183-2022 - page 13

13
Trước việc nhiều địa phương chậm chi
hỗ trợ người lao động (NLĐ) tiền thuê nhà,
sáng 12-8, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào
Ngọc Dung tiếp tục họp trực tuyến với các
địa phương. Tại đây, ông cho biết Thủ tướng
đang rất sốt ruột trước tiến độ giải ngân nên
yêu cầu các tỉnh đứng lên giải trình.
Những địa phương có tỉ lệ giải ngân thấp
như Hải Phòng, Bắc Ninh, Bình Dương,
TP.HCM… lần lượt được Bộ trưởng Đào
Ngọc Dung gọi tên. Hầu hết các địa phương
đều thừa nhận việc chậm chi hỗ trợ do cấp
huyện thận trọng, chờ ngân sách về; người
sử dụng lao động sợ bị thanh tra, kiểm tra,
liên đới trách nhiệm...
Ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐ-
TB&XH TP.HCM, cho biết hiện địa phương
có hơn 1 triệu NLĐ đề nghị được hưởng hỗ
trợ tiền thuê nhà, với số tiền 1.700 tỉ đồng,
tuy nhiên đến nay mới giải ngân được 139 tỉ
đồng (khoảng 7,83%), chậm so với kế hoạch.
Nghe vậy, ông Đào Ngọc Dung khẳng
định TP.HCM chiếm số tiền giải ngân
bằng 1/3 của cả nước. Nếu Đồng Nai, Bình
Dương, TP.HCM giải ngân xong, xem như
cơ bản hoàn thành gói hỗ trợ này. Vì đây là
những địa phương có số lượng NLĐ và tiền
hỗ trợ cao nhất.
Dẫn chứng gói hỗ trợ người dân gặp khó
khăn do dịch COVID-19, ông Dung cho rằng
thời điểm đó khó khăn như vậy TP.HCM
vẫn làm được, giờ dễ hơn nhiều nhưng vẫn
không xong.
“Trưa nay tôi sẽ điện cho anh Phan Văn
Mãi (Chủ tịch UBND TP.HCM) vì TP.HCM
chậm trong thời gian qua là do “đẻ” thêm
nhiều thủ tục. Chẳng hạn như yêu cầu xác
nhận giấy phép kinh doanh của doanh
nghiệp, giấy đăng ký tạm trú… Sau hôm nay,
Bộ LĐ-TB&XH sẽ có văn bản gửi riêng cho
TP.HCM về việc này” - ông Dung nói.
Một số tỉnh như Trà Vinh, Kiên Giang,
Long An… đều hứa với Bộ trưởng sẽ hoàn
thành việc thẩm định, phê duyệt hồ sơ và chi
tiền hỗ trợ NLĐ trước hoặc sớm hơn quy
định đề ra là ngày 30-8.
Kể câu chuyện doanh nghiệp phản ánh đã
nộp hồ sơ hơn một tháng nhưng NLĐ chưa
nhận được tiền, ông Dung yêu cầu ngay khi
tiếp nhận hồ sơ thì trong vòng hai ngày phải
thẩm định và phê duyệt, sau đó tối đa hai
ngày phải chi tiền hỗ trợ, không được chậm
hơn.
Ông cũng yêu cầu các địa phương chậm
nhất đến ngày 30-8 phải chi tiền hỗ trợ, tỉnh
có số lượng hỗ trợ ít phải hoàn thành xong
ngày 25-8. Tỉnh nào hôm nay hứa phải thực
hiện, bộ sẽ “mổ” băng ghi âm cuộc họp để
theo dõi.
“Cạnh đó, tuần sau Bộ LĐ-TB&XH sẽ tổ
chức một số đoàn đi kiểm tra tiến độ triển
khai gói hỗ trợ tại TP.HCM, Đồng Nai, Bình
Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Long An,
Hải Phòng, Quảng Ninh… để đôn đốc, xử
lý” - ông Dung cho hay.
VIẾT LONG
để có một hệ thống nắm thật
chắc nguồn lực của ngành
về GV và cơ sở vật chất gắn
với thông tin dân số ở từng
địa bàn để toàn ngành, toàn
địa phương chủ động. “Khi
Bình Dương nói thiếu GV,
Bộ GD&ĐT đề nghị tỉnh báo
cáo. Tuy nhiên, những số liệu
đó nếu được cập nhật tốt và
có bộ phận phân tích thì bộ
có thể chủ động nắm được,
không cần tỉnh báo cáo” - ông
Đam nói.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ
GD&ĐT làm sao phải biết
từng địa bàn có bao nhiêu
trường, lớp, GV, rồi kết hợp
với dữ liệu về dân cư sẽ biết
chỗ nào thiếu, thừa GV và
đưa ra kế hoach.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
Nguyễn Kim Sơn cho biết
sẽ tiếp thu đầy đủ ý kiến chỉ
đạo của Phó Thủ tướng và sẽ
cùng ngành cụ thể hóa những
chỉ đạo này thành các nhiệm
vụ cụ thể để triển khai trong
năm học tới và những năm
tiếp theo.
Bộ GD&ĐT xác định việc
hoàn thiện thể chế, cơ chế,
chính sách là khâu đột phá, là
việc ưu tiên trước hết. Trong
đó triển khai rà soát các quy
định theo hướng đẩy mạnh
phân cấp, tháo gỡ khó khăn,
vướng mắc, chồng chéo, ban
hành thêm cơ chế, chính sách
nhằmmở đường, tạo điều kiện
cho tự chủ và đổimới sáng tạo.
Bên cạnh đó, phát triển đội
ngũ GV, đặc biệt là GVmầm
non, phổ thông và lực lượng
nghiên cứu khoa học của
các trường đại học là yếu tố
mang tính quyết định. Bộ sẽ
tăng cường tự chủ trong giáo
dục, tăng cường dân chủ trong
môi trường học đường, tăng
cường yếu tố văn hóa trong
môi trường học đường và thu
hút các nguồn lực cho giáo
dục là những giải pháp cần
đẩymạnh trong thời gian tới.•
cho rằng cần thông cảm cho
ngành GD&ĐT bởi ngay cả
bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng
không thể có thẩm quyền
quyết định một số điều kiện
đảm bảo cho giáo dục như
lương, biên chế, trường lớp.
Theo PhóThủ tướng, xã hội
luônquan tâmđếngiáodục, đó
là điều may mắn nhưng cũng
là áp lực. Giáo dục hay bất cứ
ngành nghề nào khác muốn
thay đổi hay cải cách phải
gắn với điều kiện phát triển
kinh tế. Tuy nhiên, hiện kinh
tế của chúng ta vẫn ở ngưỡng
trung bình thấp nhưng nhiều
người mong muốn đến mức
gần như đòi hỏi giáo dục phải
như các nước phát triển nhất.
Muốn giải quyết tình trạng
thừa, thiếu GV, theo Phó Thủ
tướng, Bộ GD&ĐT cần phải
chuyểnbiếnnhanh.BộGD&ĐT
cũng phải ứng dụng công nghệ
NGUYỄNQUYÊN-PHI HÙNG
S
áng 12-8, Bộ GD&ĐT
tổ chức Hội nghị tổng
kết năm học 2021-2022,
triển khai nhiệm vụ năm học
2022-2023 theo hình thức
trực tiếp và trực tuyến với
64 điểm cầu trên cả nước.
Nhiều địa phương
kêu thiếu giáo viên
Phát biểu tại hội nghị, ông
Nguyễn Văn Hiếu, Giám
đốc Sở GD&ĐT TP.HCM,
cho biết có một số quy định
chưa phù hợp với thực tiễn,
do đó khi áp dụng có nhiều
bất cập. Hiện nay vẫn chưa
có định biên và chế độ, chính
sách phù hợp, thu hút đối với
giáo viên (GV) ngoại ngữ, tin
học... dẫn tới chưa đủ để đáp
ứng nhu cầu của TP.HCM.
Trong khi lực lượng này có
vai trò đặc biệt quan trọng
trong nhà trường, trong việc
thực hiện Chương trình giáo
dục phổ thông 2018 và đáp
ứng yêu cầu phát triển của
ngành giáo dục.
Tại BìnhDương, bàNguyễn
Thị Nhật Hằng, Giám đốc Sở
GD&ĐT, cho biết năm học
2022-2023 toàn tỉnh thiếu
hơn 3.000 GV. Bên cạnh đó,
số lượng GV nghỉ việc cũng
đáng báo động. Cụ thể, theo
thống kê từ tháng 1 đến tháng
4-2022, tỉnh có 527 GV nghỉ
việc. Lý do chủ yếu là đồng
lươngquá thấpkhiếnhọkhông
thể trang trải cho cuộc sống.
Nămhọcnày triểnkhai chương
trình lớp 10 mới nhưng hiện
nay tỉnh vẫn còn thiếu GV ở
các môn tự chọn như công
nghệ, tin học, mỹ thuật, ngành
giáo dục cần quan tâm. Tỉnh
đang trong quá trình tuyển
dụng viên chức, song song
đó ký hợp đồng lao động với
GV, nhân viên chuyên môn
để không thiếu GV.
Bà Hằng cũng kiến nghị ở
những khu vực có đông khu
công nghiệp, sĩ số lớp đông
cần có chính sách đặc thù để
công nhận trường đạt chuẩn
quốc gia.
Tại NghệAn, ông Bùi Đình
Long, PhóChủ tịchUBNDtỉnh
Nghệ An, cho biết năm học
2021-2022 tỉnh tuyển bổ sung
được 2.800GV. Tuy nhiên, với
nhucầukhoảng8.000GV, năm
học 2022-2023 toàn tỉnh còn
thiếu khoảng 6.000 GV. Do
đó, ông Long đề xuất Chính
phủ, Bộ GD&ĐT và các bộ,
ngành có liên quan có chính
sách đảm bảo về số lượng,
chất lượng đội ngũ GV; đầu
tư cơ sở vật chất, trang thiết
bị dạy học theo chuẩn mới,
đáp ứng Chương trình giáo
dục phổ thông 2018.
Đây cũng là tình trạng mà
tỉnhThanhHóa đang gặp phải.
Nămhọcmới chỉ còn chưa đầy
một tháng nữa nhưng hiện nay
tỉnh còn thiếu hơn 10.000GV.
Do đó, tỉnh đề nghị BộNội vụ,
Bộ GD&ĐT phối hợp với các
ngành liên quan, giao đủ biên
chế cho các cơ sở giáo dục,
nhất là khi số lượng học sinh
tăng, số lớp tăng.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
không quyết định
được biên chế, lương
Thamdự hội nghị, PhóThủ
tướng Vũ Đức Đam bày tỏ
sự chia sẻ với kiến nghị của
các địa phương về việc tuyển
GV. Dù vậy, ông Đam cũng
Phó Thủ tướng VũĐức Đamtrao đổi cùng các đại biểu dự hội nghị trực tiếp
tại Trung tâmHội nghị Quốc gia. Ảnh: PHI HÙNG
12 nhiệm vụ cho năm học 2022-2023
Hoàn thiện thể chế tăng cường phân cấp, phân quyền;
chủ động phòng chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai,
dịch bệnh; tăng cường công tác chính trị đối với nhà giáo
và học sinh, sinh viên; nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội
ngũ GV; thu hút các nguồn lực đầu tư giáo dục; thực hiện
hiệu quả chương trình giáo dục mầm non, phổ thông; xây
dựng quy hoạch mạng lưới, đẩy mạnh tự chủ đại học; đẩy
mạnh chuyển đổi số; hội nhập quốc tế; tăng cường công
tác thanh tra, xử lý; tăng cường công tác truyền thông; đẩy
mạnh thi đua toàn ngành.
“Khi Bình Dương
nói thiếu GV, Bộ
GD&ĐT đề nghị
tỉnh báo cáo. Tuy
nhiên, những số
liệu đó nếu được
cập nhật tốt và có bộ
phận phân tích thì
bộ có thể chủ động
nắm được, không
cần tỉnh báo cáo.”
PhóThủ tướng
VũĐứcĐam
Đời sống xã hội -
ThứBảy13-8-2022
Nóng chuyện thiếu giáo viên
trước thềm năm học mới
Thiếu giáo viên, quá tải trường lớp, đề xuất bổ sung nhân lực, có cơ chế đặc thù về trường chuẩn quốc gia...
là những nội dung được các địa phương đề cập tại hội nghị triển khai nhiệmvụ nămhọc 2022-2023.
BộLĐ-TB&XHlậpđoànkiểmtraviệc chihỗ trợ tiềnthuênhà
Người lao độngmong sớmnhận tiền hỗ trợ
thuênhàđểvượtquakhókhăn,ổnđịnhcuộcsống.
Ảnh: P.ĐIỀN
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook