183-2022 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy13-8-2022
quán trở nên tốt hơn. Tuy nhiên,
một số hàng quán thì có ý kiến
ngược lại. Họ cho rằng các video
review tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến
doanh thu.
Khi được hỏi về việc nếuTikToker
đăng tải video có nội dung tiêu cực
về chất lượng đồ ăn tại quán, ông
Phạm Thành Tân, quản lý của quán
Phở Hòa Pasteur (TP.HCM), cho
rằng: “Đó chỉ là ý kiến cá nhân.
Họ nói sao thì chúng tôi cũng chịu
vì mỗi người có một khẩu vị khác
nhau mà, chúng tôi đâu thể đảm
bảo ai ăn cũng đều sẽ thích. Nhưng
chắc chắn những đánh giá đó cũng
sẽ ảnh hưởng đến tên tuổi và thu
nhập của quán”.
Ông Tân cũng nói thêm rằng
không chỉ các TikToker, ai cũng có
thể làm điều tương tự như vậy, nhờ
vào các nền tảng MXH.
Bình luận về vụ việc, ThS - luật
sư (LS) Nguyễn Đức Thắng Ý
(Đoàn LS TP.HCM) cho biết: Theo
hiến pháp, công dân có quyền tự
do ngôn luận, tự do tiếp cận thông
tin. Tuy nhiên, việc thực hiện các
quyền này phải tuân thủ theo quy
định của pháp luật.
Ngoài ra, hiến pháp cũng quy
định quyền công dân không tách
rời nghĩa vụ công dân. Do đó, mọi
người khi thực hiện các quyền của
mình thì cũng phải có nghĩa vụ tôn
trọng quyền của người khác. Cụ
thể, việc thực hiện quyền công dân
không được xâm phạm đến lợi ích
của quốc gia, dân tộc; quyền, lợi ích
hợp pháp của người khác.
Theo ThS-LS Ý, các TikToker,
Facebooker, YouTuber… (gọi tắt
là các reviewer) đi đến các quán
ăn, nhà hàng để chia sẻ những
trải nghiệm của bản thân về sản
phẩm, dịch vụ, thức ăn và đưa
lên MXH.
Nếu việc chia sẻ này là đúng
sự thật, công tâm về các sản
phẩm, dịch vụ, thức ăn mà họ
đã sử dụng thì việc này không vi
phạm pháp luật, thậm chí còn có
thể được đánh giá là đang quảng
bá một sản phẩm, dịch vụ và nó
còn có thể làm tăng giá trị của
một thương hiệu, một nhãn hiệu
hàng hóa, dịch vụ.
Tuy nhiên, nếu các reviewer và
những người dùng sức ảnh hưởng
của mình trên MXH để review các
sản phẩm, dịch vụ, thức ăn không
đúng sự thật, không công tâm, bịa
đặt hoặc lan truyền những điều sai
sự thật… nhằm mục đích làm mất
uy tín các sản phẩm, dịch vụ, thức
ăn; gây hoang mang đến người tiêu
dùng, gây thiệt hại đến các tổ chức,
cá nhân thì đây là hành vi vi phạm
pháp luật.
Có thể khởi kiện nếu
thông tin sai sự thật
Đứng dưới góc độ các chủ nhà
hàng, quán ăn, ThS Trần Kim
Lanh cho biết: Để xây dựng hình
ảnh của một quán ăn, nhà hàng
trở thành một thương hiệu uy tín
để người tiêu dùng biết đến và
lựa chọn là một quá trình lâu dài
và khó khăn, tốn kém nhiều công
sức và chi phí.
Trong khi đó, chỉ cần một clip
review các sản phẩm, dịch vụ, thức
ăn không đúng sự thật có thể xâm
phạm đến danh dự, uy tín của các
nhà hàng, quán ăn và thậm chí ảnh
hưởng lớn đến doanh thu.
“Các chủ cơ sở nhà hàng, quán
ăn có thể khởi kiện các reviewer mà
mình cho rằng đã thông tin sai sự
thật ra tòa án có thẩm quyền để yêu
cầu giải quyết tranh chấp bồi thường
thiệt hại nếu chứng minh được hậu
HOA THI -DƯƠNGHOÀNG
T
hời gian gần đây, những cuộc đối
đầu nảy lửa giữa các TikToker
có tiếng và chủ quán ăn, nhà
hàng đã trở thành tâm điểm trên
mạng xã hội (MXH) với nhiều
quan điểm trái chiều.
Đặc biệt, nhiều người đã đặt ra câu
hỏi về việc pháp luật có cho phép các
TikToker được quyền review khen,
chê các hàng quán hay không. Và
cơ chế nào để bảo vệ những hàng
quán dính review tiêu cực mà họ
cho rằng không đúng sự thật.
Là quyền nhưng phải
thực hiện đúng luật
Liên quan đến việc các TikToker
review hàng quán, một bộ phận
người xem cho rằng những góp ý
từ TikToker sẽ giúp cho các hàng
Review các
hàng quán:
Có thực hiện
đúng luật?
Việc review (đánh giá) các sản phẩm,
dịch vụ, món ăn không chỉ là quyền của
TikToker, YouTuber…mà bất kỳ ai
cũng có thể làm. Tuy nhiên, quyền này
cần được thực hiện đúng luật.
quả do hành vi review thông tin sai
sự thật làm ảnh hưởng đến doanh
thu của hàng quán” - ThS Trần Kim
Lanh nhận định.
Ngoài ra, ThS-LSÝcho biết thêm:
Hành vi cung cấp, chia sẻ thông
tin giả mạo, thông tin sai sự thật,
vu khống, xúc phạm uy tín của tổ
chức, danh dự của cá nhân là hành
vi bị nghiêm cấm và sẽ bị xử phạt
theo điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị
định 15/2020, với số tiền 10-20 triệu
đồng. Ngoài ra, các reviewer còn
bị buộc phải gỡ bỏ thông tin sai
sự thật, nhầm lẫn làm giảm uy tín,
danh dự của các cơ sở kinh doanh.
Nghiêm trọng hơn, hành vi bịa
đặt, lan truyền, cung cấp thông
tin biết rõ là sai sự thật về các sản
phẩm, dịch vụ, thức ăn của các nhà
hàng, quán ăn và cố tình đưa lên
mạng máy tính, mạng viễn thông
nhằm mục đích xâm phạm đến
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân đó thì có thể bị xử
lý hình sự.
Cụ thể, tùy vào lỗi, động cơ,
mục đích và hậu quả của hành vi
nếu reviewer vi phạm mà có thể bị
truy cứu trách nhiệm hình ảnh về
các tội được quy định trong BLHS
năm 2015 như: Tội vu khống (Điều
156), tội đưa hoặc sử dụng trái phép
thông tin mạng máy tính, mạng viễn
thông (Điều 288) hoặc tội lợi dụng
các quyền tự do dân chủ xâm phạm
lợi ích của Nhà nước, quyền lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
(Điều 331)…•
Nhiều nhà hàng cấm TikToker, YouTuber
Trên thế giới, nhiềunhà hàng cũnggặp không ít vấnđề với các reviewer.
Nhiều nơi đã phải có nhữngbiệnphápngăn chặn các“vị khách khó chiều”.
Từ năm 2019, nhiều nhà hàng tại Hàn Quốc và Úc đã cấmYouTuber và
TikToker vì những đòi hỏi vô lý như không gian quay phim hay bữa ăn
miễn phí. Vào năm 2021, chuỗi nhà hàng Nippon Sushi tại Mỹ và Canada
đã treo biển cấm khách quay TikTok khi dùng bữa sau khi nhiều TikToker
đặt điện thoại lên băng chuyền để quay video. Theo nhà hàng, điều này
gây ảnh hưởng đến sự riêng tư của các khách hàng khác.
Gần nhất, tại Việt Nam, một số quán ăn đã đặt bảng không phục vụ
cho nhiều TikToker.
Nếu review sai sự thật, bịa
đặt…với mục đích làm
mất uy tín của quán ăn,
nhà hàng thì đây là hành
vi vi phạmpháp luật.
Người đànôngphải đi tù, bánruộngbồi thườngvì bẫy chuột bằngđiện
Ngày 12-8, TAND TP Cần Thơ xử sơ
thẩm đã tuyên phạt Trần Văn Được (42
tuổi) năm năm tù về tội giết người.
Theo tòa, hành vi dùng điện để bẫy
chuột là hành vi bị cấm theo Luật Điện
lực. Hành vi bị cáo thực hiện dẫn đến hậu
quả chết người nên đủ yếu tố cấu thành tội
giết người theo khoản 2 Điều 123 BLHS.
Tuy nhiên, bị cáo đã khắc phục cho gia
đình bị hại 200 triệu đồng, được gia đình
bị hại làm đơn bãi nại, xin giảm nhẹ hình
phạt; bị cáo ra đầu thú… nên có thêm
nhiều tình tiết giảm nhẹ.
Tại tòa, khi được hỏi vì sao không cắm
biển cảnh báo nguy hiểm cho mọi người, bị cáo nói do
không biết chữ nên không viết được cảnh báo.
Theo cáo trạng, trong quá trình chăm sóc ruộng lúa phía
sau nhà, Được phát hiện lúa bị chuột cắn
phá nên nảy sinh ý định sử dụng bẫy điện
diệt chuột.
Khoảng 15 giờ ngày 7-3-2022, Được
dùng dây kim loại dài khoảng 49,2 m,
không có vỏ, giăng dọc theo bờ ruộng nhà
mình rồi dùng các cọc nhỏ bằng cây để
cố định dây kim loại cao hơn mặt nước
ruộng khoảng 5 cm.
Đến khoảng 18 giờ 30 ngày hôm sau,
Được sử dụng kích xung điện đấu nối với
bình ắc quy loại 12 V để lấy nguồn điện
đấu nối vào dây kim loại đã giăng sẵn. Sau
đó, Được bật nguồn điện nhưng không
cắm biển cảnh báo nguy hiểm để mọi người đi qua biết.
Khoảng 19 giờ cùng ngày, anh Võ Thanh Sơn mang bộ
dụng cụ kích xung điện cùng với cháu đi xiệt điện để bắt
ếch. Khi đi đến ruộng nhà Được, cháu anh Sơn bị vướng
vào dây kim loại của Được giăng, bị điện giật ngã xuống
ruộng. Anh Sơn liền dùng đoạn cây kéo dây kim loại ra
khỏi người cháu.
Tuy nhiên, trong lúc kéo, dây kim loại văng trúng ngực
anh Sơn nên anh bị điện giật ngã nằm bất động. Thấy
vậy, người cháu vội lên bờ tri hô để mọi người cứu. Nghe
tiếng kêu cứu, con trai anh Sơn chạy đến tiếp ứng cũng bị
vướng vào dây kim loại, bị điện giật ngã xuống ruộng.
Lúc này, Được phát hiện có người bị điện giật nên chạy
lại ngắt nguồn điện rồi cùng mọi người đưa anh Sơn đi
cấp cứu nhưng anh đã tử vong trước khi vào bệnh viện.
Được đến công an xã đầu thú.
Sau khi vụ việc xảy ra, gia đình Được đã bán thửa ruộng
trên, khắc phục cho gia đình anh Sơn 200 triệu đồng. Gia
đình anh Sơn đã làm đơn xin bãi nại, giảm nhẹ hình phạt
cho Được.
NHẪN NAM
BịcáoTrầnVănĐượctạitòa
ngày12-8.Ảnh:NHẪNNAM
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook