3
Ngày 19-8, Ban công tác phía Nam,
Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
TP.HCM tổ chức hội nghị ghi nhận tâm tư,
nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân
khu vực phía Nam quý III-2022. Phó Chủ
tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Nguyễn Hữu Dũng chủ trì hội nghị.
Tại đây, ông Đặng Văn Khoa, Ủy viên
Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, đã
có nhiều ý kiến về vấn đề tham nhũng.
Ông Khoa nhìn nhận dường như sự quyết
liệt, nhiệt huyết, xông xáo, sáng tạo, nhảy
vào việc mới, xông vào việc khó, giải
quyết việc chung của đất nước ở từng đơn
vị, địa phương đang có biểu hiện chậm lại.
Điển hình là nhiều dự án, công trình đang
chậm tiến độ.
“Chúng ta chắt chiu tiền của dân để làm
dự án nhưng có tiền rồi mà làm không ra,
giải ngân không ra” - ông Khoa nêu ý kiến
và cho rằng sự e dè, chỉ làm cho tròn vai
đó hình như đang lan tỏa các cấp, gây tổn
hại cho sự phát triển của đất nước.
Về công tác phòng chống tham nhũng,
tiêu cực, ông Khoa cho rằng sự quyết liệt
của trung ương trong việc xử lý hàng loạt
cán bộ sai phạm trong vụ Việt Á, chuyến
bay giải cứu... đã một lần nữa khẳng định
quan điểm đúng đắn của Chính phủ. Người
dân đã rất hài lòng, tin tưởng bởi Trung
ương, Chính phủ đã đi đến tận cùng sự
việc này.
Tuy vậy theo ông Khoa, người dân vẫn
đang đau đáu việc cứ sau mỗi cuộc họp
của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng
chống tham nhũng, tiêu cực là lại có một
số vụ việc nổi lên, người này người kia ở
các cấp vi phạm. Do đó cần tạo cơ chế để
cán bộ không thể tham nhũng, không thể
câu kết thành những nhóm lớn như Việt Á
là điển hình.
Cùng mối bận tâm, luật sư (LS) Nguyễn
Văn Hậu, Phó Chủ nhiệm Hội Luật gia
TP.HCM, cho rằng nhiều trường hợp,
người tố cáo tham nhũng bị nhìn nhận là
người gây mất đoàn kết nội bộ, cơ quan,
đơn vị. Có cán bộ đảng viên tố cáo tham
nhũng, tiêu cực bị cho là đối tượng tranh
giành, “kèn cựa địa vị”, thậm chí có nơi
cách đối xử với người tố cáo tham nhũng
là “bới lông tìm vết”, xem người đó có sơ
hở, vi phạm gì không để xử lý, hạ uy tín.
“Điều này cũng làm nhụt chí người tố
cáo và gần như chưa ghi nhận trường hợp
cán bộ, đảng viên nào tố cáo, đấu tranh
chống tham nhũng, tiêu cực sau đó lại
được bổ nhiệm giữ chức vụ cao hơn” - LS
Hậu nói và cho rằng đây là rào cản trong
đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực.
Cũng theo LS Hậu, cần có cơ chế kiểm
soát quyền lực mà trước hết là kiểm soát
thực thi người đứng đầu dù thực tế, đây là
vấn đề khó bởi người đứng đầu có quyền
quyết định rất lớn đối với công tác nhân sự
và các vấn đề kinh tế - xã hội.
Cùng với đó là tăng cường thu hồi tài
sản trong các vụ án tham nhũng, chức vụ;
bố trí những người có phẩm chất, năng
lực, bản lĩnh vào vị trí người đứng đầu các
cơ quan, đơn vị chống tham nhũng, tiêu
cực…
THANH TUYỀN
Thời sự -
ThứBảy20-8-2022
NGUYỄNTÂN
C
hiều 19-8, Chủ tịch
UBND TP.HCM Phan
Văn Mãi có buổi làm
việc với huyện Củ Chi về
tình hình kinh tế - xã hội
bảy tháng đầu năm, nhiệm
vụ giải pháp trọng tâm năm
tháng cuối năm 2022 và giải
quyết các kiến nghị, đề xuất
của huyện.
Củ Chi muốn phát triển
du lịch xanh
Tại buổi làm việc, bà Phạm
Thị Thanh Hiền, Chủ tịch
UBNDhuyệnCủChi, cho biết
đã có 9/22 chỉ tiêu về kinh tế,
văn hóa - xã hội, quốc phòng
an ninh đề ra trong năm 2022
đạt và vượt 100%. Kinh tế địa
phương tiếp tục tăng trưởng
ổn định và phát triển sau dịch
COVID-19. Các doanh nghiệp
với các sở, ngành liên quan
tổ chức tập huấn cho 21 xã,
thị trấn. Chỉ sau hai tuần giá
đất đã ổn định, thị trường bất
được nhu cầu việc làm cho
người dân… từ đó góp phần
vào sự phát triển kinh tế chung
của TP” - ông Mãi nói. Ông
yêu cầu huyện cần chú trọng
phát triển bề sâu, xây dựng
thương hiệu để du khách trên
thế giới biết đến mảnh đất Củ
Chi là địa chỉ du lịch hòa bình
khi nói tới Việt Nam.
Chủ tịch UBND TP cũng
yêu cầu địa phương cần thẳng
thắn chỉ ra hạn chế. Các sở,
ngành cần góp ý cụ thể, bổ
sung các biện pháp để giải
quyết một cách mau chóng.
“Năm 2022 là năm phục hồi,
hiện Củ Chi đã hoàn thành
mục tiêu phục hồi tốt rồi.
Năm 2023 là năm tăng tốc để
phát triển. Để tăng tốc chúng
ta cần chuẩn bị điều kiện gì,
nguồn lực gì, phải ngồi lại với
nhau, bàn tính xác định trọng
tâm để tăng tốc” - ông Mãi
nói và đề nghị huyện tiếp tục
tập trung cải cách hành chính,
nâng cao tỉ lệ sử dụng dịch
vụ công trực tuyến.
Một vấn đề khác mà huyện
Củ Chi cần tập trung là việc
giải phóngmặt bằngđể thi công
tuyến đường vành đai 3 vì đây
là dự án rất quan trọng. “Cấp
ủy chính quyền, địa phương
nơi có dự án đi qua cần chuẩn
bị mặt bằng sạch để thi công.
Đây là yếu tố quyết định cho
tiến độ dự án” - ông Mãi nói.
Về công tác quy hoạch,
người đứng đầu chính quyền
TP khẳng định Củ Chi không
phát triển lên đô thị một mình
mà phát triển đồng bộ với các
khu vực khác, tạo ra những
vùng đô thị hiện đại quanh khu
vực trung tâm. “Củ Chi hiện
có hơn 60% đất nông nghiệp,
vậy định hướng phát triển đất
nông nghiệp sẽ như thế nào.
Chắc chắn nông nghiệp của
chúng ta là nông nghiệp sinh
thái, nông nghiệp giá trị cao.
Do vậy khi quy hoạch phải
ưu tiên cho phát triển sinh
thái, hạ tầng xã hội” - ông
Mãi nêu.•
Chủ tịchUBNDTP.HCMPhan VănMãi phát biểu tại buổi làmviệc với huyện Củ Chi vào chiều 19-8.
Ảnh: NGUYỄNTÂN
Luật sư Nguyễn Văn Hậu nêu ý kiến việc phòng
chốngthamnhũngtạihộinghị.Ảnh:THANHTUYỀN
được huyện hỗ trợ nhằm sớm
phục hồi, phát triển kinh tế.
Lãnh đạo UBND huyện
Củ Chi cũng cho biết đã và
đang tổ chức các hoạt động
kết nối chuỗi du lịch, quảng
bá du lịch, tổ chức Ngày hội
hương sắc vùng đất thép... và
tin rằng với những thế mạnh
của địa phương, Củ Chi sẽ
phát triển du lịch xanh, để thu
hút mạnh hơn nữa lượng du
khách đến với vùng đất này.
Liên quanđến công tác quản
lý đất đai, trật tự xây dựng,
lãnh đạoUBNDhuyệnCủChi
cho biết đã có những chuyển
biến tốt hơn, quy củ hơn. Tuy
nhiên, sau khi có hội thảo
khoa học, xúc tiến đầu tư thì
giá đất trên địa bàn tăng cao,
những đầu nậu, kinh doanh bất
động sản tách thửa bán nên
tạo ra cơn sốt đất. Trước thực
trạng này, huyện đã phối hợp
động sản hạ nhiệt và vận hành
theo hướng tích cực.
Lãnh đạo huyện Củ Chi
cũng nêu ra một số vấn đề
tồn đọng liên quan đến dự án
Safari và đề nghị cần có sự
phối hợp với các sở, ngành
liên quan để giải quyết. Bên
cạnh đó, vấn đề về dự án treo,
bồi thường giải phóng mặt
bằng, năng lực của y tế địa
phương… cũng được đặt ra
tại buổi làm việc.
Phát triển bề sâu,
xây thương hiệu
Phát biểu kết luận buổi
làm việc, Chủ tịch UBNDTP
Phan Văn Mãi đánh giá cao
những kết quả mà Đảng bộ,
chính quyền huyện Củ Chi
đạt được trong thời gian qua.
“Kinh tế - xã hội của huyện
phục hồi nhanh, giải quyết
Chủ tịch UBND
TP.HCM đề nghị
huyện Củ Chi chú
trọng phát triển
bề sâu, xây dựng
thương hiệu để nơi
đây là địa chỉ du
lịch hòa bình của
Việt Nam.
Tại buổi làmviệc, đại diệnmột số sở, ngành
củaTP cũngnêu lênmột số vấnđề còn vướng
mắc củahuyệnCủChi vàđề raphươnghướng
để tháo gỡ.
Giámđốc SởQH-KTNguyễnThanhNhã cho
rằng đã có nhiều buổi làmviệc để hướng dẫn
cho huyện. “Những nội dung còn tồn đọng
thì các đơn vị, địa phương sẽ ngồi lại với nhau
để giải quyết” - ông Nhã nói và cho rằng Củ
Chi là cửa ngõ của TP nhưng quy hoạch hiện
nay chưa theo kịp.
“Dư địa phát triển ở Củ Chi rất lớn” - ông
Nhã đánhgiá và chobiết sẽ kiếnnghị báo cáo,
đưa vào đồ án quy hoạch chung,
Trước ý kiến của giám đốc Sở QH-KT TP,
Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi đặt vấn đề
về các khả năng để Củ Chi phát triển thành
đô thị lớn và việc quy hoạch đóng vai trò rất
quan trọng chomai sau.“Công tác quy hoạch
phải có sự tương tác, cọ xát quyết liệt, định
hình cho Củ Chi tương lai thế nào. Điều này
phải thể hiện hết trong quy hoạch”- Chủ tịch
UBND TP nhấn mạnh.
ÔngĐặngPhúThành, PhóGiámđốc SởXây
dựng TP, cho biết trong bảy tháng đầu năm,
Củ Chi chỉ có 13 công trình không phép, việc
vi phạm xây dựng giảm rất sâu là một trong
những tín hiệu rất tốt về công tác quản lý
của địa phương.
Đại diện các sở tham gia đều có những
đánh giá tích cực về công tác quản lý của
chính quyền, tạo ra những tiền đề phát triển
ổn định. Riêng về những tồn đọng thì sẽ tiếp
tục làm việc để tháo gỡ.
Tháo gỡ tồn đọng để Củ Chi vươn lên
Khai mở tiềm năng để Củ Chi
thành đô thị lớn
Buổi làmviệc của lãnh đạo TP.HCMvới huyện Củ Chi nhằm tháo gỡ các vướngmắc
để huyện khai mở tiềmnăng, phát triển thành đô thị lớn.
Cầnbố trí người bản lĩnhđứngđầu cơ quan chống thamnhũng, tiêu cực