7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy6-8-2022
Họ đã nói
Vụ việc tôi nghĩ là đơngiảnnhưng tòa
sơ thẩmkéo dài quá lâu gây nhiều thiệt
thòi cho gia đình tôi. Tôi thật sự rất sốc
với bản án của tòa sơ thẩm. Trong bảy
năm qua, đất của chúng tôi bị chiếm
dụng để kinh doanh thu lợi, gây thiệt
hại cho chúng tôi nhưngbảnán sơ thẩm
lại buộc tôi mua lại phần công trình trái
phép nữa là quá vô lý.
Thật tốt khi cấp phúc thẩm đã xem
xét toàn diện vụ án, tuyên một bản án
phù hợp với quy định pháp luật, đảm
bảoquyền lợi chínhđáng của chúng tôi.
Ông
ĐỖ KHẮC VŨ
hồ sơ lại thể hiện tên ông. Bà T cũng
thừa nhận lúc đo đạc chỉ có ba hộ ký
giáp ranh, còn việc vì sao hồ sơ lại
thể hiện tên vợ chồng ông Vũ ký giáp
ranh thì bà không biết.
Tháng 10-2021, TAND quận Bình
Thủy xử sơ thẩm đã xác định: Theo
các sổ hồng đã cấp và bản đồ địa
chính, đất của bà T giáp ranh với thửa
đất của ông Tĩnh. Ông Tĩnh là người
xây dựng nhà trước nhưng diện tích
đất ông Tĩnh đang sử dụng lại là thửa
đất của bà T. Do đó, khi xây dựng bà
T lấy từ vị trí giáp ranh nhà của ông
Tĩnh để xây dựng vào nên đã lấn hết
thửa đất của ông Vũ. Việc ông Vũ
khởi kiện là có cơ sở.
Tuy nhiên, cấp sơ thẩm cho rằng vợ
chồng ông Vũ có lỗi trong việc quản
lý, sử dụng đất, không ngăn chặn kịp
thời việc xây dựng không đúng vị trí
đất của bị đơn là bà T.
Do đó, HĐXX sơ thẩm tuyên vợ
chồng ông Vũ có nghĩa vụ thanh toán
lại 1/2 giá trị khu nhà trọ xây dựng trên
đất cho bà T là hơn 500 triệu đồng;
bà T trả lại phần quyền sử dụng đất
cho vợ chồng ông Vũ.
Cho rằng bản án sơ thẩm tuyên
không phù hợp nên ông Vũ có đơn
kháng cáo.
Sửa án sơ thẩm
Chiều 3-8, TAND TP Cần Thơ đưa
vụ án ra xét xử phúc thẩm đã tuyên
chấp nhận kháng cáo của ông Vũ, sửa
một phần bản án sơ thẩm.
Cụ thể, cấp phúc thẩm nhận định
việc bị đơn xây dựng công trình
trên đất thuộc quyền sử dụng của
nguyên đơn, không được sự đồng
ý của nguyên đơn là trái luật. Bản
án sơ thẩm tuyên giao tài sản trên
đất cho nguyên đơn và buộc nguyên
đơn hoàn lại giá trị tài sản là trái với
quyền tự do định đoạt tài sản của
nguyên đơn.
Căn cứ Điều 166 Luật Đất đai và
Điều 166 (quyền đòi lại tài sản) Bộ
luật Dân sự thì yêu cầu khởi kiện của
nguyên đơn là có cơ sở.
Do đó, tòa tuyên sửa bản án sơ thẩm,
buộc bị đơn phải tháo dỡ, di dời toàn
bộ vật kiến trúc, vật dụng và tài sản
khác, trả lại quyền sử dụng đất cho
nguyên đơn.•
HẢI DƯƠNG
T
heo hồ sơ, năm 2004 vợ chồng
ông Đỗ Khắc Vũ (ngụ quận Ninh
Kiều, TP Cần Thơ) nhận chuyển
nhượng 101,5 m
2
đất tọa lạc tại khu
vực Bình Nhựt, phường Long Hòa,
quận Bình Thủy, TP Cần Thơ từ bà
Nguyễn Thị Lưu Nhân.
Vị trí đất được cắmmốc ranh giới rõ
ràng và vợ chồng ông Vũ cũng được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất (sổ hồng) thửa số 579, tờ bản đồ
số 18, loại đất ở tại đô thị.
Bị tòa bắt lỗi
không quản lý đất tốt
Do không ở gần và bận việc nên
vợ chồng ông Vũ không thường
xuyên đến thăm đất. Đến tháng
5-2015, ông Vũ đến thăm đất thì
phát hiện bà PTNT và ông TPQT
đã tự ý xây dựng nhiều phòng trọ
trên đất của ông.
Ông Vũ yêu cầu bà T tháo dỡ phần
xây dựng trái phép, trả lại nguyên trạng
ban đầu nhưng bà T không đồng ý.
Vì vậy, vợ chồng ông Vũ khởi kiện
yêu cầu tháo dỡ công trình, trả lại đất
đã bị chiếm.
Trong khi đó, bà T cho rằng năm
2013, bà mua của ông bà Lý Trang
Vũ - Võ Thị Ngọc Thúy 201,7 m
2
đất
và được UBND quận cấp sổ hồng.
Ngày 20-6-2014, bà đượcUBNDquận
Bình Thủy cấp phép xây dựng. Thời
điểm bà mua, đất đó là khu đất trống
giáp ranh với đất của ông Tĩnh và bà
Lan. Việc bà nhận chuyển nhượng và
xây dựng là đúng trình tự, quy định
pháp luật nên không đồng ý với yêu
cầu của ông Vũ.
Tuy nhiên, ông Vũ cho biết khi bà
T thực hiện thủ tục cấp sổ thì ông
không có ký giáp ranh nhưng trong
Một nửa ngôi nhà được xây hoàn toàn trên phần đất của ôngĐỗ Khắc Vũ. Ảnh: HD
Bị chiếm đất,
tòa còn buộc mua lại
nhà xây trái phép
Đất bị hộ giáp ranh chiếmdụng suốt sáu nămnhưng chủ đất bị
tòa sơ thẩmbuộc phải mua lại căn nhà xây dựng trái phép trên đất.
TAND TP Cần Thơ
đưa vụ án ra xét xử
phúc thẩm đã tuyên
chấp nhận kháng cáo
của ông Vũ, sửa một
phần bản án sơ thẩm.
Tiếp tụchủyánvụbắt, giữ
người trongquáncàphê
Ngày 5-8, TAND TP.HCM mở lại phiên xử phúc thẩm
lần ba vụ bắt, giữ người trái pháp luật để đòi nợ trong
quán cà phê ở quận Tân Bình. HĐXX quyết định hủy án
sơ thẩm để điều tra, xét xử lại theo thủ tục chung.
Trước đó vào tháng 6, phiên tòa được mở nhưng đến
phần nghị án, HĐXX thông báo hoãn. Phiên tòa phúc
thẩm mở do bị cáo Phan Văn Hùng (sinh năm 1960, ngụ
Cần Thơ) kháng cáo kêu oan và VKSND quận Tân Bình
kháng nghị, đề nghị tòa phúc thẩm sửa án theo hướng
không miễn trách nhiệm hình sự mà phạt tù các bị cáo.
HĐXX nhận định tội các bị cáo phạm không gây thiệt hại
về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản
của người khác mà xâm phạm đến sự tự do của con người.
Nhưng án sơ thẩm lại áp dụng việc các bị cáo phạm tội ít
nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, bị hại không yêu
cầu bồi thường, tự nguyện hòa giải để miễn trách nhiệm
hình sự là không phù hợp, không đúng pháp luật.
Tuy nhiên, nếu chấp nhận kháng nghị là vi phạm nguyên
tắc xét xử hai cấp, bất lợi cho các bị cáo. Ngoài ra, bản án sơ
thẩm có kiến nghị điều tra làm rõ dấu hiệu đồng phạm, tránh
lọt người phạm tội. Vì vậy, HĐXX quyết định hủy án về mặt
tố tụng nên không xem xét nội dung kháng cáo của bị cáo.
Vụ án xuất phát từ việc khoảng năm 2008-2009, ông Lê
Văn Minh ký hợp đồng khai thác cát với Phan Văn Hùng
và Bùi Xuân Hùng (cùng là bị cáo của vụ án - PV). Hai
bị cáo đưa trước cho ông Minh 450 triệu đồng. Do không
thực hiện được hợp đồng, ông Minh trả lại cho hai bị cáo
100 triệu đồng. Số tiền còn lại, do làm ăn thua lỗ, ông
Minh chưa trả được.
Ngày 12 và 13-7-2014, Lê Anh Kiệt (không xác định lai
lịch) gọi điện thoại thông báo cho Phan Văn Hùng với nội
dung ông Minh vừa trúng hợp đồng 1,2 tỉ đồng, sẽ có tiền
trả nợ.
Bản án sơ thẩm trước đó nhận định: Thông qua Kiệt, bị
cáo Tân, Kỳ quen và nghe lời của Phan Văn Hùng chạy
xe máy theo bị hại Minh. Tân ép sát xe để cho Kỳ nhảy
lên xe của ông Minh, buộc bị hại vào quán cà phê. Kỳ có
lời nói đe dọa “một lát sẽ có người đến nói chuyện, ông
không được la, nếu la sẽ còng tay” là uy hiếp tinh thần,
hạn chế quyền tự do, làm cho bị hại hoàn toàn mất quyền
tự chủ và lệ thuộc vào các bị cáo.
Tại quán cà phê, bốn bị cáo cùng các đối tượng Thái
“còi”, Thái “salem” (đều chưa rõ lai lịch) đã dùng đông
người áp đảo về mặt tinh thần, có lời lẽ đe dọa. Bị cáo Bùi
Xuân Hùng không thừa nhận chỉ đạo Thái đánh đập, châm
tàn thuốc, tạt nước vào mặt ông Minh. Nhưng giống các
bị cáo Tân và Kỳ, các đối tượng Thái “còi”, Thái “salem”
là người quen và do bị cáo Bùi Xuân Hùng gọi đến quán
cà phê.
Bị hại Minh cũng không quen biết các đối tượng này thì
Thái “còi” và Thái “salem” không có động cơ, mục đích
gì khi phải đánh ông Minh như vậy. Hình ảnh camera ghi
nhận các đối tượng này còn có hành vi đứng lên đạp vào
ngực ông Minh, làm bị hại hoàn toàn tê liệt về mặt ý chí,
tinh thần bấn loạn nhằm mục đích đòi được tiền. Bị cáo
Kỳ và Phan Văn Hùng chứng kiến sự việc các đối tượng
này đánh ông Minh nhưng không làm gì cả. Ông Minh
bị giữ từ 9 giờ đến hơn 16 giờ, bị hạn chế sự tự do hoạt
động, tự do dịch chuyển với ý chí bị tê liệt, tinh thần mệt
mỏi vì những hành vi trên của các bị cáo.
TAND quận Tân Bình cho rằng hành vi của các bị cáo
thực hiện ngày 16-7-2014. Tuy nhiên, thời điểm xét xử sơ
thẩm thì Quốc hội đã thông qua BLHS năm 2015 (sửa đổi,
bổ sung năm 2017) nên áp dụng khoản 3 Điều 29 BLHS,
tuyên miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo Kỳ về hành vi
bắt, giữ người trái pháp luật và ba bị cáo còn lại về hành
vi giữ người trái pháp luật.
HOÀNG YẾN
Bị cáo Phan VănHùng kháng cáo kêu oan. Ảnh: HOÀNGYẾN