8
Đô thị -
ThứSáu2-9-2022
TP.HCMkiểmsoátvệsinhtại
908 điểm hẹn tập trung rác
NGUYỄNCHÂU
S
ở TN&MT TP.HCM đã có
văn bản gửi UBND TP Thủ
Đức và các quận, huyện trên
địa bàn đề nghị đẩy mạnh kiểm
soát chặt chẽ nguồn gốc, thành
phần, khối lượng chất thải tập
kết tại các điểm hẹn, trạm trung
chuyển (TTC) rác.
Xây dựng khu vực
tiếp nhận rác khép kín
Theo báo cáo củaUBNDTP, hiện
naymạng lưới thu gom, vận chuyển
rác thải sinh hoạt từ các điểm hẹn
về TTC và vận chuyển đến các khu
liên hợp xử lý trên địa bàn TP do
ba đơn vị cùng thực hiện. Đó là
Công ty TNHHMTVMôi trường
đô thị TP.HCM(CITENCO), Công
ty TNHH MTV Dịch vụ công ích
quận, huyện và Hợp tác xã (HTX)
Vận tải công nông.
Để vận hành hệ thống thu gom,
vận chuyển rác thải sinh hoạt,
hiện nay TP có khoảng 908 điểm
hẹn tập trung rác (cả nội thành và
ngoại thành).
Ngoài ra còn có27TTCđanghoạt
động với nhiều quy mô khác nhau.
TrongđócósáuTTCđạt chuẩn (trạm
ép ráckín, cóhệ thống thugomvàxử
lýmôi trường, có hệ thống phun xịt
chế phẩm khử mùi); 13 TTC đã cải
tạo, nâng cấp bằng ngân sách (nhà
xưởng kín và lắp đặt bổ sung các hệ
thống thu gom, xử lý môi trường,
có hệ thống phun xịt chế phẩm khử
mùi); támTTC đang hoạt động tạm
(tạmgiữ do nhu cầu quản lý trên địa
bàn của quận, huyện).
Trên cơ sở tổng hợp, rà soát nhu
cầu xây dựngTTC của địa phương,
UBND TP ban hành công văn về
việc định hướng quy hoạch mạng
lưới TTC rác thải sinh hoạt trên địa
bàn TP đến năm 2025, tầm nhìn
đến năm 2050.
Cụ thể, đến năm2025 có 40TTC
trên địa bàn 19 quận, huyện; đến
năm 2050 có 36 TTC trên địa bàn
16 quận, huyện.
Theo UBND TP, về yêu cầu kỹ
thuật, từ năm 2025 trở về sau, tất
cả TTC của TPđược xây dựng khu
vực tiếp nhận rác thải và khu vực
đậu chờ phương tiện. Các TTC này
sẽ được thiết kế kín hoàn toàn, sử
dụng công nghệ ép rác kín, trang bị
đầy đủ hệ thống xử lý môi trường.
Các TTC phải đảm bảo kết nối
đồng bộ, tiếp nhận các loại phương
tiện thu gom tại nguồn; có khả năng
phục vụ, tiếp nhận rác sinh hoạt
và các loại chất thải khác của hộ
gia đình như rác thải cồng kềnh,
rác thải xây dựng.
Khảo sát chất lượng
vệ sinh tại các trạm
trung chuyển
Từ báo cáo kết quả phối hợp giám
sát của Ban quản lý các khu liên
hợp xử lý chất thải TP về đánh giá
chất lượng vệ sinh trên địa bàn TP
sáu tháng đầu năm, Sở TN&MT
nhận thấy công tác thu gom tại
các điểm hẹn, vệ sinh điểm hẹn,
vận hành TTC, quản lý rác dân
lập tương đối đảm bảo. Tuy nhiên,
một số khu vực vẫn còn nhiều tồn
tại, hạn chế cần được khắc phục.
ÔngPhạmVănKhanh, Giámđốc
HTX Môi trường
quận 5, chia sẻ:
Thời gian qua, một
số điểm tập kết rác
vẫn còn tình trạng
ùn ứ, một số xe chở
rác vẫn chưa đảm
bảo vệ sinh môi
trường. Tuy nhiên,
đến thời điểm hiện
nay những vấn đề trên đã cơ bản
được khắc phục.
“Phía HTXđã áp dụng nhiều giải
pháp để giảm ô nhiễmmôi trường
và tránh ùn ứ rác. Cụ thể, người
dân khu vực phân ra thời gian đổ
rác nên không gây ùn ứ” - ông
Khanh thông tin.
Ông Khanh cho biết thêm trước
đây các xe vận chuyển rác có tình
trạng rơi vãi chất thải. Tuy nhiên,
đến thời điểm hiện nay các thùng
rác kéo về điểm trung chuyển đã
được phủ bạt nên đã cải thiện tình
trạng này.
Do đó, để duy trì liên tục chất
lượngvệ sinhmôi trườngvà sửdụng
hiệu quả ngân sách nhà nước, Sở
TN&MT đề nghị UBND TP Thủ
Đức và các quận, huyện yêu cầu
những đơn vị cung ứng dịch vụ
chấp hành đúng, đầy đủ quy định,
quy trình kỹ thuật và hợp đồng
cung ứng dịch vụ
vệ sinh đô thị trên
địa bàn.
Bên cạnh đó,
các đơn vị cần
kiểm soát chặt chẽ
nguồn gốc, thành
phần, khối lượng
chất thải tập kết tại
cácđiểmhẹn,TTC.
Đồng thời thực hiện các phương án
bố trí thời gian thu gom tại nguồn
và tập kết, vận chuyển tại các điểm
hẹn, TTC cho phù hợp để tránh ùn
ứ, đảm bảo mỹ quan đô thị.
Sở TN&MT cũng yêu cầu các
địa phương tăng cường công tác
kiểm tra, giám sát và xử lý các
trường hợp tổ chức, cá nhân vi
phạm thải bỏ chất thải không đúng
nơi quy định.
Các địa phương cũng tăng cường
xử lý các trường hợp không tuân
thủ quy định, quy trình kỹ thuật,
hợp đồng cung ứng dịch vụ đã ký
kết; tiếp nhận thành phần chất thải
không đúng quy định, chất thải từ
tỉnh, thành khác vận chuyển vềTP.•
Đếnnăm2025,TP.HCM
có 40TTC rác trênđịa
bàn 19 quận, huyện;
đến năm 2050 có 36
TTC trên địa bàn 16
quận, huyện.
2nhómgiảipháp
thuhút kháchcho
xebuýt ởTP.HCM
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
ông Hà Lê Ân, Phó Giám đốc quản lý
Trung tâm Vận tải hành khách công cộng
TP.HCM, cho biết trung tâm đã và đang
triển khai hai nhóm giải pháp nhằm thu
hút hành khách cho xe buýt.
Cụ thể, đối với giải pháp ngắn hạn,
trung tâm sẽ
tiếp tục phối hợp công
tác tuyên truyền nhằm tăng cường vận
động người dân quay lại sử dụng xe
buýt sau thời gian giãn cách do dịch
COVID-19.
Đồng thời, trung tâm cũng rà soát
tăng chuyến/tần suất hoạt động để phục
vụ nhu cầu đi lại của người dân được
tốt hơn.
Bên cạnh đó, trung tâm cũng tiếp tục
nghiên cứu đưa vào khai thác các tuyến
xe buýt mới gồm hai tuyến xe buýt liên
tỉnh, bốn tuyến xe buýt nội đô và hai
tuyến xe buýt sử dụng điện.
Ông Ân cũng cho rằng việc tăng cường
các biện pháp để nâng cao chất lượng
dịch vụ như thái độ phục vụ của tài xế,
tiếp viên; phương tiện trạm dừng, nhà
chờ xe buýt; tổ chức vận hành… cũng là
việc cần thiết.
Song song, trung tâm cũng tăng cường
phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự
Công an TP.HCM và thanh tra giao thông
tăng cường kiểm tra an ninh trật tự trên
các tuyến để phòng ngừa các vấn đề mất
an ninh trật tự.
Đối với giải pháp tổng thể, trung tâm
đang phối hợp với Ban quản lý đầu tư
xây dựng các công trình giao thông đô
thị triển khai gói thầu tái cấu trúc mạng
lưới tuyến xe buýt trên địa bàn TP.
Về phương tiện, ông Ân cho biết hiện
tại còn 255/1.840 xe có niên hạn sử dụng
trên 10 năm. Do đó, cần phải sớm đầu tư
đổi mới nhóm xe này. Trung tâm đã xây
dựng kế hoạch tổ chức đấu thầu lựa chọn
đơn vị đảm nhận khai thác các tuyến xe
buýt này.
Đồng thời, trong thời gian chưa đầu tư
mới, trung tâm cần tăng cường công tác
kiểm tra chất lượng phương tiện, đặc biệt
đối với các tuyến hoạt động ở khu vực
ngoại thành, các tuyến không trợ giá.
Ông Ân cho biết thêm trung tâm cũng
sẽ tăng cường trong công tác quản lý,
điều hành, triển khai hệ thống vé điện tử
tích hợp, liên thông trong thanh toán giao
thông công cộng.
Đặc biệt, trung tâm cũng tập trung
nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới các nhà
chờ, bến bãi phục vụ cho giao thông
công cộng bằng xe buýt; tăng cường khả
năng tiếp cận hạ tầng, đảm bảo trật tự vỉa
hè và lòng, lề đường cho người dân dễ
dàng hơn khi đón xe buýt.
ĐÀO TRANG
Trung tâmVận tải hành khách công cộng
TP.HCMđang lên các phương án thu hút khách
cho loại hình xe buýt. Ảnh: ĐT
Hiện nay, trên địa bàn TP.HCMcó tổng cộng 908 điểmhẹn tập trung
và 27 trạm trung chuyển rác.
TheođạidiệnCITENCO,côngtycókinhnghiệmnhiều
nămtrong việc thực hiện công tác quét dọn, thu gom,
vậnchuyển rác sinhhoạt trênmột sốđịabànởTP.HCM.
Cụ thể, CITENCO thực hiện dịch vụ thu gom, vận
chuyển rác sinhhoạt tại các hộgia đình, cơquan, bệnh
viện, trườnghọc, doanhnghiệp, khudân cư, khu công
nghiệp... Để đảmbảo vấn đề vệ sinhmôi trường, công
ty áp dụng công nghệ hiện đại. Quá trình vận hành
được kiểmsoát nghiêmngặt, đảmbảo không để phát
tán mùi hôi ra bên ngoài, gây ô nhiễmmôi trường.
Thời gian qua, công ty đã kết hợp cùng Phòng
TN&MTTPThủ Đức triển khai thí điểmdán logo nhận
diện các xe gom rác dân lập đổ về các TTC Hiệp Bình
Chánh, Long Hòa, Long Trường thuộc TP Thủ Đức.
Việc dán logo này giúp quản lý lực lượng thu gom
rác dân lập thuận tiện hơn, việc điều phối khối lượng
rác tại các TTC tốt hơn, công suất xử lý tại các TTC
được đảm bảo. Ngoài ra, việc này cũng chống được
trường hợp các xe rác ở các địa bàn khác đổ không
đúng nơi quy định.
Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường
TP.HCMđang siết
chặt vấn đề vệ sinh
môi trường tại các
trạmtrung chuyển
trên địa bàn TP.
Ảnh: NC