11
Thương vụ Việt Nam tại Úc (Bộ Công Thương) vừa
cho biết dừa Thái Lan đã có chỗ đứng từ lâu ở thị trường
Úc và giá cả rất cạnh tranh. Tuy nhiên, hơn hai năm trở
lại đây, thương vụ đã đưa mặt hàng dừa vào danh sách
trọng điểm xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy cả chuỗi
sản phẩm của ngành dừa gia tăng giá trị, góp phần làm giá
dừa Việt Nam cạnh tranh hơn và hiện diện thường xuyên
tại Úc.
Kết quả, riêng trong năm tháng đầu năm nay, xuất khẩu
xơ dừa vào Úc tăng hơn 270%. Xuất khẩu dừa Việt Nam
sang Úc cũng tăng 44%, đặc biệt quả dừa Việt hiện diện
tại Úc ngay cả trong mùa đông... Đối với mặt hàng bánh
kẹo nói chung và bánh kẹo có thành phần từ quả dừa cũng
đang tăng trưởng tốt tại Úc.
Đáng chú ý, hiện nay có nhiều thương hiệu quả dừa tươi
Việt Nam đã tiếp cận được thị trường Úc như Mekong,
VietAsia, 4waysfresh, Batoausale, Cocosmile (An Việt),
AusAsia… Không chỉ vậy, các thương hiệu nước ngoài đã
tìm đến để nhập nước dừa Việt Nam đưa vào các siêu thị
lớn nhất tại Úc.
Hiện nay, riêng tỉnh Bến Tre có tổng diện tích trồng dừa
lớn nhất cả nước với 77.000 ha, sản lượng dừa đạt hơn
600 triệu trái/năm. UBND tỉnh Bến Tre tháng 7 vừa qua
đã có văn bản đề nghị các tham tán thương mại tại các
nước hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh tìm kiếm và kết nối với các
nhà nhập khẩu nước ngoài.
TÚ UYÊN
giá, biến động về tình hình
địa chính trị thế giới, thiên
tai, cấm vận, chống bán phá
giá…” - ông Phú nhấn mạnh.
Vị chuyên gia này cũng
cho rằng nếu không chủ
động nguồn dự trữ thì việc
kinh doanh xăng dầu sẽ còn
“chịu trận” như giai đoạn
vừa rồi. Ông dẫn chứng khi
giá xăng xuống thấp, Trung
Quốc mua ồ ạt của các nước.
Khi giá lên, họ bình quân
gia quyền nên giá xăng của
họ ổn định.
Có thời điểm
không cung ứng
kịp thời xăng dầu
Ngoài dự trữ xăng dầu
quốc gia, hiện nay tại Việt
Nam còn có dự trữ xăng dầu
lưu thông của doanh nghiệp
(DN). Tuy nhiên, đại diện Bộ
Công Thương cho biết với
dự trữ lưu thông, theo Nghị
định 95/2021 về kinh doanh
xăng dầu, DN đầu mối phải
đảm bảo lượng hàng dự trữ
lưu thông đủ 20 ngày tiêu thụ
bình quân của năm liền kề.
Trong năm năm qua các
DN đầu mối cơ bản thực hiện
đúng dự trữ lưu thông, đảm
bảo đủ hàng cho hệ thống
phân phối, thị trường nội địa.
Song có những thời điểm,
nhất là giai đoạn nguồn cung
trong nước bị gián đoạn như
hồi đầu năm nay, lượng dự
trữ của DN không đạt, nên
không cung ứng kịp thời cho
các cửa hàng bán lẻ (có thời
điểmhàng loạt cây xăng đóng
cửa, treo bảng hết xăng).
Lý do là DN phải tự bỏ
chi phí, trong khi giá tăng
cao nên chi phí dự trữ tăng.
Trong khi giá bán xăng dầu
do Nhà nước kiểm soát lại
gần như không gồm chi phí
dự trữ, nên để đảm bảo hiệu
quả, DN phải giảm tối đa
hàng lưu kho.
“Trong khi đó, người dân
và DN sử dụng xăng dầu
thường có tâm lý đổ xô đi
mua khi có thông tin giá sắp
tăng hoặc khi thế giới bất ổn
về nguồn cung, nguồn cung
trong nước có vấn đề... khiến
điều hành xăng dầu gặp khó
khăn” - Bộ Công Thương
thừa nhận.
Bên cạnh đó, dự trữ xăng
dầu quốc gia cũng không có
kho riêng mà đa số gửi vào
kho dự trữ thươngmại của các
DN đầu mối. Liên quan vấn
đề này, Bộ trưởng Bộ Công
Thương Nguyễn Hồng Diên
từng thừa nhận đây là điều
bất hợp lý. “Cần có cơ chế
tách bạch giữa dự trữ quốc
gia và dự trữ của các DN đầu
mối và DN phân phối” - Bộ
trưởng nói.•
Kinh tế -
ThứBảy20-8-2022
Xơ dừa Bến Tre có tiềmnăng xuất khẩu sangÚc. Ảnh: ĐH
Đối với Việt Nam, mức dự trữ
chỉ 5-7 ngày là quá ít, nhất
là trong bối cảnh tình hình
chính trị thế giới có nhiều
bất ổn, tạo ra nhiều rủi ro
đối với nền kinh tế” - ông
Lâm chia sẻ.
Đồng quan điểm, chuyên
gia kinh tế Vũ Vinh Phú,
nguyên Phó Giám đốc Sở
Thương mại TP Hà Nội, ví
von việc dự trữ xăng dầu có
vai trò quan trọng như “lương
thực”. Do đó, ông đề xuất
cần thiết phải nâng mức dự
trữ xăng dầu lên ít nhất 1-2
tháng, tùy điều kiện kinh tế
của Việt Nam.
Lý giải về đề xuất này, ông
Phú cho hay hiện mỗi năm
Việt Nam tiêu thụ khoảng 21
triệu lít xăng dầu, một con
số rất lớn, trong khi kinh tế
Việt Nam ngày càng phát
triển. Thời gian tới nhu cầu
tiêu thụ xăng dầu của Việt
Nam cũng tăng lên nên dự
trữ xăng dầu quốc gia cũng
bắt buộc phải nâng lên mức
tương ứng.
“Nhìn về tương lai, cần
thiết phải nâng mức dự trữ
xăng dầu quốc gia lên 30-60
ngày. Nếu tầm nhìn ngắn
hạn thì chúng ta sẽ lúng
túng khi có biến động về
ANHIỀN
T
rong báo cáo vừa công
bố, Bộ Công Thương
cho biết dự trữ xăng
dầu quốc gia bình quân năm
năm qua đạt hơn 370.000 m
3
mỗi năm. Số lượng này chỉ
tương đương với chín ngày
nhập khẩu ròng và 6,5 ngày
tiêu thụ.
“Việc dự trữ xăng dầu còn
thấp dẫn tới tình huống trong
nhiều giai đoạn thị trường
biến động, nhu cầu tăng
cao hoặc khi thế giới bất ổn
về nguồn cung, nguồn cung
trong nước có vấn đề... dẫn
đến việc điều hành xăng dầu
gặp khó khăn” - Bộ Công
Thương thừa nhận.
Do vậy, Bộ Công Thương
đã xây dựng đề án trình
Chính phủ nâng mức dự trữ
xăng dầu lên một tháng từ
nay tới năm 2025, tức gấp
khoảng bốn lần hiện nay.
Bộ trưởng Bộ Công Thương
Nguyễn Hồng Diên mới đây
đề nghị Chính phủ sớm phê
duyệt đề án này nhằm đảm
bảo an ninh năng lượng và
bình ổn thị trường.
Nâng dự trữ xăng
dầu là cần thiết
Các chuyên gia đánh giá
việc Bộ Công Thương đề
xuất nâng mức dự trữ xăng
dầu lên 30 ngày là hợp lý và
cần thiết. TS Nguyễn Bích
Lâm, nguyênTổng cục trưởng
Tổng cục Thống kê, đánh giá
xăng dầu là mặt hàng chiến
lược, là huyết mạch của nền
kinh tế, sử dụng cho hầu hết
các ngành sản xuất, đồng
thời cũng sử dụng trong tiêu
dùng. Do vậy, các quốc gia
đều dự trữ xăng dầu.
“Có khoảng 29 nước quy
định phải dự trữ xăng dầu
quốc gia đáp ứng được nhu
cầu tối thiểu cho nền kinh tế.
Có những thời điểm
nguồn cung xăng
dầu trong nước bị
gián đoạn, lượng dự
trữ của DN không
đạt nên không cung
ứng kịp thời cho các
cửa hàng bán lẻ.
Người dân đổ xăng chiều 19-8 tại một cây xăng trên đường Lý Thái Tổ, quận 10, TP.HCM.
Ảnh: NGUYỆTNHI
Tăng dự trữ xăng dầu
để tránh bất ổn thị trường
Bộ CôngThương đã xây dựng đề án trình Chính phủ nâng mức dự trữ xăng dầu quốc gia lênmột tháng,
tức gấp khoảng bốn lần hiện nay.
Phải tách biệt dự trữ nhà nước
với dự trữ doanh nghiệp
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, nhiều chuyên gia kinh tế
có chung nhận định Nhà nước cần bỏ tiền đầu tư sớm xây
dựng kho dự trữ xăng dầu quốc gia chứ không gửi trong
kho của DN như hiện nay. Bởi gửi dự trữ xăng dầu quốc gia
vào trong hệ thống kho của DN rất bất cập, khó kiểm tra,
khó quản lý.
Việc chứa chung bồn bể với xăng dầu kinh doanh cũng
khó khăn trong quản lý hoạt động nhập, xuất, luân phiên
đổi hàng và khó xác định chính xác tỉ lệ hao hụt xăng dầu
dự trữ quốc gia trong quá trình nhập, xuất, bảo quản.
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú nhấn mạnh:“Dự trữ phải
riêng biệt thì mới quản lý, luân chuyển được. Tất nhiên việc
đầu tư kho dự trữ sẽ ngốnmột nguồn kinh phí rất lớn, song
đổi lại chúng ta được cái lớn hơn chính là sự ổn định nguồn
cung cho tiêu thụ xăng dầu. Nó sẽ góp phần ổn định giá
xăng dầu một cách chắc chắn hơn trước, tránh những biến
động phức tạp gây hệ lụy không đáng có như trong những
tháng đầu năm 2022”.
Xuất khẩu chuỗi sản phẩm từ dừa Việt Nam sang Úc tăng mạnh
Tiêu điểm
PVN muốn xây tổ hợp lọc, dự trữ dầu thô
19 tỉ USD
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa đề xuất Chính phủ
đầu tư tổ hợp lọc hóa dầu và kho dự trữ quốc gia dầu thô,
sản phẩm xăng dầu tại Bà Rịa-Vũng Tàu gần 19 tỉ USD.
Theo PVN, nguồn cung xăng dầu trong nước hiện nay chỉ
đáp ứng được khoảng 70%và giảmxuống chỉ còn 40%vào
năm 2030 và 20% vào năm 2045. Khi đó Việt Nam sẽ thiếu
hụt lượng lớn sản phẩm xăng dầu, ước tính 19,5 triệu tấn
vào năm 2030 và lên tới 49 triệu tấn vào năm 2045.
Cạnh đó, dự trữ xăng dầu trong nước hiện nay mới đáp
ứng được 5-7 ngày tiêu dùng, nên phụ thuộc vào sự ổn định
sản xuất và cung cấp xăng dầu từ nguồn nhập khẩu…Vì vậy
PVN đánh giá việc xây dựng tổ hợp lọc hóa dầu và kho dự
trữ dầu thô, sản phẩm xăng dầu tại miền Nam là cần thiết.