3
Thời sự -
ThứBa13-9-2022
ĐỨCMINH
N
gày12-9,ỦybanThường
vụQuốc hội (UBTVQH)
thảo luận, cho ý kiến kết
quả giám sát “việc thực hiện
các nghị quyết của UBTVQH
về việc sắp xếp các đơn vị
hành chính cấp huyện, cấp xã
trong giai đoạn 2019-2021”.
Sau TP.HCM,
Hà Nội cũng có
“TP trong TP”
Tại cuộc họp, Chủ tịch QH
Vương Đình Huệ đề nghị báo
cáo giám sát làm rõ hiệu quả
và tiêu chí để sắp xếp TPThủ
Đức. Ông cho hay TP.HCM
đang đề nghị xây dựng cơ chế
đặc thù cho TP Thủ Đức vì
“cái áo chật quá”.
“Khi ban hành nghị quyết
thành lập TP Thủ Đức nói
đây là cấp quận. Trước tách
thành ba, giờ nhập ba thành
một. Đây là loại hình gì trong
tổ chức đơn vị hành chính
của chúng ta?” - ông Huệ
đặt vấn đề.
Ông Huệ cho hay tại cuộc
làm việc với TP.HCM vừa
qua có đề xuất chính đáng là
nên nghiên cứu cơ chế, chính
sách hoặc thể chế đặc thù cho
TPThủ Đức và tới đây có mô
hình quản trị chung là “TP
thuộc TP”.
Ông Huệ cũng thông tin
Hà Nội đang chuẩn bị thành
lập TP trong TP. Như vậy,
căn cứ pháp luật, tiêu chí,
tiêu chuẩn thế nào để thực
hiện việc này? “Nghị quyết
giám sát có làm rõ nội dung
TheoôngThăng, qua traođổi
giữa Bộ Nội vụ với TP.HCM
cho thấynăng lựcđội ngũ, cách
quản trị trên địa bàn này (TP
Thủ Đức) cần phải xem xét,
tiếp tục củng cố. Cạnh đó là
vấn đề phân cấp, phân quyền
như thế nào trong mô hình đô
thị dưới cấp tỉnh.
“Mô hình đô thị và nông
thôn thì phân cấp, phân quyền
cứu đề xuất sửa Nghị quyết
54 của QH về cơ chế đặc thù
cho TP, trong đó có vấn đề về
TPThủĐức. Vừa rồi làmviệc
với TP.HCM, tôi cũng nói rồi,
đây (TP Thủ Đức) rõ ràng là
cấp huyện, mình không thể
nói đây là cấp tỉnh nhưng có
thể có những cơ chế về phân
cấp, phân quyền cho phù
hợp” - ôngThăng nhấnmạnh.
Đang nghiên cứu
chính sách đặc thù
cho TP Thủ Đức
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp
luật Hoàng Thanh Tùng
thông tin: TP Thủ Đức được
UBTVQH thành lập theo đề
xuất của Chính phủ, trên cơ
sở sáp nhập ba quận là quận 2,
quận 9 và quậnThủ Đức. Quá
trình thẩm tra khi đó, Ủy ban
Pháp luật đã nêu ý kiến với
Chính phủ, UBND TP.HCM
trong việc đề xuất một số cơ
chế, chính sách đặc thù đối
với TP Thủ Đức để làm sao
phát huy được những tiềm
năng, lợi thế như trong đề án.
Theo Luật Tổ chức chính
quyềnđịaphương,TPthuộcTP
trực thuộc trung ương là đơn
vị hành chính cấp huyện, do
đó nghị quyết của UBTVQH
không thể quy định trái luật.
“Hơn nữa, ở thời điểm đó,
Chính phủ và chính quyền
TP.HCM chưa kịp chuẩn bị
những cơ chế, chính sách đặc
thù một cách kỹ lưỡng để có
thể đề xuất với UBTVQH.
Vì vậy, khi đó chúng ta mới
chỉ quyết định thành lập TP
Thủ Đức trên cơ sở sáp nhập
ba quận mà thôi, chưa có cơ
chế, chính sách cụ thể kèm
theo” - ông Tùng nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp
luật thông tin thêm: Chính
phủ đang chỉ đạo UBND
TP.HCM nghiên cứu để sắp
tới có thể đề xuất những chính
sách đặc thù nhằm phát huy
những tiềm năng, lợi thế của
TP Thủ Đức và sẽ phải báo
cáo QH ban hành nghị quyết
thí điểm về vấn đề này.•
Chủ tịchQuốc hội VươngĐìnhHuệ
(phải)
và Bộ trưởng BộNội vụ PhạmThị Thanh Trà tại cuộc họp. Ảnh: quochoi.vn
này không hay để ngỏ? Tới
đây làm tiếp thế nào?” - ông
Huệ hỏi.
Trả lời, Thứ trưởng Bộ Nội
vụ Nguyễn Duy Thăng cho
hay việc thành lập TP Thủ
Đức thuộc trường hợp khuyến
khích sáp nhập. Đây cũng là
mô hình mới “TP trong TP”
được quy định tại Luật Tổ
chức chính quyền địa phương.
chắc cũngphải khác nhau. Quá
trình nghiên cứu mô hình TP
Thủ Đức vừa rồi đặt ra vấn
đề này. Tới đây, chúng ta sẽ
phải tiếp tục hoàn thiện thể
chế” - ông Thăng nói và cho
hayBộNội vụ đang được giao
xây dựng đề án mô hình đô
thị dưới cấp tỉnh để báo cáo
các cấp có thẩm quyền.
“HiệnTP.HCMđangnghiên
Theo Chủ tịch QH
Vương Đình Huệ,
cần nghiên cứu cơ
chế, chính sách hoặc
thể chế đặc thù cho
TP Thủ Đức và
tới đây có mô hình
quản trị chung là
“TP thuộc TP”.
“Suốt 30 năm từ 1986 đến 2015, hầu như
chúngtachỉthựchiệnviệcchiatách”-Bộtrưởng
BộNội vụPhạmThịThanhTrànói tại cuộc họp.
Số liệu cho thấy giai đoạn 1986-2015, từ 38
tỉnh lên 63 tỉnh, tăng tới 25 tỉnh. Cấp huyện
từ 530 đơn vị lên 713 đơn vị, tăng tới 183 đơn
vị. Cấp xã từ 9.657 đơn vị lên 11.162 đơn vị,
tăng tới 1.505 đơn vị.
“Khi đang trong một xu thế tăng, bây giờ
ta quay ngược lại, sắp xếp giảm thì thực sự
đây làmột vấn đề rất lớn về tư tưởng”- bàTrà
cho biết và nêu một trong những khó khăn
lớn khi thực hiện việc sắp xếp các đơn vị hành
chính là sức ép về thời gian.
Cạnh đó là những khó khăn, vướng mắc
về việc giải quyết chế độ, chính sách đối với
cán bộ, công chức và người hoạt động không
chuyên trách dôi dư.
Theobáo cáo của đoàngiámsát, đến tháng
4-2022mới sắp xếpđược khoảng41%cánbộ,
công chức cấp huyện dôi dư và khoảng gần
70% đối với cấp xã.
Trong 30 năm, hầu như chỉ thực hiện việc chia tách
Thủ Đức cần chính sách,
cơ chế đặc thù của 1 thành phố
Hiện cơ chế, chính sách “áp” cho TPThủĐức là chomột đơn vị cấp huyện nhập lại từ ba quận/huyện,
chưa phải là cho “một TP trong TP”.
Chiều 12-9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội
nghị “giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát,
thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền
kinh tế trong tình hình hiện nay”.
Dự hội nghị ngoài lãnh đạo các bộ, ngành, chuyên gia
kinh tế Việt Nam (VN) còn có đại diện các cơ quan, tổ chức
kinh tế quốc tế, châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Tại hội nghị, các đại biểu cùng nhận định: Thế giới có
xu hướng tăng trưởng thấp, lạm phát cao nhưng VN có xu
hướng tăng trưởng cao và lạm phát thấp. VN vẫn giữ vững
ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thị trường vốn,
thị trường tiền tệ cơ bản ổn định, thúc đẩy tăng trưởng,
bảo đảm các cân đối lớn, công tác an sinh xã hội được
làm tốt. Cùng với đó, VN bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững ổn định chính trị, trật
tự an toàn xã hội. Đối ngoại và hội nhập được mở rộng,
thúc đẩy phù hợp xu thế và tình hình thế giới.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đạt được các kết
quả trên nhờ quá trình điều hành đã tích lũy được kinh
nghiệm qua nhiều nhiệm kỳ khi trải qua các cú sốc của
kinh tế thế giới, thực hiện nghiêm đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. “Việc điều
hành trong bối cảnh hiện nay không chỉ đơn thuần là kỹ
thuật về mặt kinh tế mà phải có nghệ thuật, nhãn quan
chính trị, hiểu biết tâm lý xã hội, bình tĩnh trước các ý
kiến khác nhau” - Thủ tướng nói.
Từ đó, Thủ tướng cho rằng: Bài học kinh nghiệm rút ra
là phải luôn hết sức bình tĩnh, bám sát tình hình thực tiễn
để có chính sách phù hợp, kịp thời; bảo đảm sự phối hợp
đồng bộ, chặt chẽ, nhịp nhàng, hiệu quả giữa chính sách
tiền tệ và chính sách tài khóa.
“Tinh thần là không siết chặt một cách bất hợp lý, mà
quan trọng là linh hoạt, hợp lý, hiệu quả” - Thủ tướng nói.
Theo Thủ tướng, cần phải coi trọng công tác phân tích,
dự báo; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và tăng cường
phối hợp chính sách; lắng nghe ý kiến của các đối tượng
chính sách, các chủ thể trong xã hội, các chuyên gia, nhà
khoa học; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, giữ vững đoàn
kết, thống nhất.
Đồng thời, chuyển đổi nhanh chóng từ chính sách sang
thực thi và hiệu quả trong thực hành.
Các đại biểu dự hội nghị thống nhất tình hình thế giới
tiếp tục biến động rất nhanh, phức tạp, khó dự báo; tác
động, ảnh hưởng sâu sắc trên nhiều phương diện đến kinh
tế toàn cầu và từng quốc gia, trong đó có VN.
“Chúng ta phải giữ vững sự bình tĩnh, đánh giá đúng nội
lực để tự tin, chủ động, không lơ là, chủ quan. Trong điều
hành thì chuyển trạng thái không giật cục, không nới lỏng
quá cũng không siết chặt quá. Những gì được thực hiện
hiệu quả, được thực tế chứng minh là đúng thì tiếp tục thực
hiện; kiên định các vấn đề có tính nguyên tắc nhưng linh
hoạt trong các vấn đề cụ thể” - Thủ tướng nêu quan điểm.
CHÂN LUẬN
Thủ tướng: Cần chủ động, linhhoạt trước biến động kinh tế thế giới
Giữ vững năm nguyên tắc
Tại cuộc họp, Thủ tướng nêu rõ nămnguyên tắc cần tuân
thủ trong thời gian tới là:
1. Giữ vững sự ổn định trong sự bất định.
2. Giữ vững thế chủ động trong sự bị động.
3. Giữ được kiên định và nhất quán trong chuyển đổi và
xáo trộn.
4.Thiết lập công cụquản lý rủi ro trong suy thoái và khủng
hoảng là thuộc tính đương nhiên của kinh tế thị trường.
5. Xây dựng phòng tuyến hợp tác và cạnh tranh kinh tế
quốc tế trong hội nhập sâu rộng.