253-2022 - page 8

8
Đô thị -
ThứSáu4-11-2022
bờ kè, đảm bảo an toàn hệ thống
công trình phục vụ ngăn triều,
phòng chống sạt lở.
Tăng cường trồng cây
hạn chế sạt lở
Trong thời gian qua, các địa phương
trên địa bàn TP.HCM đã thực hiện
nhiều giải pháp ứng phó với tình
hình sạt lở bờ sông, kênh rạch.
Theo đại diện UBND huyện Cần
Giờ, thời gian qua UBND huyện
đã chỉ đạo các phòng ban, UBND
các xã, thị trấn thường xuyên kiểm
tra những khu vực sạt lở, chủ yếu
là khu vực dân cư đang sinh sống.
Đồng thời chuẩn bị các biện pháp
ban đầu phù hợp để ứng phó với
sự cố khi tình huống sạt lở xảy ra.
Song song lập các biển cảnh báo
nguy hiểm tại hiện trường như căng
dây khoanh vùng cách ly khu vực
nguy hiểm. Các cơ quan, đơn vị cũng
cắt cử lực lượng trực 24/24 giờ tại
hiện trường, không để người dân
tiếp cận khu vực nguy hiểm; giúp
người dân khi có yêu cầu; phối hợp
với các đơn vị chức năng đến khảo
sát, khắc phục sự cố.
“Huyện triển khai công tác phi
công trình như tổ chức tuyên truyền
bà con trồng cây hạn chế sạt lở. Ưu
tiên đầu tư công trình bảo vệ hạ tầng
kỹ thuật, đê điều và một khu vực sản
xuất có nguy cơ sạt lở trầm trọng,
ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất.
Riêng đối với đất rừng phòng hộ,
quận xây dựng đề án nghiên cứu
tình hình sạt lở đất rừng và đề ra
các giải pháp hạn chế. Đồng thời,
hằng năm quận tăng cường công
tác trồng rừng trên đất bãi bồi. Mặt
khác, tận dụng các chương trình thí
điểm từ ngân sách nhà nước như
triển khai công trình bê tông công
nghệ mới…” - đại diện UBND
huyện Cần Giờ chia sẻ.
Theo báo cáo của UBND huyện
Bình Chánh, huyện hiện có tổng số
19 công trình thủy lợi, phòng chống
thiên tai trên địa bàn, trong đó có
bốn dự án xây dựng kè chống sạt
lở (một dự án đang triển khai thực
hiện, hai dự án đang thi công, một
dự án đang lập hồ sơ trình duyệt).
Thời gian qua, UBND huyện đã
chỉ đạo UBND các xã, thị trấn rà
soát, cập nhật phương án, kế hoạch
phòng chống, ứng phó với thiên tai.
Đồng thời rà soát, thống kê số nhà
dân có nguy cơ sạt lở để kịp thời
lên phương án di dời, hạn chế mức
thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.•
TP.HCMđang lên các phương án phòng chống sạt lở nhằmđảmbảo an toàn cho người dân và các công trình. Ảnh: N.CHÂU
Xửlýtriệtđểtìnhtrạng
khai thác cát trái phép
Theo các chuyên gia, khai thác
cát, sỏi trái phép là một trong
những nguyên nhân chính gây ra
xói lở bờ sông. Tình trạng này sẽ
khiến quá trình sụt lún công trình
hạ tầngdiễn ra nhanh chóng. Khai
thác cát cũng tác động đến dòng
chảylàmmấtổnđịnhđếnđáysông
và hai bên bờ sông.
Vì vậy, UBND TP.HCM giao Sở
TN&MT chủ trì, phối hợp với các
cơ quan chức năng, chính quyền
địa phương tăng cường tuần tra,
kiểm tra và xử lý triệt để các chủ
phương tiệnkhai thác, vậnchuyển
cát, sỏi lòng sông trái phép, không
phép trên địa bàn TP.
UBND TP.HCM yêu cầu
các địa phương, chủ đầu
tư đang triển khai những
công trình kè chống sạt
lở chủ động tháo gỡ khó
khăn, vướng mắc để
nhanh chóng hoàn thành
dự án.
Sở GTVT TP.HCM vừa có văn bản phản hồi về các vấn
đề mà cử tri, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND
TP quan tâm đến Bến xe Miền Đông (BXMĐ) mới và các
bến xe ở TP.HCM.
Theo Sở GTVT, ngày 11-10, 79 tuyến xe đã được di dời
từ BXMĐ về BXMĐ mới. Tuy nhiên, số lượng xe khách
sau khi di dời về BXMĐ mới đã giảm hẳn. Từ ngày di dời,
BXMĐ mới bị hao hụt khoảng 300 chuyến xe mỗi ngày.
Liên quan đến vấn đề trên, các cử tri đặt câu hỏi các bến
hoạt động hiện nay hoặc đăng ký luồng tuyến ở nhiều bến
xe có đúng quy định?
Sở GTVT TP cho biết: Việc mở tuyến vận tải hành
khách cố định liên tỉnh đường bộ giữa các bến xe của
TP đến các tỉnh, thành được thực hiện theo quy định của
Chính phủ, Bộ GTVT.
Từ năm 2003 trở về trước, sở quản lý các bến xe khách
như BXMĐ tiếp nhận các tuyến thuộc các tỉnh Đồng Nai,
Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương trở ra phía Bắc.
Bến xe Miền Tây tiếp nhận các tuyến thuộc các tỉnh
miền Tây (trừ hai tỉnh Long An và Tiền Giang). Bến xe
Chợ Lớn tiếp nhận các tuyến thuộc các tỉnh Long An và
Tiền Giang; Bến xe An Sương tiếp nhận các tuyến thuộc
các tỉnh Tây Ninh…
Bến xe Tân Bình do UBND quận Tân Bình quản lý, tiếp
nhận các tuyến thuộc tỉnh Tây Ninh. Cho đến năm 2000,
bến này giải thể và chuyển tuyến sang Bến xe An Sương.
Năm 2003, UBND TP đã yêu cầu tăng cường các biện
pháp giải tỏa các tụ điểm xe khách trái phép và xử lý xe
khách hoạt động kinh doanh bất hợp pháp. Theo đó, Sở
Giao thông công chánh (nay là Sở GTVT) đã tổ chức nhiều
cuộc họp với các cơ quan chức năng và các bến xe khách.
Tại các cuộc họp, các đơn vị vận tải đang hoạt động tại
nhiều tụ điểm có ý kiến về việc độc quyền tiếp nhận tuyến
của bến xe khách liên tỉnh, muốn hoạt động tuyến cụ thể
nào thì chỉ được vào một bến, không được vào bến khác.
Theo đó, việc độc quyền khai thác tuyến của các bến xe
chỉ có đơn vị vận tải được phân công mới được khai thác,
đón khách. Các đơn vị vận tải khác nếu có nhu cầu tham
gia khai thác tuyến là không được phép.
Theo Sở GTVT, luồng di chuyển của một bộ phận cư
dân TP có nhu cầu đi lại trên các tuyến vận tải hành khách
cố định liên tỉnh được thực hiện xuyên tâm. Điển hình như
ở Bến xe Miền Tây nhưng muốn đi các tuyến được bố trí
tại BXMĐ thì phải di chuyển xuyên tâm TP vào bến, lên
xe và ngược lại.
Sở GTVT khẳng định việc công bố, mở tuyến đến nay
đang thực hiện theo đúng quy định.
ĐÀO TRANG
Bến xeMiềnĐông (mới) giảmnhiều tuyến xe kể từ ngày
khai thác hết công suất. Ảnh: ĐT
TP.HCM lên phương án phòng
chống sạt lở, bảo vệ bờ sông
UBNDTP.HCMyêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra và kiên quyết xử lý những trường hợp xây dựng
công trình, nhà ở lấn chiếmhành lang bảo vệ bờ sông, kênh rạch.
NGUYỄNCHÂU
U
BND TP.HCM vừa công bố
danh mục các vị trí sạt lở bờ
sông, kênh rạch nguy hiểm và
đặc biệt nguy hiểm năm 2022 trên
địa bàn. Cùng với đó, TP.HCM đã
lên nhiều phương án phòng chống
sạt lở, đảm bảo an toàn cho người
dân và các công trình.
32 điểm sạt lở nguy hiểm
và đặc biệt nguy hiểm
Theo báo cáo của UBNDTP.HCM,
hiện TP có 32 vị trí sạt lở nguy hiểm
và đặc biệt nguy hiểm. Trong đó, TP
Thủ Đức có tám vị trí, huyện Nhà
Bè bảy vị trí, huyện Bình Chánh
bốn vị trí, huyện Cần Giờ bảy vị trí,
quận Bình Thạnh bốn vị trí, huyện
Hóc Môn một vị trí và huyện Củ
Chi một vị trí.
Những vị trí sạt lở trên có thể
gây ảnh hưởng hơn 1.300 hộ dân.
Vì vậy, UBND TP.HCM đã có chỉ
đạo TP Thủ Đức, các quận, huyện
và các đơn vị có liên quan chủ động
ứng phó và hạn chế thiệt hại do sạt
lở gây ra.
Cụ thể, UBND TP yêu cầu các địa
phương, chủ đầu tư đang triển khai
những công trình kè chống sạt lở
chủ động tháo gỡ những khó khăn,
vướng mắc. Từ đó, các đơn vị khẩn
trương đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm
định, phê duyệt và sớm triển khai
thi công các dự án kè phòng chống
sạt lở thuộc thẩm quyền của địa
phương, đơn vị chủ đầu tư.
Các địa phương cần sớm hoàn
thành, đưa vào sử dụng các dự án để
phát huy hiệu quả phòng chống sạt
lở nhằm bảo vệ an toàn tính mạng
và tài sản cho người dân trong các
khu vực bị ảnh hưởng.
Đối với các dự án kè, trong quá
trình chuẩn bị đầu tư phải khảo
sát kỹ địa hình, địa chất. Quá trình
triển khai thi công phải đảm bảo
chất lượng, bền vững, an toàn để
phát huy hiệu quả. Với các dự án kè
sau khi đầu tư hoàn thành đưa vào
sử dụng phải tổ chức bàn giao cho
đơn vị quản lý, vận hành, khai thác.
UBND TP giao UBND TP Thủ
Đức và các quận, huyện phối hợp
chặt chẽ với Sở TN&MT, các đơn
vị chủ đầu tư trong công tác bồi
thường giải phóng mặt bằng các
dự án công trình kè chống sạt lở,
bảo vệ khu dân cư trong thời gian
ngắn nhất. Làm sao phải sớm có
mặt bằng phục vụ thi công và hoàn
thành dứt điểm các dự án kè trên
địa bàn.
Các địa phương cần tăng cường
kiểm tra và kiên quyết xử lý những
trường hợp xây dựng công trình,
nhà ở lấn chiếm hành lang bảo vệ
bờ sông, kênh rạch, bờ bao, đê bao,
BếnxeMiềnĐông rước kháchBếnxeMiềnTây là“đúngquyđịnh”
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook