7
Sáng 12-8, TAND tỉnh Phú Yên tuyên án tử hình đối
với bị cáo Đoàn Minh Hải (34 tuổi, ngụ phường Hòa Hiệp
Trung, thị xã Đông Hòa, Phú Yên) về tội giết người.
Bản án sơ thẩm xác định Hải và chị Nguyễn Thị Dương
(28 tuổi, ngụ cùng địa phương) chung sống như vợ chồng
nhưng không đăng ký kết hôn và có với nhau con chung là
cháu NĐTV (ba tuổi). Tháng 9-2020, TAND thị xã Đông
Hòa không công nhận Hải và chị Dương là vợ chồng,
đồng thời giao cháu V cho chị Dương nuôi dưỡng.
Sau đó, Hải nhiều lần đến nhà chị Dương thăm con
nhưng bị gia đình vợ cũ ngăn cản, không cho gặp cháu
V. Từ đó, giữa Hải và gia đình chị Dương xảy ra mâu
thuẫn. Hải nảy sinh ý định sát hại cả gia đình chị Dương
để trả thù.
Trưa 28-5, Hải đến nhà, dùng búa, dao tấn công chị
Nguyễn Thị Dương, ông Nguyễn Cu (60 tuổi, cha chị
Dương) và bà Lê Thị Liền (58 tuổi, mẹ chị Dương) khiến
cả ba người tử vong.
Gây án xong, Hải ẵm con gái mình về nhà giao cho cha
của Hải. Sau đó, Hải quay lại nhà ông Cu hai lần để chờ,
sát hại em trai của chị Dương nhưng không thấy anh này
về. Hải bỏ trốn vào TP.HCM đến ngày 29-5 thì bị công an
bắt giữ.
Trong suốt quá trình diễn ra phiên tòa, bị cáo Hải liên
tục quay tìm, đòi giết em trai của vợ cũ. HĐXX hỏi câu
gì, bị cáo cũng lớn tiếng trả lời bằng câu: “Tui phải giết
nó!”. Hải khai lý do gây án là những người này ngăn cản
gặp con gái và hay coi thường mình…
Đại diện VKS cho rằng hành vi của bị cáo là vô cùng
tàn ác. Bị cáo dùng búa, dao chuẩn bị trước, gây ra hàng
chục vết thương trên cơ thể ba người mà mình từng gọi là
vợ, cha mẹ vợ. Tiếp đó, bị cáo chuẩn bị hung khí, quyết
sát hại em trai của vợ cũ.
Hành vi của bị cáo hết sức côn đồ và quyết tâm phạm
tội đến cùng. Trong suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử,
bị cáo không hề tỏ ra ân hận, ngược lại còn tiếp tục đòi
giết em trai của vợ cũ ngay tại phiên tòa. Từ đó, đại diện
VKS đề nghị tòa tuyên án tử hình đối với bị cáo Hải.
HĐXX hỏi bị cáo có tranh luận gì không, bị cáo này
vẫn tiếp tục đòi giết em trai của vợ cũ chứ không tranh
luận gì. “Có tử hình 10 lần, tui cũng phải giết nó!” - bị
cáo này nói. Khi chủ tọa bảo Hải nói lời sau cùng, bị
cáo này tiếp tục nói: “Tui muốn giết chết nó!”. Sau khi
xem xét, HĐXX quyết định tuyên phạt bị cáo mức án
tử hình như trên.
TẤN LỘC
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy13-8-2022
Bị cáoĐoànMinhHải nghe tòa tuyên án. Ảnh: TẤN LỘC
Bác bỏ việc nhận tiền
HĐXX dành nhiều thời gian để hỏi bị cáo Phùng Anh Lê về mối quan
hệ với ông Phùng Văn Bảy - người nhận tiền từ người nhà của Nguyễn
Hữu Tài rồi đưa cho ông Lê. Bị cáo Lê cho rằng ông Bảy không nhờ mình
giúp đỡ cho đối tượng nào bị tạm giữ, bị cáo cũng không chỉ đạo thả ai
tên Nguyễn Hữu Tài.
Thấy vậy, chủ tọa dẫn lại lời khai của ông Bảy về việc có nhờ bị cáo Lê
xem xét cho trường hợp của Tài thì được thông báo chuẩn bị 110 triệu
đồng để bồi thường, sau đó ông Bảy cầm tiền vào phòng làm việc đưa
cho bị cáo Lê...
Ngay lập tức, bị cáo khẳng định không có chuyện đó. Bị cáo không
biết sự việc của Tài, không thỏa thuận, không nhận tiền từ ông Bảy, tất
cả là do ông Bảy “dựng lên”... Bị cáo đề nghị HĐXX đình chỉ xét xử vụ án
nhận hối lộ, trả tự do cho mình.
ông Trung không đồng ý thả người
vì không có quyết định, ông Ngọc
gọi điện thoại cho ông Lê, mở loa
ngoài để ông Lê chỉ đạo ông Trung
thả người.
Tiếp đó, ông Trung gọi điện thoại
báo cáo với một phó trưởng công
an quận và đội trưởng Đội Cảnh
sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư
pháp thì được nói rằng “sếp đã chỉ
đạo thế thì phải thực hiện”, “quận
này của sếp cả”. Hậu quả, Tài được
thả khỏi nhà tạm giữ dù không có
quyết định hủy bỏ quyết định tạm
giữ theo quy định.
Khai thêm về vấn đề này, bị
cáo Ngọc cho hay khoảng 23 giờ
cùng ngày, Ngọc có mang hồ sơ
của Tài lên phòng làm việc gặp
ông Lê. Tại đây, ông Lê mắng,
nói việc tạm giữ Tài là không có
căn cứ. Ngược lại, ông Ngọc nhận
định Tài có dấu hiệu hoạt động tín
dụng đen, hành vi vi phạm có dấu
hiệu bắt giữ người trái phép, cộng
thêm việc Tài ra đầu thú nên căn
cứ tạm giữ là rất chắc.
Tuy nhiên, ông Lê không chấp
nhận, yêu cầu ông Ngọc xuống nhà
tạm giữ để nhận bàn giao Tài. Ông
Ngọc nêu quan điểm rằng muốn
thả người thì phải có quyết định
của người có thẩm quyền, ông
Lê nói sẽ làm việc với phía nhà
tạm giữ...
Phủ nhận lời khai
của cấp dưới
Quá trình xét xử, bị cáo Lê được
đưa vào phòng cách ly trong khoảng
thời gian xét hỏi các bị cáo còn lại.
Khi được trở lại phòng xử, cựu đại
tá nhiều lần phủ nhận cáo trạng
cũng như lời khai của những người
liên quan.
HĐXX hỏi ông Lê vào ngày
22-9-2016, ai là người trực chỉ
huy tại Công an quận Tây Hồ, bị
cáo có mặt ở cơ quan không. Ông
Lê nói do thời gian lâu quá nên
không nhớ.
HĐXX tiếp tục hỏi bị cáo có được
báo cáo về việc tạmgiữNguyễnHữu
Tài hay không. Ông Lê khẳng định
không được báo cáo, chỉ nhớ hôm
đó công an quận có ra một quyết
định tạm giữ nhưng với người tên
Lợi chứ không phải Tài.
HĐXX nhắc lại lời khai của ba
bị cáo Châu, Ngọc, Trung và một
số người liên quan. Những người
này khai ngày 22-9-2016, Công an
quận Tây Hồ có tạm giữ đối với
Tài nhưng sau đó ông Lê đã chỉ
đạo thả người.
Được hỏi ý kiến, cựu trưởng Công
an quận Tây Hồ lập tức nói: “Không
có chuyện đó”. “Nếu không có, tại
sao tất cả họ lại khai như vậy?” -
chủ tọa truy vấn.
Đáp lời, ông Lê cho rằng trong
số trên có hai người mâu thuẫn với
mình, bao gồm bị cáo Trung và một
phó trưởng Công an quận Tây Hồ.
Còn những người khác khai như vậy
là do họ đều có trách nhiệm trong
vụ án, nếu đổ trách nhiệm chủ mưu
cho bị cáo thì đương nhiên trách
nhiệm của họ sẽ thấp đi.
Bị cáo còn nói việc “đổ tội” có
sự chỉ đạo, thống nhất. Bởi khi ở
TUYẾNPHAN
N
gày 12-8, TAND TP Hà Nội
xử sơ thẩm vụ tha trái pháp
luật người bị bắt, người đang
bị tạm giữ, tạm giam, người đang
chấp hành án phạt tù và nhận hối
lộ xảy ra tại Công an quận Tây Hồ,
TP Hà Nội.
Bị cáo PhùngAnh Lê (cựu trưởng
Công an quận Tây Hồ) bị truy tố
về tội nhận hối lộ. Ba bị cáo còn
lại gồm Nguyễn Đức Châu (cựu
đội trưởng cảnh sát hình sự), Vũ
Công Ngọc (cựu đội phó cảnh sát
hình sự) và Lê Đình Trung (cựu
đội phó cảnh sát thi hành án hình
sự và hỗ trợ tư pháp) cùng bị truy
tố về tội tha trái pháp luật người
đang bị tạm giữ.
Nhận hối lộ để thả người
trái pháp luật
Theo cáo buộc, ngày 22-9-2016,
Nguyễn Hữu Tài (trú tại Hà Nội) bị
Công an quận Tây Hồ tạm giữ hình
sự để điều tra vụ việc có dấu hiệu
bắt giữ người trái phép. Người nhà
của Tài thông qua các mối quan hệ,
đưa 110 triệu đồng cho bị cáo Lê
để nhờ giúp đỡ.
Nhận tiền, bị cáo Lê chỉ đạo cấp
dưới thả Tài ra khỏi nhà tạm giữ
trái pháp luật. Tài được về nhà, vụ
việc vi phạm không bị xử lý theo
quy định. Mãi đến năm 2021, Công
an TP Hà Nội phát hiện, xử lý hình
sự Tài và đồng phạm, đồng thời
chuyển hồ sơ đến Cơ quan điều tra
VKSND Tối cao để phanh phui sai
phạm của các cán bộ tại Công an
quận Tây Hồ.
Tại tòa, bị cáo Trung cho biết
sau khi Tài bị đưa vào nhà tạm giữ,
khoảng 0 giờ 15 ngày 23-9-2016, bị
cáo Ngọc đến gặp và thông báo về
việc ông Lê chỉ đạo thả Tài ra. Do
Bị cáo PhùngAnh Lê tại tòa ngày 12-8. Ảnh: UYÊNTRANG
Cựu đại tá Phùng Anh Lê nói
bị “đổ tội”
Cựu đại tá Phùng Anh Lê phủ nhận nội dung cáo trạng cũng như lời khai của những người liên quan,
cho rằngmình bị “cay cú”, “đổ tội”.
cương vị trưởng Phòng Cảnh sát
kinh tế, bị cáo từng phê bình một
phó giám đốc Công an TP Hà Nội,
vì thế có thể dẫn tới bị “cay cú”.
HĐXX hỏi thêm về cuộc điện
thoại mà ông Lê gọi cho bị cáo
Ngọc để yêu cầu bị cáo Trung thả
Tài. Ông Lê một mực khẳng định
không có chuyện này, đồng thời
nói đã nhiều lần đề nghị cơ quan
điều tra rút list điện thoại để chứng
minh nhưng đến nay chưa được
làm sáng tỏ.
Ngay sau đó, chủ tọa cho hai bị
cáo Ngọc và Trung đứng lên đối
chất. Cả hai đều khẳng định có
cuộc điện thoại mà ông Lê gọi cho
Ngọc để chỉ đạo Trung thả người.
Thấy vậy, ông Lê cho rằng Ngọc
và Trung đều là bị cáo, nếu đổ cho
mình thì trách nhiệm của hai người
sẽ thấp hơn...•
Tòa tuyên tửhìnhkẻ sát hại 3người tronggiađìnhvợ cũ
Theo cáo buộc, bị cáo
Phùng Anh Lê đã nhận
hối lộ 110 triệu đồng,
sau đó chỉ đạo cấp dưới
thả Nguyễn Hữu Tài
ra khỏi nhà tạm giữ
trái pháp luật.