189-2022 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy20-8-2022
Tiêu điểm
TUYẾNPHAN
C
hiều 19-8, đại diệnVKSNDTP
Hà Nội đề nghị mức án đối với
28 bị cáo trong vụ bán rẻ đất
vàng xảy ra tại Tổng công ty Sản
xuất - Xuất nhập khẩu tỉnh Bình
Dương (Tổng công ty 3/2) và một
số đơn vị liên quan.
Thiệt hại hơn
5.700 tỉ đồng
VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt
22 bị cáo phạm tội vi phạmquy định
về quản lý tài sản nhà nước gây thất
thoát, lãng phí. Trong đó, ông Trần
VănNam(cựu bí thư tỉnh ủy) vàTrần
Thanh Liêm (cựu chủ tịch UBND
tỉnh) cùng bị đề nghị mức án 9-10
năm tù, PhạmVăn Cành (cựu phó bí
thư thường trựcTỉnhủyBìnhDương)
4-5nămtù,NguyễnĐạiDương (nghề
nghiệp kinh doanh) 6-7 năm tù…
Bị cáoNguyễnVănMinh (cựu chủ
tịchTổng công ty 3/2) bị đề nghị phạt
14-15 năm tù về tội vi phạmquy định
về quản lý tài sản nhà nước gây thất
thoát, lãng phí và 15-16 năm tù về
tội thamô, tổng hợp hình phạt chung
là 29-30 năm tù. Các bị cáo còn lại
bị đề nghị phạt từ ba đến 26 năm tù
về tội tham ô hoặc hai tội danh trên.
Theo VKS, năm 2012 và 2013,
ông Nam với cương vị phó chủ tịch
UBND tỉnh đã ký quyết định giao hai
khu đất 43 ha và 145 ha cho Tổng
Bị cáo
Nguyễn
VănMinh
(trái)
và bị
cáo Trần
VănNam.
Ảnh:
UYÊN
TRANG
Nhờ người đứng tên góp vốn
Với Nguyễn Đại Dương (con rể bị cáo Nguyễn Văn Minh), sau khi được
cha vợ cho biết kế hoạch triển khai dự án trên khu đất 43 ha, bị cáo đứng
ra thành lập Công ty Âu Lạc, chỉ đạo bị cáo Nguyễn Quốc Hùng làm tổng
giám đốc, ký hợp đồng với Tổng công ty 3/2 thành lập liên doanh Công
ty Tân Phú.
VKS khẳng định dù không đứng tên góp vốn, thành lập Công ty Âu Lạc
nhưng Dương đã nhờ ông Dương Đình Tâm đứng tên 45% vốn điều lệ và
là người trực tiếp điều hành công ty này.
Tiếp đó, Dương trực tiếp thỏa thuận với Công ty KimOanh, ký hợp đồng
hứa mua hứa bán để chuyển nhượng lại toàn bộ vốn góp của Công ty Âu
Lạc tại Công ty Tân Phú cho Công ty Kim Oanh.
Quá trình xét xử, bị cáo không thừa nhận hành vi phạm tội. Tuy nhiên,
căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ thu thập được, lời khai những người liên
quan và dòng tiền luân chuyển của Công ty Âu Lạc và Nguyễn Đại Dương,
đại diện VKS khẳng định việc truy tố bị cáo là có đủ cơ sở, đúng người,
đúng tội, không oan sai.
Về trách nhiệmdân sự, VKS đề nghị
HĐXX tuyên theohướng trả cảhai khu
đất 43 ha và 145 ha cho Tỉnh ủy Bình
Dương, các bị cáo không phải bồi
thường, quyền lợi của các bên liên
quan sẽđược giải quyết theoquyđịnh
phápluật.VKScũngđềnghịTổngcông
ty 3/2 - cổ phần phải nộp phần nghĩa
vụ tài chính còn lại là hơn 560 tỉ đồng
vào ngân sách nhà nước.
Theo VKS, hành vi sai
phạm của các bị cáo để
lại hậu quả nặng nề trên
các mặt kinh tế, chính
trị, xã hội; gây mất niềm
tin của nhân dân…
Đề nghị phạt ông
Trần Văn Nam 9-10 năm tù
Cựu bí thư Tỉnh ủy BìnhDương Trần VănNamvà cựu chủ tịchUBND tỉnh
TrầnThanh Liêm cùng bị VKS đề nghị mức án 9-10 năm tù.
công ty 3/2 theo hình thức có thu
tiền sử dụng đất.
Tuy nhiên, các bị cáo là lãnh đạo,
cán bộ tại Cục Thuế và Văn phòng
UBND tỉnh lại tham mưu, đề xuất
áp dụng đơn giá từ năm 2006 thay
vì năm 2012 để thu tiền sử dụng đất.
ÔngNamnhận thức được đề xuất này
trái quy định nhưng vẫn quyết định
cho thực hiện. Hậu quả, ngân sách bị
thất thoát hơn 760 tỉ đồng vì không
thu đủ tiền sử dụng đất.
Quá trình thực hiện dự án, bị cáo
Minh và đồng phạm chuyển nhượng
trái phép khu đất 43 ha và 30% vốn
góp củaTổng công ty 3/2 tại Công ty
Tân Phú. Các bị cáo là lãnh đạoTỉnh
ủy, UBND tỉnh đã không ngăn chặn
hành vi sai phạm của bị cáo Minh.
Thậmchí một số bị cáo còn hợp thức
hóa thủ tục để bị cáo Minh hoàn tất
chuyển nhượng tài sản nhà nước sang
công ty của con rể mình và bán cho
tư nhân. Hành vi này của các bị cáo
gây thất thoát hơn 984 tỉ đồng.
Khi thực hiện cổ phần hóa Tổng
công ty 3/2, với động cơ vụ lợi, bị
cáo Minh sắp xếp đưa hai công ty
“sân sau” của gia đình tham gia liên
doanh tại dự án khu đất 145 ha. Bị
cáo chỉ đạo cấp dưới loại trừ khu đất
trên ra khỏi giá trị doanh nghiệp trong
quá trình cổ phần hóa, đồng thời cố ý
chuyển nhượng khu đất với thủ đoạn
góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào
một công ty khác.
Cựu chủ tịch UBND tỉnh Trần
Thanh Liêm cùng một số bị cáo tại
Văn phòngTỉnh ủy, SởTài chính tỉnh
Bình Dương dù biết rõ khu đất 145
ha phải được đưa vào xác định giá trị
doanh nghiệp khi cổ phần hóa nhưng
vẫn đồng ý, ký quyết định phê duyệt
giá trị doanh nghiệp. Cơ quan tố tụng
xác định hành vi phạm tội của các bị
cáo gây thiệt hại hơn 4.000 tỉ đồng.
Chưa dừng lại, bị cáoNguyễnVăn
Minh còn chỉ đạomột số người khác
bao gồm con gái là Nguyễn Thục
Anh, chuyển nhượng 19% cổ phần
Công ty Tân Thành cho Tổng công
ty 3/2 - cổ phần. Thông qua việc nâng
giá trị doanh nghiệp lên nhiều lần, các
bị cáo chiếm đoạt số tiền chênh lệch
hơn 815 tỉ đồng.
Vun vén lợi ích cho
bản thân và gia đình
Theo đại diện VKS, hành vi sai
phạm của các bị cáo để lại hậu quả
nặng nề trên các mặt kinh tế, chính
trị, xã hội; gâymất niềm tin của nhân
dân… Việc đưa vụ án ra xét xử thể
hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước
trongcông tácđấu tranh, phòngchống
tham nhũng.
Về cá nhân, bị cáo Nguyễn Văn
Minh là người chịu trách nhiệmchính
và cao nhất trong việc điều hành hoạt
động và quản lý tài sản củaNhà nước
tại Tổng công ty 3/2. Tuy nhiên, bị
cáo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn
của mình để thao túng hoạt động
HĐTV theo mục đích cá nhân với
động cơ vụ lợi.
“Hành vi vi phạm pháp luật của bị
cáo là có chủ đích, nhằm vun vén lợi
ích cho bản thân và gia đình...” - đại
diệnVKS đánh giá, đồng thời khẳng
định ông Minh giữ vai trò chủ mưu,
chỉ đạo và chủ động thực hiện các
hành vi phạm tội.
Về phía lãnh đạo tỉnhBìnhDương,
VKS nhận định bị cáo Trần Văn
Nam từng trải qua nhiều vị trí công
tác, chức vụ khác nhau. Lẽ ra với nỗ
lực của bản thân và sự tin tưởng của
Đảng, Nhà nước, bị cáo phải gương
mẫu thực hiện và hướng dẫn cán bộ
dưới quyền chấp hành nghiêm các
quy định của pháp luật, không để
xảy ra sai phạm.
Tuy nhiên, với động cơ lợi ích
cục bộ, vun vén trong phạm vi địa
phương, bị cáo không những không
ngăn chặn hành vi sai phạm của cấp
dưới mà còn đồng tình, bao che bằng
việc ban hành một số văn bản hợp
thức hóa vi phạm.
“Bị cáo chịu trách nhiệm chính về
những quyết định, chỉ đạo củamình”
- kiểm sát viên nhận định, đồng thời
ghi nhận một số tình tiết giảm nhẹ
cho bị cáo, bao gồm việc có nhiều
thành tích trong quá trình công tác.
Đối với bị cáo Liêm, khi biết Tổng
công ty 3/2 chuyển nhượng trái phép
khu đất 43 ha, bị cáo không những
không yêu cầu hủy bỏ hợp đồng mà
còn cùng bị cáoNamđồng ý đểTổng
công ty 3/2 chuyển nhượng nốt 30%
vốn tại Công tyTânPhúkhiến toànbộ
tài sản nhà nước rơi vào tay tư nhân.
Bị cáo cũng là người ký quyết định
phê duyệt giá trị Tổng công ty 3/2 khi
cổ phần hóa, không bao gồmkhu đất
145 ha. Cáo trạng của VKSND Tối
cao truy tố đối với bị cáo là có căn
cứ, đúng người, đúng tội.•
Bị cáo chém người vì mâu thuẫn chuyện mua gỗ keo được giảm án
Ngày 19-8, TANDCấp cao tại Đà Nẵng xử phúc thẩm, tuyên
phạt bị cáo Trần Ngọc Phi (ngụ xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk,
Đắk Lắk) 10 năm sáu tháng tù về tội giết người, giảm hai năm
tù so với án sơ thẩm.
Chiều 11-10-2021, Phi mang theo dao rựa, điều khiển xe máy
đến thôn 12, xã Vụ Bổn hỏi mua cây gỗ keo. Đến khu vực trên,
Phi thấy một số cây gỗ keo đã được khai thác, chặt hạ nhưng
không có người để hỏi mua nên quay về.
Khi về đến nhà anh Dương Thành Đ (34 tuổi, trú cùng xã),
Phi biết anh Đ đã mua số cây keo trên. Cho rằng anh Đ không
nhường mình mua gỗ keo, hai bên đã xảy ra mâu thuẫn, cãi
nhau. Sẵn cầm dao rựa trên tay, Phi chém vào vùng đầu của anh
Đ làm nạn nhân gục ngay tại chỗ. Gây án xong, Phi cầm rựa bỏ
đi, sau đó đến Công an xã Vụ Bổn đầu thú.Anh Đ được đưa đi
cấp cứu, thương tật 70%.
HĐXX xét tại phiên tòa phúc thẩm có thêmmột số chứng
cứ mới, gia đình bị cáo khó khăn, đồng thời đã nộp số tiền khắc
phục hậu quả cho bị hại và căn cứ một số tình tiết khác mà tại
phiên tòa sơ thẩm chưa xem xét nên đã quyết định giảm án cho
bị cáo. Đầu tháng 6-2022, TAND tỉnh Đắk Lắk xử sơ thẩm,
tuyên phạt bị cáo 12 năm sáu tháng tù về tội danh trên.
Q.NAM
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook