Politico
chỉ ra một số quyết định của ông Biden
trong chọn lựa nhân sự và chính sách cho thấy châu Âu
không phải là ưu tiên của ông. Ông Biden lập một số vị trí
quyền lực “điều phối viên” chính sách an ninh của Mỹ phụ
trách các khu vực trên toàn cầu, trực thuộcHội đồngAnninh
quốc gia. Hai nhân vật năng lực và nhiều kinh nghiệm Kurt
Campbell và Brett McGurk lần lượt được chọn phụ trách hai
khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và Trung Đông.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, chưa hề có vị trí này cho khu
vực châu Âu.
Điều này phản ánh thực tế rằngTrungĐông có nhiều vấn
đề Mỹ cần lưu ý với châu Âu, trong khi đó các đối tác châu
Á của Mỹ - Nhật, Hàn Quốc, Úc, Ấn Độ - có tầm quan trọng
trong việc đối phó TQ hơn các nước châu Âu ở xa. Đến thời
điểmnày, chỉ mới có hai lãnh đạo nước ngoài đếnNhàTrắng
gặp ông Biden là thủ tướng Nhật và tổng thống Hàn Quốc.
“NướcMỹtrởlại”làchủtrương
của Tổng thống Joe Biden, đối
lập với chủ trương “Nước Mỹ
trên hết”của người tiền nhiệm
Donald Trump.
Tiêu điểm
Châu Âu có đủ điều
kiện đáp ứng nhu
cầu của Mỹ có được
một đối trọng đáng
tin cậy trong đối
phó với TQ.
Học cách viết thư pháp chữHán tại một Viện Khổng Tử
ở Brussels (Bỉ). Ảnh: TÂNHOA XÃ
Làm hòa với NATO và EU,
nhiệm vụ không dễ với ông Biden
Vẫn chưa thể biết chắc liệu ông Biden có sửa chữa được quan hệ củaMỹ với NATO và EUhay không,
khi ông vẫn giữmột số chính sách gây tranh cãi của ông Trump với châu Âu.
Viện Khổng Tử Trung Quốc và nỗi lo “con ngựa thành Troy” ở các nước
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook