177-2022 - page 8

8
Đô thị -
ThứBảy6-8-2022
Lắp camera giám sát việc bỏ rác cồng kềnh
không đúng quy định
Nhằm khắc phục tình trạng chất thải rắn cồng kềnh thải bỏ không đúng
nơi quy định, UBNDTP.HCM đã chỉ đạo UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức
phối hợp cùng các đơn vị cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải
rắn cồng kềnh trên địa bàn thực hiện tuyên truyền, thông tin rộng rãi về
dịch vụ thu gom rác cồng kềnh đến các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức…
trên địa bàn.
TP giao các địa phương tổ chức lắp đặt camera giám sát tại các vị trí
thường xuyên phát sinh chất thải rắn cồng kềnh thải bỏ không đúng nơi
quy định. Cạnh đó, tăng cường kiểm tra, xử phạt vi phạmđối với các trường
hợp địa phương đã có công bố dịch vụ thu gommà người dân không tuân
thủ và bỏ rác cồng kềnh không đúng nơi quy định, gây ô nhiễmmôi trường.
phí nào cả. Cũng có trường hợp khi
không thỏa thuận được giá với đơn
vị thu gom, vận chuyển, người dân
đã tự ý mang rác thải cồng kềnh vứt
trên vỉa hè hoặc bãi đất trống nào đó.
Ông PhạmVăn Khanh, Giám đốc
Hợp tác xã Môi trường quận 5, chia
sẻ: Theo quy định thì người dân
khi bỏ rác thải cồng kềnh phải thỏa
thuận với người thu gom một mức
phí nhất định để được vận chuyển,
xử lý. Tuy nhiên, một số người cho
là giá quá cao, một số người lại cho
rằng đó là trách nhiệm của người
thu gom nên không trả thêm bất cứ
chi phí nào.
“Không ít trường hợp người dân
mang giường, tủ hay nệm cũ để trước
nhà và yêu cầu lực lượng thu gom
rác vận chuyển đi mà không trả thêm
phần chi phí nào. Khi thỏa thuận giá
thì một số người lại phản ứng rất gay
gắt. Thậm chí, có trường hợp người
dân thuê những người buôn bán phế
liệu chở rác cồng kềnh đi nhưng
những người này thấy bãi đất trống
nào rồi đổ xuống, gây mất vệ sinh
môi trường” - ông Khanh chia sẻ.
Hướng dẫn và cung cấp
thông tin cho người dân
Liên quan đến việc tiếp nhận rác
thải cồng kềnh, các địa phương đã
có hướng dẫn và cung cấp thông tin
khi người dân có nhu cầu.
TheoUBNDquậnTânPhú,TP.HCM:
Người dân có thể chuyển giao hoặc
chuyển rác thải cồng kềnh đến địa
điểm tiếp nhận cho Công ty TNHH
MTV Môi trường đô thị TP.HCM
(Citenco) để thu gom, vận chuyển
và xử lý theo quy định. Cụ thể, địa
điểm tiếp nhận rác thải cồng kềnh
nằm ở số 1 Tống Văn Trân, phường
7, quận 11.
Ông Nguyễn Hoàng Hùng, Phó
Chủ tịch UBND phường Tân Thới
Nhất, quận 12, cho biết: Phường đã
tuyên truyền, vận động người dân đổ
rác đúng nơi quy định, hướng dẫn
người dân cách chuyển giao rác thải
cồng kềnh. Phường cũng thực hiện
nhiều chương trình tuyên truyền
người dân có ý thức hơn trong việc
bảo vệ môi trường.
“Cạnh đó, người dân có thể liên
hệ trực tiếp trưởng văn phòng các
khu phố hoặc UBND phường để
được tiếp nhận. Phường có tổ chức
chương trình khi chuyển giao rác thải
cồng kềnh, người dân sẽ nhận được
một phần quà là một chai thủy tinh
NGUYỄNCHÂU
N
hững loại rác thải cồng kềnh
như ghế nệm cũ, giường cũ,
sofa…xuất hiện nhiều tại một
số tuyến đường, bãi đất trống trên
địa bàn TP.HCM. Điều này gây ô
nhiễm, mất mỹ quan đô thị, ảnh
hưởng đến môi trường sống của
người dân khu vực.
Nhiều người đổ rác
cồng kềnh sai quy định
Về hướng xử lý các loại rác thải
cồng kềnh, tại Quyết định 09/2021
của UBND TP.HCM nêu: Cá nhân,
hộ gia đình, chủ nguồn thải có thể tự
vận chuyển. Nếu không có khả năng
vận chuyển thì có thể thỏa thuận với
chủ thu gom, vận chuyển rác thải để
lực lượng này tiếp nhận. Nơi tiếp nhận
là điểm hẹn, trạm trung chuyển rác
hoặc điểm tiếp nhận rác cồng kềnh
do chủ thu gom, vận chuyển rác sinh
hoạt phối hợp với UBND cấp huyện
xác định và công bố.
Trường hợp rác thải rắn cồng kềnh
sau khi tháo rã, giảm thể tích có thể
chứa trong thùng 660 lít thì có thể
thu gom ra điểmhẹn. Các trường hợp
khác như rác cồng kềnh có thể được
tháo rã và giảm thể tích trước hoặc
sau khi chuyển đến trạm trung chuyển
hoặc điểm tập kết do chủ thu gom,
vận chuyển phối hợp với UBND cấp
huyện xác định và công bố.
Cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn
thải phải trả giá dịch vụ tháo rã, thu
gom rác cồng kềnh từ nơi phát sinh
vận chuyển đến nơi tiếp nhận theo
giá tự thỏa thuận với đơn vị cung
ứng dịch vụ.
TP có quy định về việc tự thỏa
thuận giá với đơn vị cung ứng khi
muốn xử lý rác cồng kềnh. Tuy
nhiên, nhiều người cho rằng việc
thu gom loại rác này là trách nhiệm
chung của người thu gommà không
cần người dân phải trả bất cứ khoản
Ngườidânvứtbỏrácthảicồngkềnhngaytrênvỉahè.Ảnh:NGUYỆTNHI
Bỏ rác cồng kềnh: Người dân
có chịu thêm phí?
Theo quy định, người dânmuốn bỏ các loại rác thải cồng kềnh thì phải trả thêmphí dịch vụ thu gom,
vận chuyển và tự thỏa thuận giá với đơn vị cung ứng dịch vụ này.
đựng nước, khẩu trang hoặc thùng
rác. Chương trình diễn ra từ ngày 22
đến 27-8” - ông Hùng nói.
Đại diện Citenco cho biết: Nhằm
nâng cao hiệu quả công tác thu gom,
xử lý, tái chế chất thải rắn cồng kềnh,
công ty đã cung cấp dịch vụ trọn
gói (từ thu gom, vận chuyển, trung
chuyển đến xử lý) cho người dân khi
có nhu cầu. Công ty bảo đảm loại rác
này được xử lý đúng quy trình, phát
huy hiệu quả nền kinh tế tuần hoàn.
Sau khi tiếp nhận, rác thải cồng
kềnh được trung chuyển về các trạm
của công ty để công nhân phân loại
thành các sản phẩm tái chế như gỗ,
kim loại, cao su…Mục đích là nhằm
giảm tối đa việc phát thải ra môi
trường và tận dụng triệt để giá trị
nguồn tài nguyên từ chất thải. Người
dân có thể liên hệ với Citenco qua số
điện thoại: (028) 38 208 666 - (028)
38 206 550 hoặc email: citenco@
citenco.com.vn.•
Nhiều lýdokhiến sânbayTânSơnNhất dễ bị ùn tắc
Sau khi tiếp nhận, rác
thải cồng kềnh được
trung chuyển về các trạm
của công ty để công nhân
phân loại thành các sản
phẩm tái chế như gỗ, kim
loại, cao su…
Sở GTVT TP.HCM vừa báo cáo UBND TP.HCM tình
hình tổ chức giao thông vận tải tại Cảng hàng không quốc
tế (HKQT) Tân Sơn Nhất. Theo đó, sở đã chỉ ra hàng loạt
bất cập, tồn tại cần khắc phục để hạn chế tình trạng ùn tắc
giao thông tại sân bay này.
Cụ thể, hiện mỗi ngày sân bay Tân Sơn Nhất đang phục
vụ khoảng 120.000 lượt hành khách đi/đến, tương ứng với
hơn 40 triệu lượt hành khách/năm. Tuy nhiên, sân bay này
chỉ tổ chức một cổng vào cho hành khách đến/đi, do đó tập
trung lượng lớn người và xe lưu thông trên đường Trường
Sơn.
Ngoài ra, một số tuyến đường khu vực xung quanh sân
bay Tân Sơn Nhất chưa được đầu tư xây dựng theo đúng
quy hoạch, trong khi lưu lượng xe qua đây rất lớn.
Tại ga quốc nội hiện bố trí bốn làn đưa đón khách. Làn
A dành riêng đưa khách đi, làn B và C dành riêng cho xe
cá nhân, cơ quan và đơn vị không kinh doanh vận tải đón
khách, kết hợp bố trí chỗ đậu xe buýt; làn D và D1 trong tòa
nhà TCP dành riêng cho xe kinh doanh vận tải đón khách.
Do đó, dù khách đi/đến tấp nập nhưng sân bay Tân Sơn
Nhất không có bãi đỗ xe dành cho phương tiện vận tải hành
khách công cộng như xe buýt, taxi. Việc tổ chức xe buýt
vào đón trả khách tại ga quốc nội còn hạn chế.
Về hoạt động đón khách tại ga quốc nội, khâu tổ chức
các làn đón trả khách chưa phù hợp, chưa tạo điều kiện cho
taxi, xe hợp đồng ứng dụng công nghệ và xe buýt được đón
trả khách tại vị trí thuận lợi.
Cùng đó, taxi, xe hợp đồng cung ứng dụng công nghệ
đón khách tại làn D bên trong tòa nhà TCP dẫn đến tập
trung đông khách, gây mất trật tự. Đáng lưu ý, lực lượng
Thanh tra Sở GTVT không có thẩm quyền kiểm tra và xử lý
tại khu vực này.
Tình trạng thiếu taxi, xe hợp đồng điện tử trong thời gian
cao điểm khi các chuyến bay cùng hạ cánh tại sân bay Tân
Sơn Nhất diễn ra phổ biến. Nguyên nhân là do thiếu chỗ
đậu taxi tại bãi lót, việc huy động xe từ điểm đậu xe hoặc
bên ngoài vào sân bay mất nhiều thời gian.
Theo báo cáo của các đơn vị vận tải, taxi đang hoạt động
do TP quản lý hiện chỉ đạt khoảng 4.500 xe so với 8.500 xe
thời điểm trước dịch bệnh; xe hợp đồng điện tử dưới chín
chỗ hiện chỉ đạt khoảng 23.000 xe so với khoảng 45.000 xe
thời điểm trước dịch bệnh.
PHONG ĐIỀN
SởGTVTTP.HCMchỉracácnguyênnhânkhiếnsânbayTânSơnNhất
ùntắctrongthờigianqua.Ảnh:PĐ
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook