253-2022 - page 3

3
Thời sự -
ThứSáu4-11-2022
ChủtịchCầnThơtrảlời
cử tri về 2dựán lớn
chậmtiếnđộ
Sáng 3-11, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt
Trường cùng tổ đại biểu HĐND TP và HĐND quận Ninh
Kiều đã tiếp xúc với cử tri các phường Cái Khế, Thới
Bình, An Cư (quận Ninh Kiều) tại phường Thới Bình
trước kỳ họp HĐND cuối năm.
Tại buổi tiếp xúc, cử tri Lữ Chấn Thành (phường An Cư)
đặt câu hỏi về tiến độ xây dựng cầu Trần Hoàng Na đến đâu
và một công trình người dân Cần Thơ rất chờ đợi là dự án
Bệnh viện (BV) Ung bướu. “Người dân chúng tôi hy vọng
hai công trình này làm nhanh” - ông Thành nêu ý kiến.
Trả lời cử tri, Chủ tịch UBND TP Trần Việt Trường cho
biết tỉ lệ giải ngân đầu tư công của TP quá chậm, do nhiều
nguyên nhân. Ông cho rằng các biện pháp, giải pháp của
TP về vấn đề này gần như là “hết bài”, có bao nhiêu “bài”
làm hết rồi nhưng vẫn chậm.
Lợi dụng nguyên nhân khách quan, các chủ đầu tư, chủ
doanh nghiệp, chủ nhà thầu cố tình chây ỳ. Đấu thầu trúng
thầu rồi nhưng tại thời điểm trúng thầu giá khác, kéo dài đến
giờ giá khác, nhất là giá vật liệu xây dựng tăng, các nhà thầu
kỳ kèo đợi kéo giá xuống, đề xuất điều chỉnh hợp đồng…
Đối với dự án cầu Trần Hoàng Na, Chủ tịch TP Cần Thơ
cho hay nội bộ các nhà thầu tranh giành với nhau, nhà thầu
chính ký kết với nhà thầu phụ, nhà thầu phụ với nhà thầu
phụ tranh giành các gói thầu. “Chính việc thưa kiện khiến
ủy ban giải quyết tới lui làm hết thời hiệu vay ODA của
Ngân hàng Thế giới. TP phải thương lượng lại với Ngân
hàng Thế giới, bị rầy rà cũng phải bấm bụng chịu, cuối
cùng được gia hạn thêm một năm” - ông Trường chia sẻ.
Đối với dự án BV Ung bướu, ông Trường nói có cả
nguyên nhân khách quan và chủ quan. Dự án gồm liên danh
năm nhà thầu. Nhà thầu chính của Hungary nhưng “sức
khỏe” tài chính của doanh nghiệp yếu nên triển khai không
đảm bảo, khi hết thời gian của hiệp định thì vẫn chưa xong.
“Chúng tôi cũng nóng ruột, mong muốn BV khánh thành
sớm để bà con có điều kiện trị bệnh tốt nhưng còn một số
vướng mắc mà gỡ chưa ra. Tuy nhiên, không thể không
làm, TP sẽ tiếp tục tham mưu để các bộ, ngành hướng dẫn
thực hiện để BV sớm được hoàn thành” - ông Trường nói.
Ông Trường cũng nói thêm TP được giao làm chủ đầu
tư nhưng đây là vốn vay ODA nên làm gì cũng phải báo
cáo, xin ý kiến trung ương. “Nói để bà con thông cảm
cho TP chứ không phải TP chây ỳ. Để công trình kéo dài,
chúng tôi nóng ruột lắm!” - Chủ tịch UBND TP cho hay.
Chiều cùng ngày, các đại biểu HĐND TP Cần Thơ và
quận Ninh Kiều cũng đã có buổi tiếp xúc với cử tri các
phường An Hòa, An Nghiệp, An Khánh.
Cử tri Nguyễn Hoài Sang (phường An Khánh) nêu ý kiến
về dự án khu dân cư Hồng Quang kéo dài 18 năm đã làm
ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Ông đề nghị đại biểu
HĐND quận và TP sớm chỉ đạo và kiến nghị đến các cấp có
thẩm quyền quan tâm, giải quyết sớm cho người dân.
Về dự án này, Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều Huỳnh
Trung Trứ cho hay việc giải quyết bồi thường giải phóng
mặt bằng và tái định cư cho người dân trong khu vực cũng
rất khó khăn, trải qua rất nhiều năm, chính sách thay đổi
rất nhiều. Hiện quận tiếp tục hỗ trợ Công ty Hồng Quang
để giải quyết công tác giải phóng mặt bằng. Sở KH&ĐT
cùng các sở, ngành đang xem xét cho tiếp tục hay cho thu
gọn lại đối với dự án.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi, đề xuất TP để xử lý
trường hợp kéo dài của dự án này” - chủ tịch quận Ninh
Kiều khẳng định.
NHẪN NAM
Dân chung cư bức xúc vì không được trả sổ hồng
ĐB Tạ Thị Yên (Điện Biên) nêu vấn đề về việc gần đây tại một số dự án nhà ở,
người dân yêu cầu có sổ hồng, giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở, đất ở…
nhưng không được đáp ứng. Lý do, nhiều chủ đầu tư, kể cả các doanh nghiệp
phát triển bất động sản lớn chưa thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối
với Nhà nước, hoặc các quy trình, thủ tục đầu tư theo luật định, kể cả quy định
về phòng cháy, chữa cháy... “Bộ trưởng sẽ giải quyết vấn đề này thế nào? Có
chế tài nào để các chủ đầu tư không thực hiện đúng cam kết không?” - ĐB Yên
chất vấn.
Trả lời, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho hay hiện các quy định của pháp
luật đã tương đối đầy đủ để điều chỉnh các hoạt động về quản lý, sử dụng nhà
chung cư. “Tuy nhiên, thực tế vẫn còn những hiện tượng như ĐB phản ánh!” -
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nói.
Cũng theo ông Nghị, hiện ở các chung cư đang nổi lên các vấn đề: Chậm tổ
chức hội nghị nhà chung cư cũng như thành lập ban quản trị, quy chế thu chi
tài chính của ban quản trị; đóng góp bàn giao quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì
chung cư; xác định sở hữu chung, sở hữu riêng; không thống nhất trong việc
lựa chọn đơn vị quản lý, vận hành chung cư; cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất.
Để kẹt xe, ngập úng khắp
nơi…, ai chịu trách nhiệm?
Ngập úng đô thị là do tác động của biến đổi khí hậu; quá trình đô thị hóa
nhanh khiến hệ thống hồ ao, kênh rạch bị bê tông hóa làmgiảm
khả năng tiêu thoát.
TRỌNGPHÚ-ĐỨCMINH-ĐẠI THANH
T
ại phiên chất vấn chiều 3-11, ngoài
trả lời của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
Nguyễn Thanh Nghị còn có sự
tranh luận của các đại biểu Quốc hội
(ĐBQH) và sự tham gia trả lời của các
bộ trưởng…
Đất trụ sở cũ sau di dời
sao lại mọc lên cao ốc
PhóChủnhiệmỦybanTưphápNguyễn
Mạnh Cường (đoànQuảng Bình) nêu vấn
đề việc di dời các cơ quan, doanh nghiệp
ra khỏi khu vực ngoại thành nhưng có
nhiều trường hợp lại được sử dụng để
đầu tư xây dựng các dự án nhà ở, trung
tâm thương mại, văn phòng, chưa tuân
theo quy định, định hướng chung. Việc
này không đạt được mục đích là giảm
gia tăng áp lực về dân số và quá tải hạ
tầng tại khu vực nội thành...
Trả lời, Bộ trưởng Nguyễn Thanh
Nghị cho biết theo Quyết định 130 của
Thủ tướng đã xác định ba nguyên tắc sử
dụng quỹ đất của các trụ sở sau khi di
dời. Theo đó, ưu tiên xây dựng các công
trình công cộng, cây xanh, bãi đỗ xe, hạ
tầng xã hội, kỹ thuật đô thị, không làm
tăng chất thải cho khu vực nội thành; đảm
bảo cân bằng hạ tầng xã hội, đô thị, môi
trường đô thị và không sử dụng để xây
dựng chung cư cao tầng sai quy hoạch.
Quỹ đất này phải được đấu giá công
khai để tạo kinh phí tái đầu tư cho di
dời. Các công trình xây dựng hiện hữu
có giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc cần
được bảo tồn, phục chế, tôn tạo theo
quy định và ưu tiên sử dụng cho mục
đích công cộng.
Chưa hài lòng, ĐBCường bấmnút tranh
luận. “Bộ trưởng có nói đến Quyết định
130 của Thủ tướng, trong đó nói rất rõ sau
khi di dời thì quỹ đất đó phải được ưu tiên
sử dụng cho cơ sở hạ tầng, cây xanh. Tuy
nhiên, tôi thấy trên thực tế cũng rất nhiều
trườnghợpkhôngphải thực hiệnđúng theo
quyết định đó” - ông Cường nói.
Ông dẫn chứng trường hợp Nhà máy
in Tiến Bộ ở 175 Nguyễn Thái Học, sau
khi di dời lại xây dựng trung tâm thương
mại Plaza. Hay khu ngay sau trụ sở Văn
phòng QH ở 61 Trần Phú cũng xây dựng
công trình cao tầng… “Còn rất nhiều
trường hợp khác nữa” - ông Cường nói
và đề nghị Bộ trưởng cho biết đã thực
hiện đúng các quy định tại Quyết định
130 chưa?
Trả lời, Bộ trưởng Nguyễn Thanh
Nghị cho hay trong ba nguyên tắc ông
nêu trên có nguyên tắc không sử dụng để
xây dựng nhà ở cao tầng sai quy hoạch.
“Có ý là sai quy hoạch. Do đó, quá
trình rà soát tổng thể, nếu bảo đảm thực
hiện theo đúng quy hoạch phê duyệt,
trong đó việc lập, thẩm định, phê duyệt
quy hoạch bảo đảm đúng quy trình, bảo
đảm chất lượng quy hoạch, bảo đảm các
điều kiện hạ tầng... thì chúng ta có thể
triển khai thực hiện” - Bộ trưởng Bộ
Xây dựng nói.
Ngập úng, kẹt xe… ở khu
đô thị lớn, mới là sao?
ĐBQH Trần Văn Lâm (Bắc Giang)
nêu hiện tượng ngập úng nghiêm trọng
tại các đô thị thời gian qua như Lào Cai,
Đà Lạt, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nha
Trang, TP.HCM, Cần Thơ hay Hà Nội.
Cùng với đó là tình trạng kẹt xe, tắc
nghẽn giao thông do mật độ xây dựng
quá cao, không bảo đảm tỉ lệ hạ tầng
giao thông với mật độ dân cư.
Trả lời, Bộ trưởngBộXây dựngNguyễn
Thanh Nghị cho hay có nhiều nguyên
nhân chính dẫn đến tình trạng trên như
tác động của biến đổi khí hậu; quá trình
đô thị hóa nhanh khiến hệ thống hồ ao,
kênh rạch bị bê tông hóa làm giảm khả
năng tiêu thoát; công tác quy hoạch chưa
đảm bảo mục tiêu, yêu cầu, tầm nhìn;
việc đầu tư các dự án tiêu thoát nước
theo quy hoạch còn hạn chế…
Tham gia trả lời nội dung này, Bộ
trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng
nói: “Hiện ngập úng xảy ra ở hai khu
vực. Một là khu đô thị cũ trước đây do
cốt nền đường thấp, sau khi sửa chữa
đường thường sử dụng phương pháp
thi công cũ rải thảm lên đảm bảo chất
lượng đường, dẫn đến cốt đường cao
hơn cốt nhà. Vì vậy dẫn đến ngập úng.
Thêm vào đó, hệ thống cống rãnh trước
đây không đồng bộ, nhỏ, không đáp ứng
yêu cầu kết nối hạ tầng giữa các khu đô
thị và hệ thống thoát nước...”.
Theo ôngThắng, vừa qua BộXây dựng
đã chỉ đạo để áp dụng phương thức sửa
đường mới theo phương pháp cào bóc
và tái sinh không làm cao cốt đường hơn
cốt nhà. Còn giải pháp từ Bộ GTVT là
tập trung quản lý quy hoạch giữa đô thị
và giao thông đảm bảo đồng bộ, không
để cốt đường cao hơn cốt nhà.
Về tắc nghẽn giao thông, ông Thắng
cho rằng nguyên nhân do áp lực phương
tiện giao thông lớn trong khi hạ tầng giao
thông chưa phát triển kịp. “Giải pháp là
cần quản lý chặt quy hoạch đô thị, nhất
là vấn đề xây dựng nhà cao tầng, không
để chạy theo thương mại mà phá vỡ các
quy hoạch. Đồng thời có giải pháp phát
triển giao thông công cộng…” - ông
Thắng nói.•
Chủ tịchUBNDTP Cần Thơ Trần Việt Trường trả lời cử tri về lý do
chậmtiến độ của hai dự án lớn tại buổi tiếp xúc ngày 3-11.
Ảnh: NHẪNNAM
Toàn cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều 3-11. Ảnh: Quochoi.vn
Tắc nghẽn giao thông do áp
lực phương tiện lớn, hạ tầng
chưa phát triển kịp.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook