8
Đô thị -
ThứBảy13-8-2022
Tăng hoạt động các tuyến xe buýt có trợ giá
Trung tâm Quản lý giao thông công cộng cho biết trung tâm đang xây
dựng kế hoạch tăng chuyến hoạt động các tuyến xe buýt có trợ giá. Dự
kiến tăng khoảng 200.000-270.000 chuyến từ thời điểm hiện tại đến hết
năm 2022.
Song song đó, tăng cường các biện pháp để nâng cao chất lượng dịch
vụ như thái độ phục vụ của tài xế, tiếp viên; phương tiện, trạm dừng, nhà
chờ xe; tổ chức vận hành.
Giải pháp lâu dài là cấu trúc mạng lưới tuyến xe buýt trên địa bàn TP.
Đồng thời, cần phải sớmđầu tư đổi mới nhómphương tiện này thông qua
tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị đảm nhận khai thác tuyến.
xe buýt bị chậm chuyến, kẹt xe nên
người dùng cũng dần rời bỏ xe buýt.
Thậm chí, đại diện Hợp tác xã số 15
còn cho rằng nếu đơn vị nào dám
khẳng định những tuyến buýt nội
đô chạy không lỗ thì họ sẵn sàng
bàn giao lại tuyến.
Trong khi đó, một số doanh nghiệp
vẫn muốn vận hành xe buýt mà
không cần trợ giá. Ông Đào Viết
Ánh, Tổng giám đốc Công ty CPXe
khách Phương Trang, cho biết công
ty sẵn sàng nhận lại các tuyến xe buýt
nội đô mà không cần trợ giá, cũng
không sợ lỗ. “Công ty có đủ xe, đủ
tiềm lực, nhân lực để tham gia vào
thị trường xe buýt này” - ông Ánh
khẳng định.
Chú trọng phát triển
dịch vụ, cần nhân tố mới
TS Lê ĐỗMười, Viện trưởng Viện
Chiến lược và phát triển GTVT (Bộ
GTVT), nhận định: Để phát triển, bên
cạnh việc nâng cấp hạ tầng bến bãi,
trạm, xe buýt cần phải có cuộc “lột
xác” về chất lượng dịch vụ.
Theo ông Mười, trợ giá chưa đúng
nghĩa là nguyên nhân dẫn đến hệ
thống xe buýt phát triển chậm. Mà
việc đầu tư đổi mới phương tiện
chưa được quan tâm và chất lượng
dịch vụ của xe buýt chưa được nâng
cao mới là nguyên nhân khiến loại
hình này không thu hút hành khách.
“TP cần khuyến khích sự tham
gia của khu vực tư nhân và bảo đảm
cạnh tranh có kiểm soát. Bài học điển
hình là việc đầu tư xe buýt điện của
VinBus được dư luận đồng tình, ủng
hộ” - ông Mười đánh giá.
Theo TS Mười, việc tư nhân đầu
tư là yếu tố quan trọng để kích thích
sự phát triển, tạo lập môi trường cạnh
tranh lành mạnh. Từ đó, cung cấp
các dịch vụ vận tải hành khách công
cộng chất lượng cao, chi phí hợp lý.
Tuy nhiên, sự tham gia của khu
vực tư nhân cũng dễ dẫn tới sự thỏa
hiệp hay kinh doanh tự phát của các
doanh nghiệp, dẫn tới thiệt thòi cho
hành khách. Vì vậy, cần bảo đảm
yếu tố cạnh tranh và sự kiểm soát
của Nhà nước.
Ông Lê Trung Tính, Chủ tịch Hiệp
hội Vận tải ô tô hành kháchTP.HCM,
cho rằng: “Để xe buýt thực sự thu
hút người dân thì cần có cuộc “đại
phẫu” mới có thể thay đổi được”.
Cụ thể, ông Tính cho rằng cần
có những nhân tố mới khi làm đấu
thầu, lựa chọn đơn vị khai thác xe
buýt, kể cả có trợ giá và không trợ
giá. Chúng ta cần đấu thầu cả chất
lượng dịch vụ xe buýt, chỉ cho những
đơn vị tốt, đủ năng lực tham gia đấu
thầu… như vậy chất lượng dịch vụ
xe buýt mới được nâng cao.
“Chất lượng dịch vụ xe buýt phải
đặt lên hàng đầu và nếu đã trợ giá thì
càng phải quan tâm hơn đến vấn đề
ĐÀOTRANG
Đ
ại diện Trung tâmQuản lý giao
thông công cộng TP.HCM
cho biết hiện TP đang có
128 tuyến xe buýt hoạt động, gồm
91 tuyến có trợ giá và 37 tuyến
không trợ giá. Theo đó, mỗi năm
TP.HCM chi ngân sách hơn 1.000
tỉ đồng trợ giá cho loại hình giao
thông này. Tuy nhiên, điều đáng nói
là chất lượng dịch vụ của xe buýt
không được hành khách đánh giá
cao, lượng hành khách đi xe buýt
ngày càng sụt giảm.
Người dân than về
chất lượng xe buýt
Gần đây, chất lượng dịch vụ xe
buýt ở TP.HCM vẫn nhận được sự
quan tâm của người dân. Trong đó,
không ít hành khách đã so sánh giữa
xe buýt truyền thống và xe buýt điện.
“Bao nhiêu năm nay vẫn vậy, xe
buýt cũ kỹ, xộc xệch, chạy nhả khói
đen kịt, nội thất trong xe xuống cấp
trầm trọng, chúng tôi có đi cũng
thấy rất ái ngại. Mới đây, tôi có
tham gia đi xe buýt điện, giá có
cao hơn một chút nhưng chất lượng
khác hẳn” - chị Thúy Diễm (quận
12) cho biết.
“Người dân chúng tôi sẵn sàng
trả giá cao hơn để hưởng dịch vụ
tốt hơn. Vì thế, hệ thống xe buýt
hiện nay cần được cải thiện về chất
lượng dịch vụ. Chưa kể thái độ của
tiếp viên thì thiếu ân cần, không
niềm nở” - anh Xuân Tân (quận Tân
Bình) chia sẻ.
Vì chất lượng và dịch vụ xe buýt
truyền thống không đảm bảo, người
dân dần quay lưng với loại hình giao
thông này. Theo đó, hằng năm các
đơn vị vận hành xe buýt vẫn “than”
lỗ, dù có trợ giá vẫn lỗ.
Đại diện Hợp tác xã số 15
(TP.HCM) khẳng định nếu xe buýt
mà không có trợ giá thì doanh nghiệp
không thể nào sống nổi. Bởi lẽ hiện
nay phương tiện cá nhân phát triển,
CácchuyêngiachorằngchấtlượngphụcvụxebuýtsẽhạnchếphầnnàoxecánhânvàotrungtâmTP.Ảnh:NGUYỆTNHI
Cần có cuộc đại phẫu để phát triển
xe buýt ở TP.HCM
Các chuyên gia cho rằng trong bối cảnh hội nhập ngày nay, xe buýt dù có trợ giá hay không thì cũng cần phải có
sự “lột xác” về chất lượng dịch vụ.
này. Theo đó, muốn có chất lượng
dịch vụ tốt cho xe buýt, đơn vị vận
hành cần cung ứng cái gì người dân
cần, chứ không phải cái gì người ta
có” - ông Tính nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, để xe buýt trở thành
phương tiện yêu thích của người
dân, TP cần trả lời rằng năm năm
nữa diện mạo xe buýt ra sao và lộ
trình cụ thể như thế nào. Đặc biệt,
TP nên chỉ đạo sát các sở, ngành
và cũng cần có một chương trình
cụ thể để HĐND TP thông qua,
với một kế hoạch rõ ràng cho các
doanh nghiệp triển khai. Khi đó,
hệ thống xe buýt mới phát triển và
từng bước hạn chế xe cá nhân vào
trung tâm TP.•
Bà Rịa-Vũng Tàu thông tin các dự án nhà ở thương mại đủ điều kiện mua bán
“Bao nhiêu nămnay vẫn
vậy, xe buýt cũ kỹ, xộc xệch,
chạy nhả khói đen kịt, nội
thất trong xe xuống cấp
trầm trọng, chúng tôi có đi
cũng thấy rất ái ngại.”
Chị
Thúy Diễm
Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa có công văn gửi
các ngành, địa phương trong tỉnh về việc thông tin các dự
án bất động sản (BĐS) đủ điều kiện để thực hiện giao dịch
trên địa bàn tỉnh. Theo Sở Xây dựng, thời gian qua, Bộ Xây
dựng, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo các địa
phương, các ngành triển khai thực hiện một số giải pháp để
tăng cường công tác quản lý nhà nước nhằm minh bạch hóa
thị trường kinh doanh BĐS.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, các trang mạng xã hội
(báo điện tử, Facebook, Zalo…) đã đăng tải thông tin nhiều
dự án BĐS chưa đảm bảo hồ sơ pháp lý, chưa đủ điều kiện
giao dịch nhưng vẫn chào bán, lôi kéo khách hàng nhằm
trục lợi… gây tác động xấu đến sự bình ổn của thị trường.
Tháng 4-2022, Sở Xây dựng đã thành lập đoàn kiểm tra
hoạt động kinh doanh BĐS tại một số dự án trên địa bàn
tỉnh. Qua công tác kiểm tra, sở nhận thấy các chủ đầu tư dự
án cơ bản đã triển khai thực hiện đúng các nội dung theo
quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư.
Tuy nhiên, đối với hoạt động kinh doanh BĐS hình thành
trong tương lai vẫn còn tình trạng chủ đầu tư thực hiện việc
giao dịch mà chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Luật
Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS và các quy định có liên quan.
Căn cứ vào kết quả thẩm định các dự án kinh doanh nhà
ở thương mại đủ điều kiện được giao dịch theo Luật Nhà ở
và Luật Kinh doanh BĐS, Sở Xây dựng thông báo đến các
huyện, thị xã, TP, ngành, cơ quan truyền thông danh sách các
dự án nhà ở thương mại đủ điều kiện đưa vào kinh doanh.
Mục đích để các địa phương, ngành căn cứ chức năng,
nhiệm vụ được giao có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến cho
người dân nắm được thông tin về tính pháp lý của các sản
phẩm BĐS trong giao dịch.
Theo Sở Xây dựng, hiện đơn vị cũng đã đăng tải thông
tin về các dự án đủ điều kiện giao dịch và thực hiện công
khai các giấy phép xây dựng cấp cho các dự án nhà ở
thương mại, dự án khu du lịch nghỉ dưỡng trên cổng thông
tin điện tử của tỉnh.
TRÙNG KHÁNH
SởXâydựngcôngkhaithôngtinvềcácdựánđủđiềukiệnnhằmminh
bạchthịtrườngkinhdoanhbấtđộngsảntạiBàRịa-VũngTàu.Ảnh:TK
Tiêu điểm
Trung tâmQuản lý giao thông công
cộngTP.HCMcho biết trong sáu tháng
đầunăm2022, khối lượng vận tải hành
khách công cộng đạt 148,7 triệu lượt
khách, giảm 2,4% so với cùng kỳ năm
2021 và chỉ đạt 37% so với kế hoạch.