208-2022 - page 4

4
Thời sự -
ThứBa13-9-2022
TUYẾNPHAN
N
gày 12-9, Thủ tướng
Chính phủ Phạm Minh
Chính chủ trì Hội nghị
về công tác PCCC và sơ kết
năm năm thực hiện Nghị
định 83/2017 quy định công
tác cứu nạn, cứu hộ của lực
lượng PCCC.
Hội nghị được tổ chức dưới
hình thức trực tuyến đến tất
cả địa phương, trong bối cảnh
liên tiếp các vụ cháy nghiêm
trọng xảy ra thời gian qua.
Nhiều nơi chủ quan,
lơ là về PCCC
Thay mặt Chính phủ, Thủ
tướng đánh giá cao sự nỗ lực,
kết quả mà các bộ, ngành, địa
phương, các lực lượng chức
năng đã đạt được trong công
tác PCCC và cứu nạn, cứu
hộ. Đặc biệt, Thủ tướng trân
trọng ghi nhận và cám ơn sự
xả thân, hy sinh quên mình
của lực lượng công an nhân
dân nói chung, các lực lượng
tham gia nhiệm vụ PCCC,
cứu nạn, cứu hộ, nòng cốt
là lực lượng cảnh sát PCCC
nói riêng đã nỗ lực khắc phục
khó khăn, không quản ngại
khó khăn, hy sinh, gian khổ
để thực hiện nhiệm vụ cao cả,
vì sự bình yên của cuộc sống,
vì tính mạng của nhân dân,
vì sự phát triển của đất nước.
Tuy nhiên, Thủ tướng
cũng thẳng thắn, khách quan,
nghiêm túc nhìn nhận công tác
chí buông lỏng lãnh đạo, chỉ
đạo, quản lý, thanh tra, kiểm
tra, xử lý.
Bên cạnh đó, hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật, quy
chuẩn, tiêu chuẩn liên quan
đến công tác PCCC, cứu
nạn, cứu hộ chưa toàn diện,
đồng bộ, xuyên suốt. Nhiều
bộ, ngành, địa phương chưa
ban hành kế hoạch triển khai
thực hiện Nghị định 83/2017.
“Điều này thể hiện sự thiếu
quan tâm, thiếu quyết liệt,
phó mặc cho các lực lượng
chuyên trách PCCC, cứu nạn,
cứu hộ của một số lãnh đạo
bộ, ngành, địa phương. Thay
mặt Chính phủ, tôi phê bình
và yêu cầu các đồng chí bộ
trưởng, thủ trưởng cơ quan
ngang bộ, chủ tịch UBND
các tỉnh, TP nghiêm túc kiểm
điểm, rút kinh nghiệm, xác
định rõ trách nhiệm của tổ
địa bàn, một lĩnh vực thì phải
kiểm điểm, xác định tổ chức,
cá nhân phải chịu trách nhiệm
hình sự và trách nhiệmkỷ luật
trước Đảng, Nhà nước” - Thủ
tướng nêu rõ.
Tổng rà soát PCCC,
nhất là karaoke
Người đứng đầu Chính
phủ nhấn mạnh quan điểm
phải đặt người dân là trung
tâm, là chủ thể trong công tác
PCCC; đặt an toàn, tínhmạng
của người dân lên trên hết,
trước hết. Mục tiêu là ngăn
chặn, đẩy lùi, tiến tới chấm
dứt việc chết người và hậu
quả nghiêm trọng trong các
vụ cháy nổ do nguyên nhân
chủ quan; nâng cao ý thức và
kỹ năng của người dân trong
PCCC, cứu nạn, cứu hộ.
Thủ tướng yêu cầu các bộ,
ngành, địa phương tập trung
hoàn thiệnchínhsách, pháp luật
về công tác PCCCvà cứu nạn,
cứu hộ; tiếp tục rà soát, hoàn
thiện hệ thống các tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật, quy trình
về PCCC, cứu nạn, cứu hộ.
Cùng với đó là siết chặt
kỷ luật, kỷ cương; nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước về PCCC và cứu nạn,
cứu hộ. Trước mắt, Bộ Công
an chủ trì, phối hợp với các
cơ quan, đơn vị, địa phương
tiến hành tổng kiểm tra, rà
soát trên toàn quốc về công
tác PCCC, nhất là những địa
bàn, lĩnh vực xảy ra nhiều
vụ cháy...
Thủ tướng PhạmMinh Chính trao đổi với Thứ trưởng Bộ Công anNguyễn Văn Long tại hội nghị.
Ảnh: VGP
PCCC, cứu nạn, cứu hộ còn
tồn tại, hạn chế, vướng mắc,
bất cập, để xảy ra nhiều hậu
quả nghiêm trọng; cần khẩn
trương, quyết liệt lãnh đạo,
chỉ đạo, tổ chức thực hiện,
khắc phục trong thời gian tới.
Theo Thủ tướng, ý thức,
trách nhiệm đối với công tác
PCCC có nơi, có lúc chưa tốt,
chưa nhận thức được tầmquan
trọng của PCCC; còn chủ
quan, lơ là, thiếu cảnh giác
trong việc sử dụng nguồn lửa,
nguồn nhiệt; còn nhiều trường
hợp cố ý vi phạm quy định
về PCCC, cứu nạn, cứu hộ.
Chế tài xử phạt vi phạm
trong lĩnh vực PCCC chưa
đủ mạnh, chưa bảo đảm tính
răn đe, dẫn đến tình trạng
chây ỳ, kéo dài, không khắc
phục vi phạm. Việc xử phạt
vi phạm nhiều nơi, nhiều
lúc còn chưa nghiêm, thậm
chức, cá nhân…” - Thủ tướng
nhấn mạnh.
Vẫn theo Thủ tướng, công
tác quản lý nhà nước không
ít nơi bị buông lỏng, lỏng
lẻo, các lực lượng chưa phối
hợp chặt chẽ với nhau; công
tác thanh tra, kiểm tra, xử lý
trách nhiệm của các tổ chức,
cá nhân vi phạm pháp luật
PCCC chưa nghiêm, chưa
quyết liệt, chưa đủ sức răn
đe, còn nhiều nơi làm hình
thức, chiếu lệ, qua loa, chưa
mang lại hiệu quả.
“Tôi lưu ý là nhiều vụ gây
chết nhiều người xảy ra tại cơ
sở kinh doanh karaoke; tại
Hà Nội, nhiều vụ cháy quán
karaoke xảy ra tại quận Cầu
Giấy. Chúng ta phải suy nghĩ
về các số liệu, mất mát nói
trên, về những địa bàn, khu
vực, lĩnh vực xảy ra nhiều vụ
cháy để tìm nguyên nhân, rút
kinh nghiệm, tìm ra biện pháp
phòng ngừa, xử lý. Khi các vụ
cháy xảy ra nhiều lần trênmột
17.055 vụ cháy trên toàn quốc
Theo Bộ Công an, trong năm năm qua (2017-2021), toàn
quốc xảy ra 17.055 vụ cháy (gồm 15.484 vụ cháy nhà dân,
cơ sở, phương tiện giao thông và 1.571 vụ cháy rừng), làm
chết 433 người, bị thương 790 người, thiệt hại tài sản ước
tính trên 7.000 tỉ đồng và trên 7.500 ha rừng.
Toàn quốc xảy ra 149 vụ nổ, làm64 người chết, 190 người
bị thương, thiệt hại về tài sản nhiều tỉ đồng.
Trong đó đã xảy ra một số vụ cháy gây hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng về người. Nguyên nhân chủ yếu là do sự cố
về hệ thống, sự cố về thiết bị điện, chiếm khoảng 45%.
Lực lượng cảnh sát PCCC phát hiện trên 1,1 triệu tồn tại,
thiếu sót; xử phạt gần 50.000 trường hợp với tổng số tiền
520 tỉ đồng; tạm đình chỉ 1.368 trường hợp, đình chỉ 1.013
trường hợp.
Thủ tướng cũng
thẳng thắn, khách
quan, nghiêm túc
nhìn nhận công tác
PCCC, cứu nạn, cứu
hộ còn tồn tại, hạn
chế, vướng mắc,
bất cập, để xảy ra
nhiều hậu quả
nghiêm trọng…
Thủ tướng: Tổng rà soát
Thủ tướng nhấnmạnh quan điểm
phải đặt người dân là trung tâm, là
chủ thể trong công tác PCCC, đặt
an toàn, tínhmạng của người dân
lên trên hết, trước hết.
Theo Bộ Công an, công tác PCCC còn một số hạn chế,
thiếu sót. Trong đó, một số bộ, ngành, địa phương triển
khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định 630
và Quyết định 1492 của Thủ tướng về công tác PCCC và
cứu nạn, cứu hộ còn chậm, chưa bảo đảm tiến độ.
Công tác thanh tra, kiểm tra về PCCC do lãnh đạo các
bộ, ngành, địa phương chủ trì còn ít nên nhiều tồn tại,
thiếu sót mang tính cốt lõi chưa được chỉ đạo giải quyết
dứt điểm. Vai trò, trách nhiệm giám sát việc thực hiện
chính sách, pháp luật của MTTQ ở địa phương còn những
hạn chế nhất định, ít tổ chức các cuộc giám sát chuyên đề
về công tác PCCC.
Nhiều địa phương chưa công khai các công trình, dự án
vi phạm PCCC trên phương tiện thông tin đại chúng để
các cơ quan, tổ chức và người dân giám sát.
Cùng với đó, công tác xây dựng và phát triển lực lượng
phòng cháy tại chỗ còn nhiều bất cập. Việc xây dựng lực
lượng PCCC cơ sở và dân phòng chưa đảm bảo yêu cầu
thực tế; trang thiết bị, phương tiện PCCC và cứu nạn, cứu
hộ còn thiếu; hoạt động mang tính hình thức.
Công tác đầu tư, trang bị phương tiện, thiết bị chuyên
dụng phục vụ công tác PCCC còn thiếu nhiều so với yêu
cầu nhiệm vụ, nhiều địa phương ven biển chưa có tàu thủy
chữa cháy. Việc đầu tư ngân sách hoạt động PCCC mới
chủ yếu ở các tỉnh, TP lớn, nhiều địa phương ngân sách
đầu tư cho hoạt động này chưa đáp ứng yêu cầu.
Thời gian tới, Bộ Công an đề nghị lãnh đạo các bộ,
ngành, địa phương trong công tác PCCC phải xác định
quan điểm lấy phòng ngừa là chính, phòng là xây, chữa
là chống; lấy phòng là “cơ bản, chiến lược, lâu dài”; làm
tốt công tác phòng cháy để giảm công tác chữa cháy và
phương châm: Từng nhà an toàn - từng khu phố an toàn -
từng xã, phường an toàn để xây dựng thế trận PCCC.
Đối với công tác chữa cháy phải xác định “thời điểm
vàng” để chữa cháy, không quá 5 phút kể từ khi vụ cháy xảy
ra. Vì vậy, phải huy động tối đa lực lượng chữa cháy ngay
từ khi vụ cháy mới xảy ra theo phương châm “bốn tại chỗ”,
trong đó coi trọng những lực lượng có mặt nhanh nhất với
phương châm: Lực lượng ở trong dân - phương tiện ở trong
dân - hậu cần ở trong dân và chỉ huy cũng ở trong dân.
Các bộ, ngành, địa phương chưa hoàn thành các
nhiệm vụ được giao tại Quyết định 630 và Quyết định
1492 của Thủ tướng Chính phủ cần đẩy nhanh tiến độ
thực hiện…
PV
BộCôngan chỉ rahàng loạt tồn tại
Vụ cháy quán karaoke ởĐồngNai vào tối 11-9
maymắn không có thiệt hại về người. Ảnh: VŨHỘI
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook